Danh mục

Các Bài Tính Dược Phần 7

Số trang: 32      Loại file: pdf      Dung lượng: 365.99 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 19,000 VND Tải xuống file đầy đủ (32 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

“Phụ tử tân, nhiệt Tính tẩu, bất thủ Tứ chi khuyết lãnh Hồi dương công hữu.” – Phụ tử vị cay, tính nóng, rất độc. Thông hành toàn thân, tay chân móp lạnh. Phục hồi dương khí.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các Bài Tính Dược Phần 7KIÊNG KỴ: Người âm hư, hỏa vượng, không có phong tà thì không nên dùng. Kỵ CAN KHƯƠNG, NGUYÊN HOA, LÊ LƯ, BẠCH LIỄM, rất kỵ TỲ GIẢI.BẢO QUẢN: Để nơi khô ráo vì dễ bị mốc mọt. Nếu bị mốc mọt có thể sấy hơi diêm sinh. 附子 251. PHỤ TỬ - “Phụ tử tân, nhiệt Tính tẩu, bất thủ Tứ chi khuyết lãnh Hồi dương công hữu.” – Phụ tử vị cay, tính nóng, rất độc. Thông hành toàn thân, tay chân móp lạnh. Phục hồi dương khí. + Ngoài ra còn bổ chân hỏa của mệnh môn, trục phong hàn tà thấp, chữa chứng ho húng hắng, chân tay co rút, phá được chứng trưng hà rắn chắc, chứng hoắc loạn chuyển gân, hạ lỵ xích bạch.QUY KINH: Đi vào kinh 12 (nhất là TÂM, THẬN và TỲ).LIỀU DÙNG: Thường từ 2 – 10g (5 phân – 2,5 chỉ).KIÊNG KỴ: Người không phải bị trúng hàn thì không nên dùng.BẢO QUẢN: Đậy kín, để nơi khô ráo và mát. Thuốc độc bảng B. 194 覆盆子 252. PHÚC BỒN TỬ - “Phúc bồn tử cam Thận tổn tinh kiệt Hắc tu, minh mục Bổ hư tục tuyệt.” – Phúc bồn tử vị ngọt, khí hơi nóng, không độc. Trị thận yếu. Tinh khí suy. Làm đen râu, sáng mắt. Bổ hư, nối chỗ bị đứt. + Ngoài ra còn chữa được chứng hư phong, mắt có màng mộng chứng phế khí hư kém sức.QUY KINH: Đi vào các kinh CAN, THẬN và PHẾ.LIỀU DÙNG: Thường từ 6 – 12g (1,5 – 3 chỉ).KIÊNG KỴ: Người đi tiểu ít, gắt, không thông và chứng cường dương không nên dùng.BẢO QUẢN: Để nơi khô ráo. 茯苓 253. PHỤC LINH - “Phục linh vị đạm Thấm thấp, lợi khiếu Bạch: hóa đàm diên Xích: thông thủy đạo.” – Phục linh vị nhạt, khí bình, không độc. Trừ thấp, thông khiếu. Loại trắng: trừ đàm. Loại nâu đỏ thông đường tiểu. 195 + Ngoài ra còn chữa chứng đau lưng, chân tay yếu đuối không đủ sức, không hoạt bát, làm bớt được chứng hờn giận, lo lắng, sợ hãi, hay quên, yên được dưới tâm kinh đau kết. Cũng chữa vết đen trên mặt (tán mịn mà bôi).QUY KINH: Đi vào 5 kinh TÂM, PHẾ, THẬN, TỲ và VỊ.LIỀU DÙNG: Thường từ 5 – 10g (1 – 2,5 chỉ).KIÊNG KỴ: Người đi tiểu quá nhiều không được dùng. Kỵ giấm. Ghi chú: Phục linh là loại nấm mọc ký sinh trên rễ cây thông, hình khối to, có thể nặng tới 5kg. 伏龍肝 254. PHỤC LONG CAN - “Phục long can ôn Trị dịch an thai Thổ huyết khái nghịch Tâm phiền diệu tai.” – Phục long can khí ấm, vị cay, không độc. Trừ ôn dịch, an thai. Dùng chữa các chứng ho khí nghịch, thổ huyết, trúng phong, ngộ độc, trúng ác bị hơi độc, hay là chứng điên cuồng mất trí. + Dùng dưới dạng thuốc sắc, đợi thuốc lắng xuống gạn lấy nước uống. 196QUY KINH: Đi vào 2 kinh TỲ và VỊ.LIỀU DÙNG: Thường từ 20 – 40g (5 – 10 chỉ).Ghi chú: Khi không có PHỤC LONG CAN, dùng gạch ngói nung đỏ lên rồi nhúng vào nước, đoạn lấy nước đó đun sôi lên uống thay thế. 茯神 255. PHỤC THẦN - “Phục thần bổ tâm Thiện trấn kinh quí Hoảng hốt, kiện vong Kiêm trừ nộ khuệ.” – Phục thần, bổ tâm. Làm hết kinh sợ, hoảng hốt hay quên. Cũng tiêu trừ giận, ghét. + Chủ trị chứng tâm hư, hư phong, chóng mặt váng đầu. Ngoài ra còn khai tâm ích trí, định được hồn phách, nuôi dưỡng được tinh thần, bồi bổ những chỗ thiếu, lại trị được chứng dưới tim đầy trướng đau tức.QUY KINH: Đi vào 5 kinh TÂM, PHẾ, THẬN, TỲ và VỊ.LIỀU DÙNG: Thường từ 5 – 10g (1 – 2,5 chỉ). Ghi chú: Khi đào lên có rễ thông ở giữa nấm thì gọi là PHỤC THẦN. 197 Q 瓜蒂 256. QUA ĐẾ - “Qua đế khổ hàn Thiện năng thổ đàm Tiêu thăng thủng trường Tịnh trị hoàng đản.” – Qua đế vị đắng, khí lạnh, hơi có độc. Chuyên trị ói đàm. Tiêu được thũng trướng. Cũng chữa yên được chứng da vàng. + Ngoài ra còn trừ phiền khát, giải nhiệt, tiểu buốt. Cũng trị được cảm sốt, đầu váng, hoa mắt, huyết áp cao và viêm thận.QUY KINH: Đi vào các kinh VỊ, TÂM và THẬN.LIỀU DÙNG: Thường từ 6 – 12g (1 – 3 chỉ).KIÊNG DÙNG: Người ho, khạc ra máu, không có thực tà không nên dùng.BẢO QUẢN: Để nơi khô ráo. Ghi chú: Các tên khác là ĐIỀM QUA, ĐINH QUA hoặc QUA ĐÌNH. 瓜蔞仁 257. QUA LÂU NHÂN - “Qua lâu nhân hàn Ninh thấu hỏa đàm Thương hàn kết hung Giải khát trừ phiền.” 198 – Qua lâu nhân tính lạnh, vị ngọt đắng, không độc, làm cho hết ho tiêu đàm, trị thương hàn làm kết ở ngực. Khiến hết khát, trừ phiền. + Ngoài ra còn trị táo bón, vú bị ung nhọt, ngực tê tức, ói máu (dùng cả da lẫn hạt).QUY KINH: Đi vào 3 kinh PHẾ, VỊ và ĐẠI TRÀNG.LIỀU DÙNG: Người tỳ vị hư hàn không nên dùng. Dùng nhiều sẽ tiêu chảy. Không dùng chung với Ô ĐẦU.BẢO QUẢN: Để nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh nóng, vì nhân sẽ bị đen. 桂枝 258. QUẾ CHI - “Quế chi tiểu cánh Hoành hành thủ tý Chỉ hạn thư cận, Trị thủ túc tê.” – Quế chi cành nhỏ, vị cay ngọt, rất nóng. Vận chuyển khắp đầu, tay. Cầm mồ hôi, giãn gân. Trị tay chân tê. + Điều hòa khí huyết, giải được gió độc bên ngoài xâm nhập vào cơ thể, chữa những chứng thương hàn rất hiệu nghiệm.QUY KINH: Đi vào 2 kinh CAN v ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: