Danh mục

Bài giảng Miễn dịch học: Chương 4 - TS. Nguyễn Xuân Cảnh

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.42 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Miễn dịch học: Chương 4 Kháng thể dịch thể, cung cấp cho người học những kiến thức như: Quy luật hình thành kháng thể dịch thể đặc hiệu; Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành kháng thể dịch thể; Kháng thể đa dòng (polyclonal Ab) và kháng thể đơn dòng (monoclonal Ab); Một số phương pháp miễn dịch sử dụng phản ứng kháng nguyên - kháng thể (Ag-Ab). Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Miễn dịch học: Chương 4 - TS. Nguyễn Xuân Cảnh 9/18/2020 Chương 4. Kháng thể dịch thể Kháng thể dịch thể đặc hiệu là các phân tử có bản chất là glycoprotein thường gọi là -globulin hay immunoglobulin (Ig). Kháng thể do các tế bào B đã biệt hóa (tế bào plasma) tiết ra để hệ miễn dịch nhận biết và vô hiệu hóa tác nhân lạ. Mỗi kháng thể chỉ có thể nhận diện một epitope duy nhất của kháng nguyên. Trong huyết thanh, Ig chiếm khoảng 20% tổng lượng protein trong huyết thanh. Ở người trưởng thành ước tính có khoảng 1020 phân tử Ig, với trên 109 loại phân tử khác nhau. Các Ig có nhiều lớp khác nhau: IgA, IgD, IgM, IgG, IgE, 19/18/2020 2 9/18/2020 Tất cả mọi phân tử kháng thể đều có chung một cấu trúc cơ bản giống nhau; cấu trúc lõi đối xứng được cấu tạo bởi hai chuỗi nặng (Heavy-H) và hai chuỗi nhẹ (Light-L) giống hệt nhau. Các chuỗi liên kết bằng cầu nối disunfua -S-S- .Chuỗi nhẹ (Light-L) Chuỗi nhẹ có trọng lượng phân tử thấp; khoảng 24kDa với 214 amino acid. Có 02 loại chuỗi nhẹ là  và . Chia làm 02 vùng: • Vùng dễ biến đổi (Variable region light, VL) nằm ở đầu N với 107 amino acid, chứa một số đoạn trình tự sắp xếp amino acid rất dễ thay đổi được gọi là vùng siêu biến (Hypervariable region). • Vùng hằng định (Constant region light, CL) nằm ở đầu C cũng có 107 amino acid, trình tự sắp xếp amino acid ở vùng này ít thay đổi.Chuỗi nặng (Heavy-H) Có trọng lượng phân tử khoảng 55-70kDa với 440-446 amino acid. Vùng dễ biến đổi (Variable region heavy, VH) nằm ở đầu N với khoảng 116 amino acid, cũng chứa một số vùng siêu biến. Vùng hằng định (Constant region heavy, CH) nằm ở đầu C gồm có 03 tiểu vùng CH1, CH2, CH3. Vùng giáp ranh giữa CH1 và CH2 gọi là vùng bản lề, có cấu trúc linh hoạt giúp cho 02 cánh của phân tử Ig dễ dàng đóng mở từ 0-1800, nhờ đó nó dễ dàng kết hợp với kháng nguyên. Vùng thay đổi của H và L nằm kề nhau, tham gia vào việc hình thành vị trí kết hợp kháng nguyên hay trung tâm hoạt động của kháng thể (paratop). Đây không phải là đoạn peptide liên tục mà là một hoặc một số amino acid nằm cách quãng, nơi tiếp xúc với epitop của kháng nguyên. 3 9/18/2020Vùng bản lề của Ig dễ bị tác động bởi các loại protease khác nhau.Tác động bởi enzyme papain Hai mảnh Fab (Antigen binding fragment) giống nhau, mỗi mảnh chứa toàn bộ 01 chuỗi nhẹ và một phần chuỗi nặng đoạn CH1, mảnh này chứa 01 vị trí liên kết kháng nguyên. Một mảnh Fc (Crystallizable fragment) gồm 02 đoạn CH2 và CH3 của chuỗi nặng, mảnh này dễ kết tinh, không có hoạt tính kháng thể nhưng có một số tính chất sinh học; có tính kháng nguyên khi đưa vào cơ thể khác loài, có vị trí liên kết với bổ thể, có khả năng gắn với thụ thể của tế bào mast hay đại thực bào..Tác động của enzyme pepsin Mảnh lớn: gần giống 2 mảnh Fab, có 02 vị trí kết hợp kháng nguyên nên hoạt tính gần giống 01 kháng thể hoàn toàn. Mảnh nhỏ: gồm phần còn lại của Fc 4 9/18/2020 Các phân tử kháng thể có thể được chia thành nhiều lớp khác nhau dựa trên sự khác biệt về cấu trúc vùng C của chuỗi nặng. Các lớp kháng thể còn được gọi là isotyp và gồm có 5 lớp được đặt tên là: IgA, IgD, IgE, IgG, và IgM. Ở người, các isotyp IgA và IgG có thể được chia thành các tiểu lớp và đặt tên là: IgA1, IgA2, IgG1, IgG2, IgG3, IgG4. Các chuỗi nặng được đặt tên theo chữ cái Hy Lạp tương ứng với isotyp kháng thể: IgA chứa α, IgD chứa δ, IgE chứa ε, IgG chứa γ và IgM chứa μ. IgG, IgD và IgE được tiết ra dưới dạng đơn phân tử tức ở dạng đơn vị kháng thể cơ bản (bao gồm 2 chuỗi nặng và 2 chuỗi nhẹ), IgM và IgA thì thường tạo nên những phức hợp đa phân tử. IgM và IgA chứa một polypeptid phụ với trọng lượng phân tử 15 kD gọi là chuỗi J (liên kết), gắn với các phân tử kháng thể bởi các cầu nối disulphua và có chức năng làm bền vững các phức hợp đa phân tử này. 5 9/18/2020 Lớp IgG Chiếm số lượng lớn nhất trong tổng sô các Ig (80% ở người), phẩn lớn kháng thể lưu động thuộc lớp này. Đây là kháng thể duy nhất có thể xuyên qua nhau thai. Căn cứ vào sự khác biệt tính kháng nguyên của mảnh Fc lớp IgG chia thành 04 dưới lớp: IgG1, IgG2, IgG3, IgG4. Vai trò chính của IgG là hoạt hóa bổ thể (trừ IgG4) theo con đường cổ điển và opsonine hóa. Trên bề mặt tế bào đại thực bào, bạch cầu nhân đa hình, mast có thụ thể với Fc. Là lớp kháng thể chủ yếu trong đáp ứng miễn dịch thứ phát. Lớp IgM 6 9/18/2020 Chiếm 5-10% tổng số Ig huyết thanh, có trọng lượng phân tử lớn nhất. IgM được tạo thành từ 05 đợn vị cơ bản, được nối với nhau bởi chuỗi J. Chuỗi J là polypeptide gồm 118-125 amino acid, chuỗi này có tính kháng nguyên, trong phân tử IgM nó bị che lấp, chúng chỉ xuất hiện khi IgM bị biến đổi. Đây là lớp kh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: