Danh mục

Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam năm 2011

Số trang: 124      Loại file: pdf      Dung lượng: 8.55 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam năm 2011 được xây dựng với định hướng phục vụ đối tượng là doanh nghiệp, đi sâu phân tích một số vấn đề cần lưu ý khi triển khai kinh doanh thương mại điện tử. Bên cạnh đó, vấn đề thanh toán điện tử, một trong những điều kiện cần để nhân rộng ứng dụng thương mại điện tử trong người dân cũng được đề cấp đến trong Báo cáo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam năm 2011 B CÔNG THƯƠNG C C THƯƠNG M I ĐI N T VÀ CÔNG NGH THÔNG TIN BÁO CÁO T HƯƠNG MẠI Đ I Ệ N T Ử V I Ệ T N A M 2011 BÁO CÁO 201 1 LỜI GIỚI THIỆU Năm 2011 là năm bản lề đối với thương mại điện tử Việt Nam, đánh dấu việc kết thúc 5 năm triển khai Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2006 – 2010 và mở đầu một thời kỳ mới, thực hiện Quyết định số 1073/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011 – 2015. Nhìn lại 5 năm qua, Báo cáo Thương mại điện tử do Bộ Công Thương xuất bản đã đồng hành với từng chặng đường phát triển của thương mại điện tử Việt Nam, phản ánh trung thực và khách quan những bước tiến trong tình hình ứng dụng thương mại điện tử của doanh nghiệp nói riêng, đồng thời ghi nhận những điểm sáng của toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam nói chung qua từng năm. Khép lại một chặng đường phát triển,Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2011 sẽ là ấn phẩm cuối cùng trong chuỗi Báo cáo Thương mại điện tử hàng năm của Bộ Công Thương, chuẩn bị cho sự ra đời của một dạng ấn phẩm mới phù hợp với thực tiễn phong phú và đa dạng hơn của thương mại điện tử giai đoạn mới. Phần trọng tâm của Báo cáo vẫn là các số liệu điều tra, phân tích về tình hình phát triển thương mại điện tử trong năm 2011, có so sánh với số liệu những năm trước. Đặc biệt, Báo cáo năm nay được xây dựng với định hướng phục vụ đối tượng là doanh nghiệp, do đó dành hẳn một chương để hệ thống hóa toàn bộ các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp, có đi sâu phân tích một số vấn đề cần lưu ý khi triển khai kinh doanh thương mại điện tử. Bên cạnh đó, vấn đề thanh toán điện tử, một trong những điều kiện cần để nhân rộng ứng dụng thương mại điện tử trong người dân, cũng được đề cấp đến trong Báo cáo như một điểm nhấn của thương mại điện tử năm 2011. Chúng tôi hy vọng Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2011 sẽ tiếp tục là tài liệu hữu ích không chỉ đối với doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các cơ quan quản lý mà còn với tất cả các cá nhân đang quan tâm tới lĩnh vực này. Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, Bộ Công Thương xin cám ơn các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và chuyên gia đã phối hợp và cung cấp thông tin trong suốt quá trình xây dựng và hoàn thiện Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2011. Chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến trao đổi, góp ý để các ấn phẩm về thương mại điện tử trong tương lai được hoàn thiện hơn nữa và trở thành tài liệu hữu ích đối với đông đảo độc giả quan tâm. Trần Hữu Linh Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin MỤC LỤC CHƯƠNG I: MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ 11 I. TỔNG KẾT CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 12 1. Các quy định liên quan đến giao dịch điện tử trong văn bản pháp luật về dân sự - thương mại 14 2. Các quy định về giao dịch điện tử và công nghệ thông tin 16 3. Các quy định về thuế, kế toán 18 4. Các quy định về chế tài và xử lý vi phạm 23 II. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI DOANH NGHIỆP 31 1. Quảng cáo qua phương tiện điện tử 31 2. Xây dựng website 35 3. Cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử 40 4. Bảo vệ thông tin cá nhân và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngtrong thương mại điện tử 44 5. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử và các dịch vụ hỗ trợ khác (thanh toán, quảng cáo qua tin nhắn và thư điện tử) 49 CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG TMĐT TRONG DOANH NGHIỆP 55 I. THÔNG TIN CHUNG 56 1. Quy mô khảo sát 56 2. Mẫu phiếu khảo sát và người điền phiếu 56 3. Phân bổ doanh nghiệp tham gia cuộc điều tra 57 II. MỨC ĐỘ SẴN SÀNG ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 58 1. Máy tính 59 2. Internet 60 3. Email 61 4. Bảo đảm an toàn thông tin và bảo vệ thông tin cá nhân 61 5. Cán bộ chuyên trách về thương mại điện tử 62 III. TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 64 1. Phần mềm 64 2. Website 66 3. Nhận đơn đặt hàng 69 4. Đặt hàng 69 IV HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG TMĐT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA DOANH NGHIỆP . 70 1. Đầu tư cho công nghệ thông tin và TMĐT của doanh nghiệp 70 2. Hiệu quả ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: