Bài giảng Sinh thái vi sinh vật: Chương 2 - TS. Nguyễn Xuân Cảnh
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Sinh thái vi sinh vật: Chương 2 - TS. Nguyễn Xuân Cảnh 9/18/2020Chương 2. Môi trường sống tự nhiên của vi sinh vật • Giới thiệu chung • Môi trường thủy sinh • Môi trường đất • Môi trường đá và các dạng bề mặt khác • Môi trường không khí • Sinh thái học quần thể trên các môi trường sống Giới thiệu chung- Bên trong hệ sinh thái có rất nhiều khu vực mà vi sinh vật cư trú, được giới hạn bởi các điều kiện vật lý, hóa học và sinh học được gọi chung là nơi sống (habitat)- Vi sinh vực chiếm giữ và thích ứng với ổ (niche) bên trong nơi sống giống như ở động vật và thực vật. Tuy nhiên khả năng thích ứng của chúng đối với các chức năng trao đổi chất mới thông qua quá trình chuyển gen ngang có thể dẫn tới các ranh giới động của ổ.- Các loại nơi sống chính như nước, đất, đá, khí quyển, nội bào có thành phần các chất khác nhau đáng kể dẫn đến sự khác nhau trong thành phần vi sinh vật.- Các nơi sống có sự khác biệt về các vi môi trường (microenvironment) của các điều kiện phi sinh học (abiotic) như nồng độ oxy, pH, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và dinh dưỡng phù hợp.- Một số nơi sống nằm trong các điều kiện cực đoan (extreme) về pH, nhiệt độ hay sự bức xạ UV. 1 9/18/2020- Nước là nơi sống phổ biến trên Trái đất với khoảng 71% diện tích bề mặt như sông, suối, hồ, đại dương. Vi sinh vật trong nước bao gồm cả hại loại quang dưỡng (tổng hợp các hợp chất sơ cấp) và dị dưỡng (tham gia trong chu trình cacbon).- Đất cũng là nơi sống phổ biến và quan trọng cho vi sinh vật, đây là nơi sống cho vi sinh vật cố định N2 cũng như một số loại khác cần thiết cho vai trò dinh dưỡng của cây trồng.- Nơi sống là đá như trên bề mặt đá hoặc các môi trường endolithic thường là ổ cho các vi sinh vật quang dưỡng. Trong khi đó nơi sống dưới mặt đất như các hang động, không gian bên trong Trái đất lại là môi trường cho các vi sinh vật sử dụng H2 và khử sulfur, Fe để sinh năng lượng.- Rất nhiều vi sinh vật, bao gồm cả những loài gây bệnh được vận chuyển với một khoảng cách khá dài trong khí quyển để xâm chiếm vùng khác và hình thành nơi sống mới.- Các quần thể khác biệt sinh thái bên tròng các chủng giống nhau về di truyền học có thể được xác định bên trong nơi sống. Nơi sống (Habitat) 2 9/18/2020 Ảnh hưởng của một số nhân tố phi sinh học đến các quần thể bên trong nơi sống Nhân tố phi sinh học Trạng thái Nồng độ oxy Anoxic–microoxic–oxic Độ mặn Hypersaline–marine–freshwater Độ ẩm Arid–moist–wet pH Acidic–neutral–alkaline Nhiệt độ Hot–warm–cold Ánh sáng Aphotic–low level–bright–UV Các nhân tố phi sinh học ảnh hưởng lớn tới quần thể vi sinh vật trong các môi trường sống và có thể tạo ra các môi trường vi mô, các môi trường này luôn thay đổi chứ không được ổn định. Bất kỳ sự xuất hiện của nhân tố mới nào cũng khiến cho quần thể vi sinh vật thay đổi. Ổ (Niche)• Trong môi trường sống, tập hợp các yếu tố môi trường tác động tới khả năng sống và sinh sản của các loài sinh vật đều được gọi là ổ sinh thái tự nhiên.• Ổ sinh thái tồn tại trong tự nhiên khi mà các tương tác sinh học (cạnh tranh) xuất hiện giới hạn sự phát triển cũng như quá trình sinh sản của các loài sinh vật.• Gần đây, khái niệm ổ sinh thái được sử dụng cho các vi sinh vật và theo như Lawrence (2002) sau khi nhận các gene mới thông qua quá trình chuyển gen ngang các vi khuẩn và cổ khuẩn sẽ tạo ra các ổ sinh thái mới không liên quan tới bố mẹ của chúng.• Mỗi loài đều có thể tự làm thay đổi môi trường sống của chúng để hạn chế hoặc làm tăng số lượng các loài khác tồn tại trong môi trường đó. 3 9/18/2020 Every organism has a habitat and a niche• A habitat is all aspects of the area in which an organism lives. – biotic factors – abiotic factors• An ecological niche includes all of the factors that a species needs to survive, stay healthy, and reproduce. – food – abiotic conditions – behavior Môi trường thủy sinh (Aquatic habitat) 4 9/18/2020• Môi trường thủy sinh từ đại dương rộng lớn tới các hồ và các dòng chảy: sông và suối bao phủ khoảng 71% bề mặt trái đất, trong đó đại dương chiếm 97%, còn khoảng dưới 1% là các dòng suối, sông và hồ.• Nước trong các môi trường khác nhau liên tục đổi mới thông qua chu trình thủy văn.• Các sinh vật tồn tại trong môi trường nước bao gồm vi sinh vật quang dưỡng tham gia vào quá trình sản xuất chính và sinh vật dị dưỡng tham gia vào chu trình cacbon dưới nước.• Các môi trường thủy sinh khác nhau thì các điều kiện trong môi trường và điều kiện hóa lý cũng khác nhau.• Nhân tố hóa lý như pH, oxy, độ mặn, phốt pho, nitơ, lưu huỳnh và cacbon, và các nguyên tố đa lư ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng Sinh thái vi sinh vật Sinh thái vi sinh vật Môi trường sống tự nhiên của vi sinh vật Sinh thái học quần thể Đặc điểm của môi trường thủy sinhGợi ý tài liệu liên quan:
-
Sự hình thành thuyết tiến hoá tổng hợp
7 trang 18 0 0 -
90 trang 16 0 0
-
Bài giảng Vi sinh vật: Chương 8 - Phạm Tuấn Anh
65 trang 15 0 0 -
Bài giảng Sinh học đại cương: Chương 7 - Nguyễn Thị Diệu Hạnh
90 trang 15 0 0 -
Đại cương về du lịch sinh thái
561 trang 14 0 0 -
Bài giảng Sinh thái vi sinh vật: Chương 5 - TS. Nguyễn Xuân Cảnh
14 trang 13 0 0 -
Bài giảng Sinh thái vi sinh vật: Chương 8 - TS. Nguyễn Xuân Cảnh
6 trang 13 0 0 -
Bài giảng Sinh thái vi sinh vật: Chương 7 - TS. Nguyễn Xuân Cảnh
13 trang 12 0 0 -
Bài giảng Sinh thái vi sinh vật: Chương 1 - TS. Nguyễn Xuân Cảnh
17 trang 11 0 0 -
Bài giảng Sinh thái học: Chương 4 - Đào Thanh Sơn
41 trang 10 0 0 -
Bài giảng Sinh thái vi sinh vật: Chương 3 - TS. Nguyễn Xuân Cảnh
21 trang 10 0 0 -
Những vấn đề cơ bản về sinh học quần thể: Phần 2
88 trang 9 0 0 -
Bài giảng Sinh thái vi sinh vật: Chương 4 - TS. Nguyễn Xuân Cảnh
20 trang 8 0 0 -
Những vấn đề cơ bản về sinh học quần thể: Phần 1
104 trang 6 0 0 -
Chương III: CÁC NGUYÊN LÝ SINH THÁI HỌC ỨNG DỤNG VÀO KHMT
28 trang 6 0 0 -
Bài giảng Sinh thái vi sinh vật: Chương 6 - TS. Nguyễn Xuân Cảnh
13 trang 5 0 0