Danh mục

Một số kiến nghị về bạo lực với trẻ em

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 283.88 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bạo lực là vấn nạn của xã hội, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với trẻ em. Ở Việt Nam, văn hóa “thương cho roi cho vọt” của người Việt làm cho người ta coi chuyện đánh trẻ em là bình thường. Nhiều trường hợp người dân không lấy giáo dục tâm lý để dạy con mà lại giáo dục bằng đòn roi. Bài viết trình bày nguyên nhân và thực trạng bạo lực trẻ em hiện nay; Các giải pháp loại bỏ, giảm bớt bạo lực trẻ em trong gia đình và xã hội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số kiến nghị về bạo lực với trẻ em MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ BẠO LỰC VỚI TRẺ EM Đinh Minh Uy, Trần Mỹ Phiến, Trần Thị Thùy Anh, Nguyễn Thị Kim Thủy* Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Thị DungTÓM TẮTBạo lực là vấn nạn của xã hội, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đốivới trẻ em. Ở Việt Nam, văn hóa “thương cho roi cho vọt” của người Việt làm cho người tacoi chuyện đánh trẻ em là bình thường. Nhiều trường hợp người dân không lấy giáo dục tâmlý để dạy con mà lại giáo dục bằng đòn roi. Cha mẹ, thầy cô cứ viện cớ mình làm vậy làthương con, thương học sinh mà ra sức đánh đập khi con trẻ làm điều không vừa ý. Thử hỏi,vì sao chúng ta ít thấy tri thức nào đối xử tàn nhẫn với con em của họ? Thử hỏi, vì saochúng ta ít thấy những người người giàu đô thị nào có thái độ đày đọa trẻ em? Thử hỏi, vìsao chúng ta ít thấy những trường mẫu giáo quốc tế xảy ra sự cố nhẫn tâm với trẻ em?Pháp luật chưa phân định một cách rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan, đoànthể có liên quan nên bạo lực xảy ra mà không ai chịu trách nhiệm. Hơn nữa nhiều gia đìnhdo hoàn cảnh khó khăn hoặc quá mải mê với cuộc sống mưu sinh mà sao lãng, không quantâm đúng mức đến việc chăm sóc, nuôi dạy con. Do đó, các quy định của pháp luật về bảovệ quyền trẻ em đã không được thực hiện đầy đủ và hiệu quả trong thực tế.Từ khóa: bạo lực, bảo vệ trẻ em, hoàn thiện pháp luật, quyền chính đáng.1 ĐẶT VẤN ĐỀTrẻ em cần được cảm thấy an toàn tại gia đình, trong nhà trường và trong cộng đồng củamình. Tuy nhiên, kỷ luật mang tính bạo lực vẫn còn phổ biến ở Việt Nam với 68,4% trẻ emtrong độ tuổi dưới 18 tuổi cho biết đã từng bị bạo lực bởi cha mẹ hoặc người chăm sóc tronggia đình. Do kỷ luật mang tính bạo lực vẫn là một tiêu chuẩn được xã hội chấp nhận, trẻ emđặc biệt dễ bị tổn thương khi các em có hiểu biết hạn chế về quyền của mình nên không lêntiếng và tìm sự giúp đỡ khi bạo lực xảy ra. Tất cả trẻ em đều có quyền được bảo vệ khỏi bạolực, bất kể bản chất hay mức độ nghiêm trọng của hành vi này và mọi hình thức bạo lực đềucó thể gây hại cho trẻ em, giảm lòng tự trọng, sự tôn trọng nhân phẩm và cản trở sự pháttriển của trẻ.Bạo lực trẻ em là sử dụng những hành vi bạo lực thể chất và bạo lực tâm lý gây tổn hại đếnthể chất và tinh thần của trẻ em, khoản 6 Điều 4 Luật Trẻ em 2016 quy định “ ạo lực trẻ emlà hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạmdanh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinhthần của trẻ em” [2]. Hiến pháp 2013 quy định nghiêm cấm hành vi này “Nghiêm cấm xâm1842hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác viphạm quyền trẻ em” (Điều 37) [1]. Hành vi bạo lực trẻ em có thể được xem xét xử phạt hànhchính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tuỳ thuộc vào tính chất, mức độ nghiêm trọng vànguy hiểm của hành vi. Theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghị định 144/2013/NĐ-CPquy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻem, người thực hiện một trong các hành vi sau đây sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến10.000.000 đồng [6]: - Xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khỏe đối với trẻ em; - Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em; - Gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục, chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, sao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em; - Dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em làm trẻ em tổn thương, đau đớn về thể xác, tinh thần; - Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn thương tinh thần. Bên cạnh việc bị phạt tiền, người thực hiện hành vi còn phải chịu thêm về chi phí khám, chữa bệnh cho trẻ em.2 NGUYÊN NHÂN VÀ THỰC TRẠNG BẠO LỰC TRẺ EM HIỆN NAYHầu hết các vụ bạo lực trẻ em đều ở những kẻ ít học, kém hiểu biết pháp luật, hoặc có cuộcsống nhiều thua thiệt và bất an hoặc họ đã từng bị bạo lực lúc nhỏ nên họ lại theo lối mòn ấymà hành xử với con cái. Rõ ràng, trẻ em dễ trở thành nơi trút giận của những cáu gắt,những bực bội, những não nề của người lớn. Hay nói cách khác, trẻ em giống như nạn nhâncủa bạo lực xã hội, vì trẻ em không có khả năng tự vệ, không có khả năng chống trả, vàcũng không có khả năng kêu cứu. Mặt khác Nhà nước ta đã ban hành nhiều Bộ luật để bảovệ quyền trẻ em nhưng công tác tuyên truyền, giáo dục về các quyền của trẻ em, về các quyđịnh của pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em chưa thật sự hiệu quả. Sự thờ ơ, vô cảm hoặctâm lý nể nang, sợ bị trả thù, đã khiến những người xung quanh không can thiệp hoặc tốgiác. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi các quy định pháp Luật về bảo vệ các quyềncủa trẻ em nhiều nơi còn chưa tốt. Chính quyền và các đoàn thể ở địa phương nhiều nơicòn thiếu quan tâm, không thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình. Thậm chí, nhiều vụ bạohành xảy ra trong một thời gian dài, lại ở gần UBND phường nhưng lãnh đạo phường khôngbiết, dân ở gần đó biết cũng không lên tiếng. Đội ngũ cán bộ, đặc biệt là ở cấp cơ sở chưađáp ứng được yêu cầu công tác, có một số trường hợp công an khu vực thiếu trách nhiệm,thậm chí thông đồng với kẻ xấu.Bạo lực trẻ em rất phổ biến ở Việt Nam, có đến 68,4% trẻ em Việt Nam (dưới 18 tuổi) từng ítnhất một lần bị bạo lực dưới một trong vài hình thức, từ bị đánh đập, xâm hại thân thể đếnxâm hại tình dục...Đây cũng chỉ là phần nổi của tảng băng, bởi ở Việt Nam vẫn có nhiều vụviệc không được báo cáo, bà Lesley Miller - phó trưởng đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợpquốc tại Việt Nam (Unicef) - nhấn mạnh tại Hội thảo lần thứ nhất xây dựng kế hoạch hành ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: