Danh mục

Bài giảng Chương 1: Các đặc trưng cơ bản của kiểm toán tài chính

Số trang: 31      Loại file: ppt      Dung lượng: 784.50 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (31 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đến với "Bài giảng Chương 1: Các đặc trưng cơ bản của kiểm toán tài chính" các bạn sẽ được tìm hiểu một số thông tin cơ bản về: Khái niệm kiểm toán tài chính; đối tượng, khách thể và chủ thể kiểm toán TC; phương pháp kiểm toán tài chính; quy trình kiểm toán tài chính;... Cùng tìm hiểu và tham khảo nội dung thông tin vấn đề.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Chương 1: Các đặc trưng cơ bản của kiểm toán tài chính  CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN  CHƯƠNG 1: CỦA KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH • Khái niệm kiểm toán tài chính  •  Đối tượng, khách thể và chủ thể kiểm toán TC •  Phương pháp kiểm toán tài chính  •  Qui trình  kiểm toán tài chính  •  Mục tiêu kiểm toán tài chính  •  Cách thức tiến hành kiểm toán tài chính  1 KHÁI NIỆM KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH • Kiểm toán tài chính là loại kiểm toán có mục đích xác nhận mức  độ trung thực, hợp lý và hợp pháp của các bản khai tài chính. • Mức độ trung thực, hợp lý, hợp pháp của các bản khai tài chính  được xác minh dựa trên chuẩn mực kế toán. • Kiểm toán tài chính được thực hiện dựa trên hệ thống chuẩn mực  kiểm toán. • Kết quả xác minh các bản khai tài chính được trình bày trên báo  cáo kiểm toán. • Ngoài ra, KTV có thể đưa ra những lời khuyên cho các nhà quản  lý thông qua thư quản lý. 2 ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ VÀ CHỦ THỂ  KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH  • Bản khai tài chính:  – Các bản kê khai thông tin có tính pháp lý, sử dụng   thước đo giá trị Đối tượng trực tiếp của KTTC: các bản khai tài chính – Thể hiện bằng tiền – Là cơ sở giải quyết các mối quan hệ kinh tế giữa các  bên liên quan – Các BCTC của doanh nghiệp  ­ bộ phận quan trọng  nhất của các bản khai tài chính. 3 ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ VÀ CHỦ THỂ  KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH • Báo cáo tài chính (CMKTVN 200):  – Phản ánh các thông tin KT­TC chủ yếu của đơn vị. – Hệ thống báo cáo được lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán  hiện hành.  • Đối tượng khác của KTTC: – Báo các quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành – Bản khai thuế thu nhập cá nhân – Bản khai tài sản cá nhân …….. 4 ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ VÀ CHỦ THỂ  KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH • Khách thể kiểm toán tài chính:  – Là một thực thể kinh tế độc lập.  – Có thể là một đơn vị độc lập hoàn toàn, hoặc một  đơn vị thành viên hạch toán độc lập của một đơn vị  hợp nhất (Công ty mẹ, Tổng công ty,…). – Các mối quan hệ kinh tế giữa khách thể kiểm toán  với các bên liên quan có thể ảnh hưởng đến mức độ  trung thực, hợp lý của các khoản mục liên quan trên  các bản khai tài chính. 5 ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ VÀ CHỦ THỂ  KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH • Các bên liên quan: một bên có quyền kiểm soát  hoặc ảnh hưởng đáng kể đến bên kia trong quá  trình quyết định về hoạt động và tài chính. Chủ thể KTTC: – Kiểm toán nội bộ: Kiểm toán các đơn vị thành viên  theo yêu cầu của người lãnh đạo cao nhất trong đơn  vị. – Kiểm toán nhà nước: Kiểm toán các đơn vị sử dụng   NSNN (DNNN, liên doanh có từ 51% vốn NSNN trở  lên…) 6 ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ VÀ CHỦ THỂ  KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH – Kiểm toán độc lập:  • Kiểm toán các DN theo qui định của pháp luật, như  các Cty niêm yết (khách thể bắt buộc), các công ty  có vốn đầu tư nước ngoài, và các DNNN theo yêu  cầu của NĐ 105/2004/NĐ­CP. • Kiểm toán các DN có nhu cầu kiểm toán (khách  thể tự nguyện). • Kiểm toán tài chính là lĩnh vực đặc trưng nhất của  kiểm toán độc lập. 7 PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH • Kiểm toán tài chính cũng sử dụng các phương pháp kiểm toán như  các loại hình kiểm toán khác: – Phương pháp kiểm toán dựa trên tài liệu: kiểm tra cân đối, đối  chiếu trực tiếp, đối chiếu logic. – Phương pháp kiểm toán không dựa trên tài liệu: kiểm kê, thực  nghiệm, điều tra. •  Trong kiểm toán tài chính, cách thức kết hợp các phương pháp  kiểm toán cơ bản trên có đặc điểm riêng do: – Chức năng cụ thể của kiểm toán tài chính – Đặc điểm của đối tượng kiểm toán tài chính – Mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể KTTC 8 PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH • Trên cơ sở có dựa vào hay không dựa vào hệ thống kiểm soát nội  bộ, hình thành 2 phương pháp KTTC: PP kiểm toán cơ bản và PP  kiểm toán tuân thủ. • Phương pháp kiểm toán cơ bản: – Thu thập các bằng chứng liên quan đến các dữ liệu do hệ  thống kế toán xử lý và cung cấp. – Việc tiến hành các thử nghiệm, các đánh giá dựa vào các thông  tin trong BCTC và hệ thống KT của đơn vị. – Áp dụng trong trường hợp RRKS được đánh giá cao. – Sử dụng thủ tục phân tích và thử nghiệm chi tiết. 9 PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH  Phương pháp kiểm toán cơ bản • Thủ tục phân tích (Analytical Procedures): – Sử dụng các tỉ lệ, các mối quan hệ TC xác định những tính  chất và sai lệch không bình thường trong BCTC. – Phân tích ngang: so sánh về lượng trên cùng một CT • So sánh giữa các kỳ với nhau • So sánh số liệu thực tế với số liệu KH hoặc dự toán • So sánh chỉ tiêu của đơn vị với chỉ tiêu TB ngành • So sánh giữa các đơn vị cùng ngành, cùng loại hình KD,  cùng lãnh thổ và có qui mô tương đương. 10 PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH  Thủ tục phân tích – Phân tích dọc (phân tích tỉ số): So sánh, xác định tỉ lệ tương  quan giữa các chỉ tiêu các khoản mục khác nhau. • Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán • Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời • Nhóm tỉ suất về cấu trúc tài chính • Nghiên cứu mối quan hệ giữa thông tin TC và thông tin  không mang tính chất TC. 11 PHƯƠNG PHÁP ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: