Bài viết nêu lên thực trạng bạo lực trẻ em ở Việt Nam, mối quan hệ giữa bạo lực gia đình và bạo lực trẻ em, nguyên nhân của hiện tượng bạo lực trẻ em, hậu quả của bạo lực trẻ em và vai trò của cha mẹ, thầy cô trong gia đình và nhà trường về vấn đề này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài viết Bạo hành trẻ em trong gia đình và nhà trường - ThS Lê Thị Ngọc DungBạo hành trẻ em trong gia đình và nhà trường ThS. Lê Thị Ngọc Dung Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM Việt Nam là một trong những thành viên đầu tiên tham gia Công ước quốc tế về Quyền Trẻ em, nhưng tình trạng trẻ em bị bạo hành trong gia đình và nhà trường vẫn còn xảy ra ở mức độ khá nghiêm trọng. Các hình thức bạo lực đối với trẻ em là: chửi mắng thô tục, làm nhục, dùng đòn roi để trấn áp để lại hậu quả hết sức nặng nề về thể chất và tinh thần của trẻ. Các vụ việc bạo hành mà một số bậc cha mẹ, thầy cô, người thân gây ra cho trẻ em đã được phát hiện và đưa lên báo chí, khiến dư luận xã hội rất căm phẫn, đồng thời xã hội cũng lo ngại về sự xuống cấp của chuẩn mực đạo đức, sự thiếu vắng môi trường văn hoá chuẩn mực của giáo dục. Hiện tượng bạo lực gây ra cho trẻ em trong gia đình và nhà trường đang là vấn đề bức xúc và được quan tâm đặc biệt vì mức độ ngày càng gia tăng của nó. Đề tài này cũng được bàn luận nhiều trong các cuộc hội thảo, tọa đàm. Gần đây nhất là cuộc tọa đàm “Bạo lực trẻ em trong nhà trường, thực trạng và giải pháp” do Sở Lao động thương binh và xã hội Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức vào ngày 25-12-2008[1] thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu xã hội, nhà quản lý nhà trường và chính quyền, ban, ngành... Bạo lực gia đình hiện đang là vấn đề nhức nhối của xã hội. Xu hướng bạo lực từ gia đình đã ảnh hưởng đến cách hành xử của học sinh với bạn bè và những người xung quanh. Các nghiên cứu tâm lý đã chỉ ra rằng, trẻ em có tuổi thơ sống trong hoàn cảnh bạo lực hoặc là nạn nhân của bạo lực, có hành vi bạo lực cao hơn nhiều so với những trẻ bình thường. Nếu trong một gia đình không có sự yêu thương chăm sóc lẫn nhau giữa các thành viên, thì có thể sinh ra tổn thương tâm lý ở trẻ em và dẫn tới những phản ứng bạo lực, gây gổ, thù hằn ở trẻ. Bạo lực gia đình gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và thể xác, chấn động về mặt tinh thần, gây rối loạn về mặt trật tự xã hội, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nhân cách của trẻ em. Trường hợp cha mẹ bị ngược đãi đánh đập từ thuở nhỏ, sau này lại lặp lại cách đối xử đó với con cái mình không phải là hiếm. Sự bạo hành của người cha (người mẹ) đối với con cái có ảnh hưởng xấu không chỉ trong thời gian ngắn mà nó để lại di chứng suốt cuộc đời một con người. Trước mắt bạo hành là nỗi khiếp sợ và căm ghét của trẻ, nhưng tới khi trưởng thành, những đứa con, lại có xu hướng “lặp lại” cách cư xử độc ác đó với người thân. Khi thực hiện hành vi bạo lực, họ dường như không còn kiểm soát được hành vi của mình. Như vậy, di chứng tinh thần của bạo lực gia đình đã in sâu vào tiềm thức và điều khiển hành vi của đứa trẻ. Các nghiên cứu về tâm lý trẻ em cũng cho rằng: những đứa trẻ không được chăm sóc và dạy dỗ chu đáo sẽ có tâm lý lệch lạc, tự do ngang bướng, thích sử dung bạo lực, thậm chí bất cần, dễ dàng phạm tội khi bị rủ rê, lôi kéo. Báo cáo sơ bộ của Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy trong năm 2008, riêng Thành phố Hồ Chí Minh có 18 học sinh bị khởi tố bởi các tội danh nghiêm trọng như giết người, hiếp dâm, phá hoại tài sản nhà nước… Theo số liệu thống kê của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao cho thấy 71% trẻ vị thành niên phạm pháp là do không được quan tâm chăm sóc [2]. Nghiên cứu của Bộ Công an cũng chỉ ra nguyên nhân phạm tội của trẻ vị thành niên xuất phát từ gia đình: 8% trẻ phạm tội có bố mẹ ly hôn, 49% phàn nàn về cách đối xử của bố mẹ. Theo số liệu điều tra 2.209 học viên các trường giáo dưỡng, có tới 49,81% trong số này sống trong cảnh bị đối xử hà khắc, thô bạo, độc ác của bố mẹ. Số em bị bố đánh chiếm 23% (gấp 6 lần mẹ đánh); bị dì ghẻ, bố dượng đánh chiếm 20,3%. Môi trường gia đình ảnh hưởng nhiều tới thái độ ứng xử, hành vi của các em. Số liệu điều tra trên 200 học sinh Thành phố Hồ Chí Minh của nhóm đề tài Viện Nghiên cứu Phát triển cho thấy sự thiếu trách nhiệm của cha mẹ, ít quan tâm đến con cái, quá chú trọng vào việc kiếm tiền, thiếu quan tâm, hoàn cảnh gia đình phức tạp ảnh hưởng nhiều đến tâm lý trẻ em, gây cho các em chứng trầm cảm, cộc cằn, hung dữ, là nguy cơ dẫn đến bạo lực. Theo điều tra, tình trạng gia đình của học sinh Thành phố Hồ Chí Minh có vấn đề đáng lo ngại. Bảng 1: Môi trường gia đình STT Tình trạng gia đình Tỷ lệ (%) 1 Cha mẹ thường xuyên đánh lộn, cãi nhau 33.4 2 Cha mẹ hàng ngày uống ruợu 9.1 3 Cha mẹ li thân, li dị hoặc đã chết 11.1 4 Cha mẹ thường xuyên đi xa, ít quan tâm đến con 9.6 Các em học sinh sống trong gia đình có cha mẹ thường xuyên đi xa, hoặc sinh sống trong các gia đình có cha mẹ li thân, li dị hoặc đã chết thường có biểu hiện trầm cảm, khép kín, ít giao tiếp, mặc cảm... Khi phải sống trong hoàn cảnh gia đình có cha mẹ hàng ngày uống rượu, thường xuyên đánh lộn, cãi nhau… thì các em không có điều kiện hấp thụ được cái hay, cái tốt, trau dồi lối sống văn hóa cho bản thân, mà còn bị những tác động xấu đến nhân cách. Những số liệu điều tra: 9,1% học sinh sống trong ...