Danh mục

Các loại hình ứng dụng TMĐT

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 219.97 KB      Lượt xem: 25      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dựa vào chủ thể của thương mại điện tử, có thể phân chia thương mại điện tử ra các loại hình phổ biến như sau: Giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp - B2B (business to business); Giao dịch giữa doanh nghiệp với khách hàng - B2C (business to consumer); Giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước - B2G (business to government).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các loại hình ứng dụng TMĐT Các loại hình ứng dụng TMĐT Dựa vào chủ thể của thương mại điện tử, có thể phân chia thương mại điện tử ra các loại hình phổ biến như sau:  Giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp - B2B (business to business);  Giao dịch giữa doanh nghiệp với khách hàng - B2C (business to consumer);  Giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước - B2G (business to government);  Giao dịch trực tiếp giữa các cá nhân với nhau - C2C (consumer to consumer);  Giao dịch giữa cơ quan nhà nước với cá nhân - G2C (government to consumer). 1. B2B (Business to Business): là loại hình giao dịch qua các phương tiện điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Theo Tổ chức Liên hợp quốc về Hợp tác và Phát triển kinh tế (UNCTAD), TMĐT B2B chiếm tỷ trọng lớn trong TMĐT (khoảng 90%). Các giao dịch B2B chủ yếu được thực hiện trên các hệ thống ứng dụng TMĐT như mạng giá trị gia tăng (VAN); dây chuyền cung ứng hàng hoá, dịch vụ (SCM), các sàn giao dịch TMĐT… Các doanh nghiệp có thể chào hàng, tìm kiếm bạn hàng, đặt hàng, ký kết hợp đồng, thanh toán qua các hệ thống này. Ở một mức độ cao, các giao dịch này có thể diễn ra một cách tự động. TMĐT B2B đem lại nhiều lợi ích thực tế cho doanh nghiệp, đặc biệt giúp giảm các chi phí về thu thập thông tin tìm hiểu thị trường, quảng cáo, tiếp thị, đàm phán, tăng các cơ hội kinh doanh,… Đây là loại hình thương mại điện tử gắn với mối quan hệ giữa các công ty với nhau. Khoảng 80% thương mại điện tử theo loại hình này và phần lớn các chuyên gia dự đoán rằng thương mại điện tử B2B sẽ tiếp tục phát triển nhanh hơn B2C. Thị trường B2B có hai thành phần chủ yếu: hạ tầng ảo và thị trường ảo. Hạ tầng ảo là cấu trúc của B2B chủ yếu bao gồm những vấn đề sau:  Hậu cần - Vận tải, nhà kho và phân phối;  Cung cấp các dịch vụ ứng dụng - tiến hành, máy chủ và quản lý phần mềm trọn gói từ một trung tâm hỗ trợ (ví dụ Oracle và Linkshare);  Các nguồn chức năng từ bên ngoài trong chu trình thương mại điện tử như máy chủ trang web, bảo mật và giải pháp chăm sóc khách hàng;  Các phần mềm giải pháp đấu giá cho việc điều hành và duy trì các hình thức đấu giá trên Internet;  Phần mềm quản lý nội dung cho việc hỗ trợ quản lý và đưa ra nội dung trang Web cho phép thương mại dựa trên Web; Phần lớn các ứng dụng B2B là trong lĩnh vực quản lý cung ứng ( Đặc biệt chu trình đặt hàng mua hàng), quản lý kho hàng (Chu trình quản lý đặt hàng gửi hàng-vận đơn), quản lý phân phối (đặc biệt trong việc chuyển gia các chứng từ gửi hàng) và quản lý thanh toán (ví dụ hệ thống thanh toán điện tử hay EPS). Tại Việt Nam có một số nhà cung cấp B2B trong lĩnh vực IT 'khá nổi tiếng' là FPT , CMC, Tinh Vân với hàng loạt các dự án cung cấp phần mềm , các trang web giá thành cao và chất lượng kém ngoài ra các đại gia này còn là nơi phân phối các phần mềm nhập ngoại mỗi lần nhìn thấy, dùng thử mà chỉ buồn. Thị trường mạng được định nghĩa đơn giản là những trang web nơi mà người mua người bán trao đổi qua lại với nhau và thực hiện giao dịch. Qua hai nội dung trên chúng ta có thể đưa ra vài nét tổng quan về các doanh nghiệp B2B: o Là những nhà cung cấp hạ tầng trên mạng internet cho các doanh nghiệp khác như máy chủ, hệ điều hành, phần mềm ứng dụng o Là các doanh nghiệp chuyên cung cấp các giải pháp trên mạng internet như cung cấp máy chủ, hosting (Dữ liệu trên mạng), tên miền, các dịch vụ thiết kế, bảo trì, website o Là các doanh nghiệp cung cấp các phần mềm quản lý doanh nghiệp, kế toán doanh nghiệp, các phần mềm quản trị, các phần mềm ứng dụng khác cho doanh nghiệp o Các doanh nghiệp là trung gian thương mại điện tử trên mạng internet Tại Việt Nam các trang web về B2B rất ít xuất hiện hoặc nó bị gán nhầm cho cái tên B2B thậm chí nhiều người không hiểu B2B là gì, cứ thấy có doanh nghiệp với doanh nghiệp là gán cho chữ B2B. Chúng ta có thể ghé thăm các website được xếp hạng bên trong trang web của Bộ Thương mại Việt Nam để cùng suy nghĩ. ♦ www.ecvn.gov.vn ♦ www.vnemart.com.vn ♦ www.gophatdat.com 2. B2C (Business to Customers) Là loại hình giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng qua các phương tiện điện tử. Doanh nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử để bán hàng hóa, dịch vụ tới người tiêu dùng. Người tiêu dùng thông qua các phương tiện điện tử để lựa chọn, mặc cả, đặt hàng, thanh toán, nhận hàng. Giao dịch B2C tuy chiếm tỷ trọng ít (khoảng 10%) trong TMĐT nhưng có sự phạm vi ảnh hưởng rộng. Để tham gia hình thức kinh doanh này, thông thường doanh nghiệp sẽ thiết lập website, hình thành cơ sở dữ liệu về hàng hoá, dịch vụ; tiến hành các quy trình tiếp thị, quảng cáo, phân phối trực tiếp tới người tiêu dùng. TMĐT B2C đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng. Doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí bán hàng do không cần phòng trưng bày hay thuê người giới thiệu bán hàng, chi phí quản lý cũng giảm hơn. Người tiêu dùng sẽ cảm thấy thuận tiện vì không phải tới tận cửa hàng, có khả năng lựa chọn và so sánh nhiều mặt hàng cùng một lúc. Là thương mại giữa các công ty và người tiêu dùng, liên quan đến việc khách hàng thu thập thông tin, mua các hàng hoá thực (hữu hình như là sách hoặc sản phẩm tiêu dùng) hoặc sản phẩm thông tin (hoặc hàng hoá về nguyên liệu điện tử hoặc nội dung số hoá, như phần mềm, sách điện tử) và các hàng hoá thông tin, nhận sản phẩm qua mạng điện tử. Đơn giản hơn chúng ta có thể hiểu: Thương mại điện tử B2C là việc một doanh nghiệp dựa trên mạng internet để trao đổi các hang hóa dịch vụ do mình tạo ra hoặc do mình phân phối. Các trang web khá thành công với hình thức này trên thế giới phải kể đến www.Amazon.com, www.Drugstore.com,www.Beyond.com. Tại Việt Nam hình thức buôn bán này đang rất 'ảm đạm' vì nhiều lý do nhưng lý do chủ quan nhất ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: