Danh mục

Bài giảng Thương mại điện tử - Chương 3, 4: Các hình thức giao dịch trong thương mại điện tử - Xây dựng giải pháp thương mại điện tử cho doanh nghiệp

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 391.77 KB      Lượt xem: 29      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng chương 3 và chương 4 cung cấp đến người học một số nội dung kiến thức về các hình thức giao dịch trong thương mại điện tử và xây dựng giải pháp thương mại điện tử cho doanh nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm bắt nội dung chi tiêt bài học.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Thương mại điện tử - Chương 3, 4: Các hình thức giao dịch trong thương mại điện tử - Xây dựng giải pháp thương mại điện tử cho doanh nghiệp CHƢƠNG 3. CÁC HÌNH THỨC GIAO DỊCH TRONG TMĐT 3.1. Tổng quan về giao dịch điện tử Giao dịch thương mại điện tử (electronic commerce transaction), diễn ra bên trong và giữa ba nhóm tham gia chủ yếu: (1) doanh nghiệp, (2) chính phủ, (3) người tiêu thụ. Các giao dịch này được tiến hành ở nhiều cấp độ khác nhau, bao gồm: - B2C - Giữa doanh nghiệp với người tiêu thụ: mục đích cuối cùng là dẫn tới việc người tiêu thụ có thể mua hàng tại nhà mà không cần tới cửa hàng (home shopping) - B2B - Giữa các doanh nghiệp với nhau: trao đổi dữ liệu, mua bán và thanh toán hàng hoá, mục đích cuối cùng là đạt được hiệu quả cao trong sản xuất và kinh doanh. - B2G - Giữa doanh nghiệp với các cơ quan chính phủ: nhằm vào các mục đích (1) mua sắm chính phủ theo kiểu trực tuyến (online government procurement), (2) các mục đích quản lý (thuế, hải quan v.v.), (3) thông tin. - C2G - Giữa người tiêu thụ với các cơ quan chính phủ: các vấn đề về (1) thuế, (2) dịch vụ hải quan, phòng dịch v.v., (3) thông tin. - G2G - Giữa các cơ quan chính phủ: trao đổi thông tin. Trong các cấp độ giao dịch nói trên, giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau là dạng chủ yếu của giao dịch thương mại điện tử, và giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau chủ yếu dùng phương thức trao đổi dữ liệu điện tử, tức EDI. Cần lưu ý rằng, nếu chỉ xuất phát từ góc độ thuần tuý buôn bán kinh doanh, và nhìn nhận thương mại điện tử chỉ như một thị trường, thì hoạt động thương mại điện tử sẽ đóng khung trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng và giữa các doanh nghiệp, và bao gồm bốn nhóm lớn: - Thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp (Business-to-Business) - Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (Business-to-Consumer) - Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và chính phủ (Business-to-Government) - Thương mại điện tử giữa người tiêu dùng và chính phủ. (Consumer-to-Government) Bài Giảng TMĐT Page 70 Ở đây, chúng ta sẽ xem xét lần lượt cả bốn loại hình thương mại điện tử kể trên nhưng sẽ tập trung chủ yếu vào hai hình thức: thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp (B2B), thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C), hai hình thức đang được triển khai rộng rãi trên thế giới và có tác dụng trực tiếp đến sự phát triển của doanh nghiệp. 3.2. Thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp (Business-to-Business E-commerce) Thƣơng mại điện tử giữa các doanh nghiệp: là hình thức thương mại điện tử thực hiện giữa các doanh nghiệp trong đó các giao dịch thương mại được thực hiện với sự hỗ trợ của các thiết bị điện toán và mạng truyền thông. Thực ra vấn đề này không có gì mới bởi vì rất nhiều giao dịch mà các doanh nghiệp thực hiện từ những năm 1980 ở Việt nam và từ những năm 1950 trên thế giới đã sử dụng hình thức trao đổi dữ liệu điện tử EDI (Electronic Data Interchange). Bài Giảng TMĐT Page 71 Trao đổỉ dữ liệu điện tử EDI: là một hình thức sơ khai của B2B và mạng internet là một làn sóng mới. Từ những năm 1980 các doanh nghiệp đã sử dụng hình thức EDI để điện tử hoá việc chỉ đạo và quản lý các giao dịch kinh doanh. Một số trong các giao dịch đó bao gồm việc gửi nhận các đơn đặt hàng, hoá đơn và các vận đơn hàng hoá. EDI là một hình thức để làm mở rộng hiệu quả và tận dụng năng lực của các phương tiện vi tính của các tổ chức kinh doanh. Nhưng chi phí lớn cho việc bảo trì các thiết bị mạng của hình thức này làm cho hình thức này nằm ngoài tầm với của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thêm vào đó, các hệ thống này không được mềm dẻo, khi kết nối thêm các doanh nghiệp mới vào mạng thì giá cả để cải tạo lại mạng là rất lớn. Với sự ra đời của mạng internet, các công ty (không kể lớn nhỏ) có thể liên lạc với nhau trong môi trường điện tử với chi phí thấp hơn rất nhiều. Các công ty có thể thực hiện việc giao dịch đó theo nhiều cách, tuỳ theo họ là các nhà sản xuất hay nhà cung cấp (mặc dù các khái niệm này đôi khi có thể lẫn lộn, nhà sản xuất cũng có thể vừa là nhà cung cấp) Khi ứng dụng thương mại điện tử giữa các tổ chức thương mại có thể thích hợp với các loại hình kinh doanh sau: Quản lý nhà cung cấp: Việc ứng dụng công nghệ điện tử giúp cho các công ty giảm bớt số lượng các nhà cung cấp và các đối tác kinh doanh tương ứng bằng việc giảm bớt các hợp đồng mua hàng (PO), chi phí xử lý và số lần quay vòng và bằng cách tăng số lượng hợp đồng mua hàng với một vài người. Quản lý hàng tồn kho: Việc ứng dụng công nghệ điện tử đã rút ngắn chu kỳ: đặt hàng, chuyển giao, lập hoá đơn, thanh toán. Nếu những đối tác quan trọng nhất của doanh nghiệp được kết nối bằng điện tử thì các thông tin trước kia phải gửi bằg thư điện tử hoặc Fax thì bây giờ có thể truyền đưa thường xuyên. Các doanh nghiệp do đó cũng có thể theo dõi các giấy tờ của mình và được bảo đảm chắc chắn là chúng đã được tiếp nhận và do vậy mà hoàn thiện được khả năng kiểm toán. Điều này sẽ giúp giảm bớt mức độ kiểm kê hoá, cả thiện được tình trạng hàng tồn kho và loại bỏ được việc xuất hiện lệch kho. Quản lý phân bố: Bài Giảng TMĐT Page 72 Công nghệ điện tử đáp ứng được yêu cầu truyền đưa các tài liệu, giao hàng như các vận đơn, các hợp đồng mua bán, thông báo trước khi giao hàng, các khiếu nại thương mại và cung cấp khả năng quản lý nguồn lực đủ tốt bằng việc bảo đảm bản thân các giấy tờ chuẩn xác hơn. Quản lý kênh thông tin: Các ứng dụng điện tử cho phép nhanh chóng phát tán những thông tin về các điều kiện tác nghiệp đang thay đổi đến các đối tác thương mại. Các thông tin về kỹ thuật, sản phẩm, giá cước trước khi được yêu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: