Danh mục

Bài học về nghệ thuật lãnh đạo chiến tranh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đối với quản trị

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 264.85 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài học về nghệ thuật lãnh đạo chiến tranh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đối với quản trị Cuốn Phân tích chiến lược đương đại (Contemporary Strategy Analysis) của Robert Grant do Nhà xuất bản Blackwell Business tái bản lần thứ tư năm 2002, trong chương đầu tiên, tác giả đã lấy mục “Tướng Giáp và Chiến tranh Việt Nam, 1948-1975” để minh chứng cho “Vai trò quan trọng của chiến lược” đối với kinh doanh....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài học về nghệ thuật lãnh đạo chiến tranh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đối với quản trị Bài học về nghệ thuật lãnh đạo chiến tranh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đối với quản trịCuốn Phân tích chiến lược đương đại(Contemporary Strategy Analysis) của RobertGrant do Nhà xuất bản Blackwell Business tái bảnlần thứ tư năm 2002, trong chương đầu tiên, tácgiả đã lấy mục “Tướng Giáp và Chiến tranh ViệtNam, 1948-1975” để minh chứng cho “Vai tròquan trọng của chiến lược” đối với kinh doanh.Nhiều nhà báo, nhiều nhân vật nổi tiếng trong nướcđã viết, đã nói về nghệ thuật lãnh đạo chiến tranh củaĐại tướng Võ Nguyên Giáp, về nhân cách của ông...nhưng ít ai biết được rằng ông với tài dùng quân củamình, lại xuất hiện trong cuốn sách kinh tế của Mỹ đểmở đầu cho việc dạy các doanh nghiệp về cách điềuhành công ty mình.Trong đó, để lý giải cho câu hỏi của Đại tá HarryG.Summers Jr: “Tại sao chúng ta không thắng đượcmà lại thất bại thảm hại?”, tác giả viết: “Cho dù có mộtđội quân đông nhất Đông Nam Á, Bắc Việt Namkhông thể sánh kịp với Nam Việt Nam có Mỹ, mộtsiêu cường mạnh nhất thế giới về quân sự và côngnghiệp, ủng hộ. Nam Việt Nam và đồng minh Mỹ bịđánh bại không phải vì đối phương có lực lượngmạnh hơn mà bởi vì họ có một chiến lược hơn hẳn,Bắc Việt Nam đã đạt được cái thắng lợi mà Tôn Tửcoi là cao nhất, đó là: địch quân phải bỏ cuộc”. (Tẩu vithượng sách - N.G.H).Và rồi, Grant đã trích dẫn những bài viết của tướngGiáp và các tác giả khác nói về ông để chứng minhluận điểm trên của tác giả về chiến lược lấy trường kỳđối đầu lại ý đồ muốn thắng mau của đối phương, lấyyếu đánh mạnh, không chấp nhận thắng bằng bất kỳgiá nào, đánh chắc, thắng chắc...Và từ đó, trong hơn 500 trang của cuốn sách, tác giảđã phân tích các chiến lược kinh doanh, từ cách tìm“giá trị cốt lõi” (core value) của doanh nghiệp, quátrình phối hợp với thông tin, các cấp độ từ chiến lượccông ty (corporate strategy) cho đại bản doanh, chiếnlược kinh doanh (business strategy) cho các công tythành viên và chiến lược chức năng (functionalstrategy) cho các phòng/ban…Tác giả đã phân tích các loại chiến lược công ty vànhấn mạnh tới chiến lược luôn tạo sự khác biệt phùhợp với thế giới biến động không ngừng với tốc độcao hiện nay và đã thành một khẩu hiệu được lấy làmtiêu đề của cuốn sách Khác biệt hay là chết.Trong thế giới đương đại này, bên cạnh lợi thế sosánh “cứng” (có hạn) chủ yếu dựa vào vị thế, vàonguồn lực sẵn có, phải chú ý tới lợi thế so sánh“mềm” (vô hạn), dựa trên những cơ chế phù hợp docon người tạo ra nhằm sử dụng và phát triển hiệuquả ngày càng cao lợi thế so sánh “cứng” vốn có,trước tiên bằng việc nâng cao giá trị gia tăng của sảnphẩm/dịch vụ và không ngừng tạo ra những cơ chế“mềm” thích ứng với sự biến động về khoa học kỹthuật, về nhu cầu tiêu dùng với tần suất ngày càngcao như hiện nay.Thực tế đã minh chứng nhiều nền kinh tế tuy hạn chếvề lợi thế so sánh “cứng” nhưng đã vươn lên đỉnh caonhờ lợi thế so sánh “mềm” mà điều đầu tiên phảinhắc tới là sự lựa chọn đúng đắn một chiến lược pháttriển phù hợp, thông minh.Gấp cuốn sách Phân tích chiến lược đương đại lại,bên cạnh những điều, chủ yếu mang tính kỹ thuật, vềphân tích chiến lược kinh doanh, thiết lập chiến lược,điều hành công ty… còn cần phải suy ngẫm thêm đểứng dụng. Người viết bài này, tuy không bao giờ hạthấp vai trò của tập thể, muốn được chia sẻ với ngườiđọc niềm tự hào vì đã được nhân lên, vì dân tộcchúng ta không phải chỉ có một danh tướng VõNguyên Giáp trong nghệ thuật chiến tranh mà nghệthuật lãnh đạo chiến tranh của ông còn được học giảthế giới nhắc đến trong cuốn sách thuần túy về kinhtế.Dù rằng giữa nghệ thuật quân sự và kinh tế có nhữngđặc thù riêng, song tư duy chiến lược lại có nhữngđiều, nếu nhà hoạt động kinh tế suy ngẫm và biết vậndụng thì cũng thu được những điều bổ ích; cho dùdoanh nghiệp còn nhỏ (đầu tiên chỉ có 34 người nhưcủa tướng Giáp), biết tìm ra và nuôi dưỡng cái “giá trịcốt lõi” (tinh thần yêu nước của mỗi người trong độiquân đó), biết tìm ra những phương thức hoạt độngthích hợp với nguồn lực chủ quan của mình và môitrường (tinh thần yêu nước của toàn dân) và chớp lấythời cơ thuận lợi (Nhật - Pháp đánh nhau và hànhđộng của chúng ta…) thì doanh nghiệp đó vẫn có thểthắng được những doanh nghiệp khổng lồ do khôngcó chiến lược phù hợp, do quản lý kém thì chẳngkhác nào những tên “khổng lồ chân đất sét”.

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: