Danh mục

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của chủ thể quyền và chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 451.63 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của chủ thể quyền và chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử phân tích quyền tự bảo vệ của chủ thể quyền sở trí tuệ và trách nhiệm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của chủ thể quyền và chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử 384 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI” LẦN THỨ 4 NĂM 2023 BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ CỦA CHỦ THỂ QUYỀN VÀ CHỦ SỞ HỮU SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Trần Minh Chiến Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Email: tranminhchien112@gmail.com Tóm tắt: Sự phát triển vượt bậc của ngành công nghiệp thương mại điện tử đã tạo ra nhiều hệ lụy làm ảnh hưởng đến quyền của những chủ thể khác, trong đó có quyền sở hữu trí tuệ. Pháp luật nước ta hiện nay chưa thật sự chú trọng đến trách nhiệm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của những chủ thể tham giao vào hoạt động trên sàn giao dịch thương mại điện tử. Trong phạm vi của bài viết, tác giả phân tích quyền tự bảo vệ của chủ thể quyền sở trí tuệ và trách nhiệm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử. Từ đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về đảm bảo thực hiện tốt quyền tự bảo vệ của chủ thể quyền và xây dựng trách nhiệm của chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử. Từ khóa: bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử. PROTECTION OF HOLDERS OF INTELLECTUAL PROPERTY RIGHTS AND OWNERS OF E-COMMERCE TRADING PLATFORMS Abstract: The outstanding development of the e-commerce industry has created many consequences that affect the rights of other subjects, including intellectual property rights. The current law of our country has not focused on the responsibility to protect the intellectual property rights of the subjects involved in activities on the e-commerce trading floor. Within the scope of the article, the author analyzes the self-protection rights of intellectual property rights holders and the responsibility to protect the intellectual property rights of e-commerce exchange owners. From there, propose solutions to improve the law on ensuring the good exercise of the rights holders’ right to self-protection and building the responsibilities of the owners of e-commerce trading floors. Keywords: protection of intellectual property rights, owners of e-commerce trading floors, intellectual property rights holders, and e-commerce. THE 4TH INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS COMMERCE AND DISTRIBUTION 385 1. Đặt vấn đề Hoạt động thương mại điện tử trong những năm qua ở Việt Nam đang thật sự bùng nổ cùng với sự phát triển vượt bật của cuộc cách mạng 4.0. Sự phát triển đó được đánh giá qua thị trường thương mại điện tử với tốc độ tăng trưởng trung bình 18% và dự báo quy mô thị trường có khả năng lên đến 26 tỷ USD vào năm 2024 [1]. Hiện nay, không thể xác định cụ thể tất cả các hình thức hoạt động thương mại điện tử trong hệ thống pháp luật điều chỉnh, tuy nhiên, có thể định hình được qua các hình thức hoạt động như website, sàn giao dịch thương mại điện tử và thương mại điện tử trên mạng xã hội [2]. Các hình thức hoạt động này đã góp phần tạo bước phát triển tất yếu cho nền kinh tế Việt Nam và phù hợp với sự phát triển của thế giới. Mặc dù sự phát triển của hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam là đáng ghi nhận và tiếp tục vận hành nhưng không thể không có những khó khăn, thách thức. Khi nói đến thương mại điện tử, vấn đề về sở hữu trí tuệ bị bỏ qua nhiều nhất bởi vì nó ít được hiểu hoặc vì các mối liên hệ quan trọng của nó với thương mại điện tử dường như không được thể hiện rõ ràng [3]. Ngoài ra, theo thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ, từ đầu năm 2019 đến nay, có đến 60% số đơn liên quan đến vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động thương mại điện tử [4]. Chính vì lẽ đó, một trong những khó khăn trong hoạt động thương mại điện tử là bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Trên thực tế, việc xác định các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử có thể chia thành các nhóm hành vi: (i) hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong môi trường thương mại điện tử, (ii) hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới tên miền, (iii) hành vi quảng cáo hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ,... Xét thấy, việc xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ không đơn giản do vẫn còn những khó khăn, vướng mắc của pháp luật [5] nhưng việc xác định có hay không có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là có thể thực hiện được. Ví dụ: hành vi vi phạm quyền tác giả, do đặc tính “vô hình” của quyền tác giả, môi trường mạng Internet là “vô hạn” nên trên các trang web thường xuyên đưa những ấn phẩm, sách báo, truyện, phim ảnh... lên mạng internet để rao bán dù không được cho phép của c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: