Danh mục

Bài giảng Thanh toán trong thương mại điện tử: Chương 1 - ThS. Nguyễn Như Phương Anh

Số trang: 38      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.39 MB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng "Thanh toán trong thương mại điện tử: Chương 1 - Tổng quan về thương mại điện tử và thanh toán điện tử" được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Tổng quan về thương mại điện tử; Tổng quan về thanh toán điện tử. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Thanh toán trong thương mại điện tử: Chương 1 - ThS. Nguyễn Như Phương Anh HỌC PHẦN THANH TOÁNTRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Giảng viên: ThS. Nguyễn Như Phương Anh Huế, 10/2020NỘI DUNG Chương 1 TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ Chương 2 CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Chương 3 HỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ Chương 4 AN NINH TRONG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ Chương 5 LỰA CHỌN GIẢI PHÁP TRONG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ CHƯƠNG 1 3TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ1.1. Tổng quan về thương mại điện tử1.2. Tổng quan về thanh toán điện tử 4 1.1. Tổng quan về thương mại điện tửKhái niệm theo nghĩa hẹp:- Thương mại điện tử bao gồm các hoạt động thương mại thông qua mạng Internet. (WTO, Tổchức Hợp tác phát triển kinh tế đưa ra các khái niệm về thương mại điện tử theo hướng này).- Theo WTO, thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sảnphẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, kể cả được giao nhận một cách hữu hình cảcác sản phẩm được giao nhận cũng như những thông tin số hóa thông qua mạng Internet.- Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế của Liên hợp quốc đưa ra khái niệm: thương mại điện tử đượcđịnh nghĩa sơ bộ là các giao dịch thương mại dựa trên việc truyền dữ liệu qua các mạng truyềnthông như Internet.- Như vậy, thương mại điện tử theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm những hoạt động thương mại được thựchiện thông qua mạng Internet mà không tính đến các phương tiện điện tử khác như điện thoại, fax,telex… 5 1.1. Tổng quan về thương mại điện tửKhái niệm theo nghĩa rộng:» Đạo luật mẫu về thương mại điện tử (TMĐT) của Ủy ban Liên Hiệp quốc về Luật Thương mại Quốc tế (UNCITRAL) đã nêu: “Đạo luật này có hiệu lực áp dụng đối với mọi hoạt động thông tin dưới dạng thông điệp dữ liệu trong khuôn khổ các hoạt động thương mại.”» Ủy ban Châu Âu đưa ra định nghĩa về TMĐT như sau: Thương mại điện tử được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử, dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng text, âm thanh và hình ảnh.» Tóm lại, theo nghĩa hẹp TMĐT chỉ bao gồm các hoạt động thương mại được thực hiện thông qua mạng Internet, còn theo nghĩa rộng, TMĐT được hiểu là các giao dịch tài chính và thương mại bằng phương tiện điện tử như: trao đổi dữ liệu điện tử; chuyển tiền điện tử và các hoạt động gửi/rút tiền bằng thẻ tín dụng.» Như vậy, thương mại điện tử là một khái niệm dùng để chỉ quá trình mua và bán một sản phẩm (hữu hình) hoặc dịch vụ (vô hình) thông qua một mạng điện tử (electronic network), phương tiện trung gian phổ biến nhất của TMĐT là Internet. Qua môi trường mạng, người ta có thể thiết lập giao dịch, thanh toán, mua bán bất cứ sản phẩm gì từ hàng hóa cho đến dịch vụ, kể cả dịch vụ ngân hàng. 6 1.1. Tổng quan về thương mại điện tửCác loại hình thương mại điện tử» Thư điện tử (electronic email – email) Đây là một thứ thông tin ở dạng “phi cấu trúc”, nghĩa là thông tin không phải tuân thủ một cấu trúc đã thỏa thuận trước.» Thanh toán điện tử• Thanh toán điện tử (electronic payment) là việc thanh toán tiền thông qua thông điệp điện tử (electronic message). Sự hình thành và phát triển của TMĐT đã hướng thanh toán điện tử mở rộng sang các lĩnh vực mới đó là: trao đổi dữ liệu điện tử tài chính, tiền mặt Internet, túi tiền điện tử hay két điện tử, thẻ thông minh, giao dịch ngân hàng số hóa.» Trao đổi dữ liệu điện tử Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange – EDI) là việc trao đổi các dữ liệu dưới dạng “có cấu trúc” (structured form) từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác trong nội bộ công ty, hay giữa các công ty (hay tổ chức) đã thỏa thuận buôn bán với nhau theo cách này một cách tự động mà không cần có sự can thiệp của con người (còn gọi là dữ liệu có cấu trúc) 7 1.1. Tổng quan về thương mại điện tử Các loại hình thương mại điện tử Ủy ban Liên hiệp quốc về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) đã đưa ra định nghĩa pháp lý sau đây: “Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) là việc chuyển giao thông tin từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác bằng phương tiện điện tử trong đó sử dụng một tiêu chuẩn đã được thỏa thuận về cấu trúc thông tin.» Giao gửi số hóa các dung liệu Dung liệu (content) là các hàng hóa mà cái người ta cần đến ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: