Danh mục

Bài giảng Quản trị chuỗi cung ứng: Phần 2 - Trường ĐH Thăng Long

Số trang: 53      Loại file: pdf      Dung lượng: 846.90 KB      Lượt xem: 32      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Quản trị chuỗi cung ứng trang bị cho sinh viên những kỹ năng phân tích và đưa ra các quyết định liên quan đến xây dựng và vận hành chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, học phần cũng hướng tới mục tiêu phát triển kỹ năng mềm của người học như kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng phát triển bản thân. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 sau đây.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Quản trị chuỗi cung ứng: Phần 2 - Trường ĐH Thăng Long Chương V: HOẠT ĐỘNG ĐIỀU HÀNH CHUỖI CUNG ỨNG QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI + Số giờ: lý thuyết: 3 – bài tập: 4 + Mục tiêu của chương: Nắm được khái niệm và tầm quan trọng của kênh phân phối đối với doanh nghiệp nói riêng và chuỗi cung ứng nói chung. - Nắm được cấu trúc và các hình thức tổ chức hệ thống kênh phân phối - Nắm vững quy trình xây dựng kênh phân phối và các công việc cần làm để quản trị kênh phân phối của một doanh nghiệp Thiết kế và biết cách quản trị được kênh phân phối cho doanh nghiệp + Tài liệu tham khảo [1] Tomas Hult, David Closs, David Frayer, (2014), Global Supply Chain Management, Mc Graw Hill Education – chương 7 [2] Michael. H. Hugos, (2017), Nguyên lý quản trị chuỗi cung ứng, Nhà xuất bản Thế Giới – chương 4 + Trang thiết bị cần cho việc dạy học: phòng học, máy chiếu 5.1. TỔNG QUAN VỀ KÊNH PHÂN PHỐI 5.1.1. Khái niệm Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về kênh phân phối, tùy theo mục đích nghiên cứu của chủ thể nghiên cứu. Theo quan niệm của những người sản xuất, kênh phân phối được hiểu là “các hình thức di chuyển sản phẩm qua các trung gian khác nhau”. Có định nghĩa như vậy là vì các nhà sản xuất có thể sử dụng các loại trung gian thương mại khác nhau để đưa sản phẩm tới người tiêu dùng. Theo những người trung gian phân phối như bán buôn, bán lẻ, những người hy vọng có được lượng hàng dữ trữ thuận lợi từ những người sản xuất và tránh các rủi ro liên quan đến chức năng này, nên họ định nghĩa “Kênh phân phối là các dòng chuyển quyền sở hữu”. Người tiêu dùng thì cho rằng “kênh phân phối là các trung gian đứng giữa họ và người sản xuất”. Kênh phân phối là một tổ chức hệ thống các quan hệ với các doanh nghiệp và cá nhân bên ngoài để quản lý các hoạt động phân phối tiêu thụ sản phẩm nhằm thực hiện các mục tiêu trên thị trường. Nhà sản xuất có thể thiết lập hệ thống phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng một cách trực tiếp, gián tiếp qua các nhà trung gian hay bằng phương pháp hỗn hợp. Điều này đã hình thành nên các kênh phân phối khác nhau 5.1.2. Chức năng của kênh phân phối Chức năng cơ bản nhất của các thành viên trong kênh phân phối là đưa sản phẩm tới người tiêu dùng với đúng các yêu cầu về: chủng loại, số lượng, chất lượng, thời gian và địa 57 điểm yêu cầu. Bên cạnh đó những mẫu thuẫn về số lượng sản phẩm, địa điểm và thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng cũng được giải quyết nhờ các thành viên trong kênh phân phối. Dưới đây là những chức năng cụ thể mà các thành viên của kênh có thể làm được. - Nghiên cứu thị trường: các kênh phân phối có chức năng thu thập những thông tin thị trường cần thiết để lập chiến lược phân phối. - Xúc tiến khuyếch trương: các kênh phân phối có chức năng xúc tiến khuyếch trương cho các sản phẩm họ bán, soạn thảo và truyền bá những thông tin về hàng hoá. - Thương lượng: các kênh phân phối có chức năng thoả thuận phân chia trách nhiệm và quyền lợi trong kênh, thoả thuận với nhau về giá cả và các điều kiện phân phối khác. - Phân phối vật chất: thể hiện qua các hoạt động vận chuyển, bảo quản và dự trữ hàng hoá. - Thiết lập mối quan hệ: kênh phân phối có chức năng tạo dựng và duy trì mối quan hệ với những người mua tiềm năng. - Hoàn thiện hàng hoá: thông qua các hoạt động làm cho hàng hoá đáp ứng những nhu cầu của người mua, nghĩa là thực hiện một phần công việc của nhà sản xuất. - Tài chính: liên quan đến việc cung cấp các chính sách tín dụng nhằm thúc đẩy các giao dịch trong kênh. - San sẻ rủi ro: liên quan đến quá trình vận chuyển và sở hữu hàng hóa giữa các thành viên trong kênh. Tuy vậy, cũng cần lưu ý là cho dù nhà sản xuất có sử dụng trung gian phân phối hay không thì các chức năng này vẫn phải được thực hiện. Vấn đề đặt ra cho các nhà quản trị là phải phân chia hợp lý các chức năng này cho các thành viên của kênh phân phối và mức độ thực hiện như thế nào để đảm bảo hiệu quả là cao nhất. Nguyên tắc để phân chia các chức năng là chuyên môn hoá và phân công lao động. Nếu nhà sản xuất thực hiện các chức năng này thì chi phí sẽ tăng và giá sẽ cao hơn so với khi chuyển giao cho người trung gian, tính hiệu quả của kênh sẽ không được đảm bảo 5.1.3. Các thành viên tham gia vào kênh phân phối Thành viên của kênh là những người tham gia đàm phán phân chia công việc phân phối của kênh, được nối với nhau bằng các dòng chảy đàm phán và sở hữu. Thành viên kênh bao gồm: + Người sản xuất + Người trung gian Tham gia vào kênh còn có các tổ chức bổ trợ - họ giúp quá trình phân phối dễ dàng và hiệu quả hơn a. Người sản xuất Là người cung cấp sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu thị trường và qua đó mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. 58 Một trong những cam kết mà các doanh nghiệp rất chú trọng là tăng tính sẵn sàng các sản phẩm của mình trên thị trường mục tiêu do đó họ phải sử dụng các nguồn lực của mình vào hoạt động phân phối và tiêu thụ hàng hoá. Các nhà sản xuất tính đến việc sử dụng các trung gian phân phối để thực hiện cam kết trên một cách hiệu quả. b. Trung gian bán buôn Người bán buôn bao gồm tất cả tổ chức, cá nhân có liên quan tới các hoạt động nhằm bán hàng hóa và dịch vụ cho những người mua về để bán đi kiếm lời. Các nhà bán buôn có vai trò rất quan trọng trên thị trường. Họ có khả năng chi phối người bán lẻ và đôi khi là người sản xuất; thậm chí họ có thể trở thành những nhà độc quyền và lãnh đạo thị trường do có thế mạnh về vốn và phương tiện kinh doanh hiện đại. Khách hàng của họ là các tổ chức trung gian khác hoặc các doanh nghiệp, mối quan hệ giao dịch thường ❖ Phân loại bán buôn - Nhà bán buôn thực sự: là tổ chức thương mại độc lập có quyền sở hữu và quyền tự quyết định về kinh doanh hàng hóa của họ, có thể t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: