Danh mục

Biện pháp kiểm soát biên giới trong bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý đáp ứng yêu cầu hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 309.23 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trên cơ sở phân tích các quy định về thực thi biện pháp kiểm soát biên giới trong bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý theo quy định pháp luật Việt Nam và các cam kết của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) để chỉ ra các yêu cầu và đánh giá sự tương thích của pháp luật Việt Nam hiện hành so với các cam kết trong Hiệp định về thực thi biện pháp kiểm soát biên giới trong bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biện pháp kiểm soát biên giới trong bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý đáp ứng yêu cầu hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT BIÊN GIỚI TRONG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM-EU (EVFTA) METHODS OF SUPERVISION IN THE PROTECTION OF INDUSTRIAL COMPULSORY COMPENSATION WITH DIVERSE COMPANIES DESTINYING VIETNAM-EU (EVFTA) ThS. Đặng Công Nhật Thuận Học viện Chính trị khu vực III Email: nhatthuan.dn94@gmail.com Tóm tắt Bài viết trên cơ sở phân tích các quy định về thực thi biện pháp kiểm soát biên giới trong bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý theo quy định pháp luật Việt Nam và các cam kết của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) để chỉ ra các yêu cầu và đánh giá sự tương thích của pháp luật Việt Nam hiện hành so với các cam kết trong Hiệp định về thực thi biện pháp kiểm soát biên giới trong bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý. Từ đó, tác giả đề xuất kiến nghị góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật Việt Nam về vấn đề này sao cho phù hợp với cam kết Hiệp định EVFTA. Từ khóa: Biện pháp kiểm soát biên giới, quyền sở hữu công nghiệp, chỉ dẫn địa lý, Hiệp định Thương mại tự do, EVFTA. Abstract The article is based on the analysis of regulations on the implementation of border control measures in the protection of industrial property rights to geographical indications in accordance with Vietnamese law and the Trade Commissions of Vietnam. -EU (EVFTA) to clarify the requirements and assess the compatibility of current Vietnamese law compared to the commitment to implement border control measures in protection of industrial property rights and land guide physical. Since then, the author has resolutely contributed to perfecting the Vietnamese legal provisions on this issue in accordance with the law of border control, industrial property rights, geographical distribution, and the Trade Agreement. Because of trade, EVFTA concludes the Agreement in the EVFTA Agreement. Keywords: Measures of border control, industrial property rights, geographic expenses, Amendment Trading Agreement, EVFTA. 1. Đặt vấn đề Ở mỗi quốc gia, để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp, người tiêu dùng và toàn xã hội; để xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh, đảm bảo sự cạnh tranh công bằng, tạo môi trường đầu tư thuận lợi thì nhất thiết phải xây dựng một cơ chế pháp lý đồng bộ. Điều này không chỉ nhằm bảo vệ có hiệu quả các quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trong quá trình sản xuất, lưu thông và phân phối hàng hóa, mà còn góp phần xử lý kịp thời và nghiêm minh các hành vi xâm phạm quyền SHTT. Chiến lược Sở hữu trí tuệ quốc gia mà Chính phủ đã giao cho Bộ Khoa học - Công nghệ xây dựng đặt ra mục tiêu cụ thể: “Đến năm 2030, đưa hệ thống sở hữu trí tuệ trở thành công cụ chủ lực thúc đẩy hoạt động sáng tạo, nhằm tạo ra tài sản trí tuệ của Việt Nam, góp phần đáp ứng nhu cầu đối với sản phẩm mới và sáng tạo. Bên cạnh đó, sẽ nâng cấp hệ thống xác lập quyền SHTT, trong đó chủ yếu là quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) thành hệ thống dịch vụ hành chính công hiện đại và thân thiện với người sử dụng” (Hà Anh, 2017). Khi Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU chính thức được thực thi, đòi hỏi công tác hoàn thiện pháp luật của nước ta phải được thực hiện dựa trên sự nhìn nhận đúng đắn ở nhiều khía cạnh. EU là khu vực có hệ thống pháp luật về bảo hộ chỉ dẫn địa lý (CDĐL) hình thành từ lâu đời và hết sức chặt chẽ, được đánh giá là khắt khe hơn nhiều so với pháp luật của những quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Ở góc nhìn khác, những sản phẩm đã khẳng định được tên tuổi lâu đời từ EU cũng 152 Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 sẽ trở thành những đối thủ cạnh tranh đáng gờm với những sản phẩm mang CDĐL của Việt Nam ngay tại thị trường trong nước. Nhìn chung, hệ thống pháp lý về quyền SHTT của Việt Nam nói chung và quyền SHCN đối với CDĐL nói riêng đã dần được hoàn thiện, phần nào bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho cá nhân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, cơ chế thực thi quyền SHCN đối với CDĐL hiện hành, cụ thể là biện pháp kiểm soát biên giới đối với hàng hóa mang chỉ dẫn địa lý vẫn còn tồn tại một số hạn chế, bất cập. Hơn thế nữa, trong bối cảnh thực thi hiệp định EVFTA, rất nhiều khả năng sẽ phát sinh những điểm không đồng nhất trong quy định pháp luật Việt Nam so với các cam kết của Hiệp định về vấn đề này. Do đó, cần thiết phải có sự phân tíc ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: