Danh mục

Bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thương mại điện tử tại các nước châu Á - Góc nhìn so sánh và khuyến nghị cho Việt Nam

Số trang: 25      Loại file: pdf      Dung lượng: 840.95 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thương mại điện tử tại các nước châu Á - Góc nhìn so sánh và khuyến nghị cho Việt Nam" tiến hành nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam trong việc bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thương mại điện tử, chỉ ra các ưu điểm và hạn chế. Từ kinh nghiệm pháp luật của một số quốc gia tại khu vực châu Á, nhóm tác giả đề xuất các giải pháp hoàn thiện quy định, nâng cao hiệu quả bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thương mại điện tử, góp phần vừa bảo đảm quyền con người vừa phát triển nền kinh tế số. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thương mại điện tử tại các nước châu Á - Góc nhìn so sánh và khuyến nghị cho Việt Nam BẢO VỆ DỮ LIỆU CÁ NHÂN TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI CÁC NƯỚC CHÂU Á - GÓC NHÌN SO SÁNH VÀ KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM Dương Lan Phương, Học viện Tòa án Bùi Lê Hiếu, Học viện Tòa án Nguyễn Hồ Thu Uyên Học viện Tòa ánTóm tắt. Sự phát triển của thương mại điện tử đã đặt ra những rủi ro liên quan đến bảo vệ dữliệu cá nhân. Nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam trongviệc bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thương mại điện tử, chỉ ra các ưu điểm và hạn chế. Từ kinhnghiệm pháp luật của một số quốc gia tại khu vực châu Á, nhóm tác giả đề xuất các giải pháphoàn thiện quy định, nâng cao hiệu quả bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thương mại điện tử, gópphần vừa bảo đảm quyền con người vừa phát triển nền kinh tế số.Từ khóa: bảo vệ, các nước châu Á, dữ liệu cá nhân, thương mại điện tử, Việt NamAbstract.The growth of e-commerce has posed risks related to personal data protection. Theauthors conducted research on the provisions of Vietnamese law on protecting personal data ine-commerce, pointing out the advantages and limitations. From the legal experience of anumber of countries in Asia, the authors propose solutions to improve regulations and improvethe effectiveness of personal data protection in e-commerce, contributing to both ensuringhuman rights and developing the digital economy.Keywords: protection, Asian countries, personal data, e-commerce, VietnamĐặt vấn đềSự phát triển của thương mại điện tử (TMĐT) kéo theo những rủi ro về bảo vệ dữ liệu cá nhân(DLCN) của những người tham gia giao dịch. Khoảng trống pháp lý trong vấn đề này đã đặt 587ra các thách thức trong việc bảo đảm quyền riêng tư đồng thời tạo điều kiện để TMĐT pháttriển. Bài viết “Bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thương mại điện tử tại các nước châu Á - gócnhìn so sánh và khuyến nghị cho Việt Nam” sẽ góp một phần công sức vào việc tìm ra phươnghướng hợp lí, biện pháp lâu dài để hoàn thiện môi trường pháp lý, bảo vệ giá trị cá nhân trướcsự tác động không ngừng của thời kỳ chuyển đổi số.1. Bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thương mại điện tử tại Việt NamSự cần thiết của việc bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thương mại điện tửSự bùng nổ của công nghệ thông tin đã đặt nhân loại trước những vận hội và thách thức mới.Giao dịch TMĐT trở thành xu thế phát triển tất yếu của thế giới bởi những lợi ích to lớn mà nómang lại. Tuy nhiên, khi tham gia vào các giao dịch TMĐT, người dùng còn phải đối mặt vớimột số rủi ro nhất định. Trong đó, nổi bật là rủi ro về an toàn DLCN.Tại Việt Nam, DLCN được định nghĩa tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 13/2023/NĐ-CP. DLCNlà thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự trênmôi trường điện tử gắn liền với một con người cụ thể hoặc giúp xác định một con người cụ thể.Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), TMĐT bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bánhàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng đượcgiao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoáthông qua mạng Internet. Khoản 1 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định, hoạt độngTMĐT là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằngphương tiện điện tử có kết nối với mạng internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mởkhác.Tham gia các giao dịch TMĐT, các dữ liệu được thu thập và ghi nhận bởi các thuật toán xử lýdữ liệu. Từ đó, các doanh nghiệp TMĐT có thể định hình người tiêu dùng (NTD) và sử dụngdữ liệu này vào nhiều mục đích khác nhau. Các vấn đề liên quan đến DLCN dần xuất hiện:Thứ nhất, các công ty có thể thu thập DLCN người dùng, theo dõi NTD mỗi khi họ truy cậpvào trang web. “Data khách hàng” là thuật ngữ chỉ các công ty yêu cầu khách hàng đăng kývới công ty thông qua các web bằng cách cung cấp thông tin cá nhân (TTCN). NTD thườnglầm tưởng các thông tin này chỉ dùng một lần trong giao dịch hiện tại. Tuy nhiên, DLCN củaNTD được bán cho bên thứ ba - những nơi quan tâm việc mở rộng thị trường, xác định sở thíchNTD, tiếp cận nguồn khách hàng quy mô với chi phí rẻ hoặc sử dụng thông tin đó với bất kỳmục đích nào khác. Trong nền kinh tế cạnh tranh cao, việc tận dụng các công nghệ như kho dữ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: