Bài giảng Sinh thái học - Trường ĐH Nông Lâm
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Sinh thái học - Trường ĐH Nông Lâm BÀI GIẢNGSINH THÁI HỌC MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 I. Định nghĩa 1 II. Đối tượng của sinh thái học 1 III. Mối quan hệ giữa sinh thái học với các môn học khác 2 IV. Phương pháp nghiên cứu sinh thái học 2 V. Lược sử phát triển sinh thái học 3 VI. Ý nghĩa của sinh thái học 4Chương 1 MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC YẾU TỐ SINH THÁI 6 I.Khái niệm và chức năng của môi trường 6 II.Các yếu tố môi trường và nhân tố sinh thái 6 III.Một số qui luật cơ bản của sinh thái học 7 IV. Phản ứng của sinh vật lên các tác động của các yếu tố môi 8 trường V. Các mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường 8Chương 2 22 QUẦN THỂ SINH VẬT I. Định nghĩa 22 II. Cấu trúc của quần thể 22 III. Mối quan hệ của các cá thể trong quần thể 28Chương 3 37 QUẦN XÃ SINH VẬT I. Một số khái niệm chung 37 II. Cấu trúc của quần xã sinh vật 37Chương 4 47 HỆ SINH THÁI I. Định nghĩa. 47 II. Cấu trúc của hệ sinh thái 48 III. Các ví dụ về hệ sinh thái 49Chương 5 73 SINH QUYỂN VÀ CÁC KHU SINH HỌC I. Sự tiến hoá của sinh quyển và thế giới sinh vật 73 II. Các khu sinh học (Biome) 78Chương 6. 88 DÂN SỐ, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG I. Dân số và nạn nhân mãn 88 II. Tài nguyên và sự suy thoái tài nguyên 93 MỞ ĐẦUI. Định nghĩa Thuật ngữ sinh thái học (Ecology) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp: Oikos và logos, oikoslà nhà hay nơi ở và logos là khoa học hay học thuật. Nếu hiểu một cách đơn giản (nghĩa hẹp) thìsinh thái học là khoa học nghiên cứu về “nhà”, “nơi ở” của sinh vật. Hiểu rộng hơn, sinh thái họclà khoa học nghiên cứu mối quan hệ giữa sinh vật hoặc một nhóm hay nhiều nhóm sinh vật vớimôi trường xung quanh. Sinh thái học là một trong những môn học cơ sở của Sinh học, nghiên cứu về mối quan hệtương tác giữa sinh vật với sinh vật và sinh vật với môi trường ở mọi mức tổ chức khác nhau, từcá thể, quần thể, đến quần xã và hệ sinh thái. Theo Haeckel E,1869: “Chúng ta đang hiểu về tổng giá trị kinh tế của tự nhiên: nghiêncứu tổ hợp các mối tương tác của con vật với môi trường của nó và trước tiên là mối quan hệ “bạnbè” và thù địch với một nhóm động thực vật mà con vật đó tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp”. Nóitóm lại, sinh thái học là môn học nghiên cứu tất cả mối quan hệ tương tác phức tạp mà C. Darwingọi là các điều kiện sống xuất hiện trong cuộc đấu tranh sinh tồn. Tuy nhiên lúc bấy giờ, nhiềunhà khoa học không dùng thuật ngữ sinh thái học, nhưng họ có nhiều đóng góp cho kho tàng kiếnthức sinh thái học như Leuvenhook và những người khác. Thời kỳ Haeckel được xem là thời kỳ tích luỹ kiến thức để sinh thái học thực sự trở thànhmột khoa học độc lập (từ khoảng năm 1900). Song chỉ vài chục năm trở lại đây, thuật ngữ đó mớimang đầy đủ tính chất phổ cập của mình. X.X. Chvartch (1975) đã viết “Sinh thái học là khoa họcvề đời sống của tự nhiên. Nếu sinh thái học đã xuất hiện cách đây hơn 100 năm như một khoa họcvề mối tương hỗ giữa cơ thể và môi trường thì ngày nay, nó trở thành một khoa học về cấu trúccủa tự nhiên, khoa học về cái mà sự sống bao phủ trên hành tinh đang hoạt động trong sự toàn vẹncủa mình”.II. Đối tượng của sinh thái học Sinh thái học nghiên cứu mối quan hệ của sinh vật với môi trường hay cụ thể hơn, nghiêncứu sinh học của một nhóm cá thể và các quá trình chức năng của nó xảy ra ngay trong môitrường của nó. Lĩnh vực nghiên cứu của sinh thái học hiện đại là nghiên cứu về cấu trúc và chứcnăng của thiên nhiên. Theo từ điển Webstere: “ Đối tượng của sinh thái học - đó là tất cả các mốiliên hệ giữa cơ thể sinh vật với môi trường”, ta cũng có thể dùng khái niệm mở rộng “Sinh họcmôi trường” (Environmental Biology). Học thuyết tiến hoá của Darwin bằng con đường chọn lọc tự nhiên buộc các nhà sinh họcphải quan sát sinh vật trong mối quan hệ chặt chẽ với môi trường sống của nó như hình thái, tậptính thích nghi của cơ thể với môi trường. Đến cuối thế kỷ thứ XIX, quan niệm hẹp đó của sinh thái học buộc phải nhường bước chonhững quan niệm rộng hơn về mối tương tác giữa cơ thể với môi trường. Những nghiên cứu sinhthái học được tập trung ở các mức tổ chức sinh vật cao hơn như quần thể sinh vật (Population),quần xã sinh vật (Biocenose hay Community) và hệ sinh thái (Ecosystem), được gọi là “Tổng sinhthái” (Synecology). Tổng sinh thái nghiên cứu phức hợp của động thực vật và những đặc trưngcấu trúc cũng như chức năng của phức hợp đó được hình thành nên dưới ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng Sinh thái học Sinh thái học Quy luật của sinh thái học Quần thể sinh vật Quần xã sinh vật Hệ sinh tháiTài liệu cùng danh mục:
-
Nghiên cứu, đề xuất qui trình sản xuất nước rửa chén thân thiện môi trường từ vỏ cam phế thải
7 trang 460 1 0 -
147 trang 272 1 0
-
Giáo trình Sinh lý thực vật (Tập 1 - Phần lý thuyết): Phần 1
165 trang 243 0 0 -
23 trang 205 0 0
-
Nghiên cứu tối ưu hóa quá trình rang trong quy trình sản xuất trà Cascara
5 trang 192 1 0 -
Giáo trình Tài nguyên rừng - Nguyễn Xuân Cự, Đỗ Đình Sâm
157 trang 177 0 0 -
Câu hỏi trắc nghiệm Vi sinh vật học - ĐH Y Dược Huế
108 trang 151 0 0 -
Đề cương chi tiết học phần: Đánh giá cảm quan thực phẩm
7 trang 147 0 0 -
4 trang 144 0 0
-
Tiêu chí đánh giá sách giáo khoa môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực
8 trang 142 0 0
Tài liệu mới:
-
124 trang 0 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Kiến trúc: Kiến trúc trống tầng trệt trong khu đô thị mới
154 trang 0 0 0 -
118 trang 0 0 0
-
113 trang 0 0 0
-
107 trang 0 0 0
-
108 trang 0 0 0
-
Phát triển phần mềm giám sát và điều khiển cho xe tự hành AGV
7 trang 0 0 0 -
Đề tập huấn thi THPT Quốc gia môn GDCD năm 2018 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 421
5 trang 0 0 0 -
Đề tập huấn thi THPT Quốc gia môn tiếng Anh năm 2019 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 322
4 trang 0 0 0 -
Đề tập huấn thi THPT Quốc gia môn tiếng Anh năm 2019 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 315
4 trang 0 0 0