Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành học thương mại điện tử của sinh viên tại Việt Nam
Số trang: 16
Loại file: pdf
Dung lượng: 0.00 B
Lượt xem: 35
Lượt tải: 1
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngành học Thương mại điện tử của Sinh viên tại Việt Nam “với khảo sát tới gần 300 sinh viên chuyên ngành Thương mại điện tử sẽ phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngành TMĐT của sinh viên và học sinh, qua đó giúp cho sinh viên có được những lựa chọn, quyết định phù hợp, về phía nhà trường sẽ có những hoạt động quảng bá tuyển sinh phù hợp hơn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành học thương mại điện tử của sinh viên tại Việt Nam CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN NGÀNH HỌC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA SINH VIÊN TẠI VIỆT NAM ThS. Lê Mai Trang1 – Bùi Phương Thảo2 Đỗ Thị Thùy Linh3 – Lê Hồng Hải Ngọc4 Tổng quan: Trong bối cảnh tất cả các lĩnh vực của thương mại điện tử (bán lẻ trực tuyến, thanh toán điện tử, tiếp thị trực tuyến, du lịch…) đều phát triển ngoạn mục, các Công ty Thương mại cổ phần và Start-up về lĩnh vực Thương mại điện tử (TMĐT) xuất hiện ngày càng nhiều, các công ty lớn cũng đang dần thay đổi mô hình kinh doanh, dịch chuyển mô hình doanh thu chủ yếu sang TMĐT thì nhu cầu về nhân lực TMĐT đang ngày càng tăng cao. Đào tạo nguồn nhân lực TMĐT đang được các doanh nghiệp và các trường đại học hết sức quan tâm. Trong mùa tuyển sinh những năm gần đây, rất nhiều trường Đại học đã mở thêm ngành, chuyên ngành về Thương mại điện tử, như ĐH Kinh tế Quốc dân, Đại học Ngoại thương, Đại học Thương mại, Học viện Bưu chính viễn thông… Bài viết “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngành học Thương mại điện tử của Sinh viên tại Việt Nam “với khảo sát tới gần 300 sinh viên chuyên ngành Thương mại điện tử sẽ phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngành TMĐT của sinh viên và học sinh, qua đó giúp cho sinh viên có được những lựa chọn, quyết định phù hợp, về phía nhà trường sẽ có những hoạt động quảng bá tuyển sinh phù hợp hơn. 1. GIỚI THIỆU Trong xu thế hầu hết các nước trong khu vực và trên thế giới đều đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế hướng về đẩy mạnh giao thương quốc tế thì vai trò của thương mại điện tử (TMĐT) ngày càng trở nên quan trọng. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục đi vào chiều sâu, mang tính toàn diện hơn. Tiến trình này đòi hỏi Việt Nam, một mặt phải tích cực nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia về mọi phương diện, trong đó có yêu cầu nâng cao năng lực về ứng dụng công nghệ thông tin và phát triển TMĐT, mặt khác phải phát triển TMĐT nhằm tận dụng mọi thành tựu do công nghệ thông tin đem lại. Công nghệ thông tin, thông qua TMĐT, góp phần tạo ra nhiều ngành kinh tế mới, nhiều khu vực dịch vụ mới, tạo công ăn việc làm, đem lại thu nhập cho người dân, làm thay đổi sâu sắc các ngành công nghiệp hiện tại, tăng cường khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp truyền thống thông qua một hệ thống hỗ trợ như mạng Internet, các phương tiện điện tử, các dịch vụ truyền thông đa phương tiện và đặc biệt là các ứng dụng TMĐT. Thương mại điện tử sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các ngành sản xuất, dịch vụ ở Việt Nam cũng như giữa Việt Nam với các nước. Nhờ ứng dụng TMĐT, Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam nói riêng có thể dễ dàng tiếp xúc với thị trường rộng lớn ở trong nước cũng như ở nước ngoài, nhờ đó, có thể tận dụng tốt những cơ hội mà WTO đem lại. Rõ ràng thương mại điện tử đóng vai trò quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, vì vậy nhu cầu về nguồn nhân lực thương mại điện tử càng trở nên cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. 1 Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế, ĐH Kinh tế quốc dân. 2 Lớp Thương mại Quốc tế 59, ĐH Kinh tế quốc dân. 3 Lớp Thương mại Quốc tế 59, ĐH Kinh tế quốc dân. 4 Lớp CFAB2, Viện Kế toán - Kiểm toán, ĐH Kinh tế quốc dân. 890 Trong 10 năm trở lại đây, có rất nhiều chuyên gia, học viên trong nước nghiên cứu về sự phát triển của thương mại điện tử, đặc biệt là vai trò của nó đối với sự phát triển nền kinh tế đất nước. Mặc dù vậy, phải đến 5 năm gần đây mới có các công trình nghiên cứu chuyên sâu về thương mại điện tử, đặc biệt là những nghiên cứu về đào tạo nguồn nhân lực TMĐT, còn trước đó, hầu hết các nghiên cứu là những bài báo, tạp chí với dung lượng hạn chế nên chỉ đề cập một cách khái quát một hoặc một số khía cạnh liên quan đến thực tiễn phát triển thương mại điện tử của Việt Nam. Những công trình nghiên cứu gần đây thường xoay quanh những vấn đề như mức độ sẵn sàng của Việt Nam về TMĐT, nghiên cứu các giải pháp phát triển thương mại điện tử ở địa phương và doanh nghiệp, vấn đề về quản lý nhà nước đối với TMĐT, những vấn đề kỹ thuật trong thương mại điện tử (hợp đồng điện tử, chữ ký số), hay các nghiên cứu chuyên sâu về đào tạo nguồn nhân lực thương mại điện tử. Dù là đề tài nào, các tác giả cũng đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo nguồn nhân lực về TMĐT đến sự phát triển TMĐT của quốc gia nói chung và của doanh nghiệp nói riêng. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết Từ lâu, tại Việt Nam, bằng cấp được xem là một yếu tố quan trọng, thể hiện năng lực của ứng viên trước nhà tuyển dụng. Bằng Đại học được xem như “tấm hộ chiếu vào đời”, do vậy cứ đến mùa tuyển sinh, chúng ta có thể nhận thấy những lo lắng của học sinh và phụ huynh khi lựa chọn ngành nghề tương lai và môi trường học mà con em mình sẽ gắn bó trong 4 năm Đại học. Những năm gần đây, Việt Nam là một trong những nước phát triển giáo dục đại học dân lập và quốc tế nhanh nhất thế giới (The Economist, UK, 2018), vì vậy học sinh, sinh viên có nhiều cơ hội vào Đại học hơn và sự đa dạng ngành nghề cũng mang đến cho các em nhiều lựa chọn hơn. Tuy vậy, kéo theo đó là sự cạnh tranh tuyển sinh giữa các trường Đại học, đòi hỏi các trường phải gia tăng về chất lượng đào tạo cũng như đẩy mạnh các phương án tư vấn tuyển sinh. Ở đây, đào tạo Đại học có thể xem như một ngành dịch vụ (khái niệm dịch vụ), và người học được xem như khách hàng. Người học (học sinh, sinh viên) khi lựa chọn ngành học, trường Đại học cũng giống như khách hàng lựa chọn dịch vụ. Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, các trường Đại học cần hiểu động cơ lựa chọn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành học thương mại điện tử của sinh viên tại Việt Nam CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN NGÀNH HỌC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA SINH VIÊN TẠI VIỆT NAM ThS. Lê Mai Trang1 – Bùi Phương Thảo2 Đỗ Thị Thùy Linh3 – Lê Hồng Hải Ngọc4 Tổng quan: Trong bối cảnh tất cả các lĩnh vực của thương mại điện tử (bán lẻ trực tuyến, thanh toán điện tử, tiếp thị trực tuyến, du lịch…) đều phát triển ngoạn mục, các Công ty Thương mại cổ phần và Start-up về lĩnh vực Thương mại điện tử (TMĐT) xuất hiện ngày càng nhiều, các công ty lớn cũng đang dần thay đổi mô hình kinh doanh, dịch chuyển mô hình doanh thu chủ yếu sang TMĐT thì nhu cầu về nhân lực TMĐT đang ngày càng tăng cao. Đào tạo nguồn nhân lực TMĐT đang được các doanh nghiệp và các trường đại học hết sức quan tâm. Trong mùa tuyển sinh những năm gần đây, rất nhiều trường Đại học đã mở thêm ngành, chuyên ngành về Thương mại điện tử, như ĐH Kinh tế Quốc dân, Đại học Ngoại thương, Đại học Thương mại, Học viện Bưu chính viễn thông… Bài viết “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngành học Thương mại điện tử của Sinh viên tại Việt Nam “với khảo sát tới gần 300 sinh viên chuyên ngành Thương mại điện tử sẽ phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngành TMĐT của sinh viên và học sinh, qua đó giúp cho sinh viên có được những lựa chọn, quyết định phù hợp, về phía nhà trường sẽ có những hoạt động quảng bá tuyển sinh phù hợp hơn. 1. GIỚI THIỆU Trong xu thế hầu hết các nước trong khu vực và trên thế giới đều đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế hướng về đẩy mạnh giao thương quốc tế thì vai trò của thương mại điện tử (TMĐT) ngày càng trở nên quan trọng. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục đi vào chiều sâu, mang tính toàn diện hơn. Tiến trình này đòi hỏi Việt Nam, một mặt phải tích cực nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia về mọi phương diện, trong đó có yêu cầu nâng cao năng lực về ứng dụng công nghệ thông tin và phát triển TMĐT, mặt khác phải phát triển TMĐT nhằm tận dụng mọi thành tựu do công nghệ thông tin đem lại. Công nghệ thông tin, thông qua TMĐT, góp phần tạo ra nhiều ngành kinh tế mới, nhiều khu vực dịch vụ mới, tạo công ăn việc làm, đem lại thu nhập cho người dân, làm thay đổi sâu sắc các ngành công nghiệp hiện tại, tăng cường khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp truyền thống thông qua một hệ thống hỗ trợ như mạng Internet, các phương tiện điện tử, các dịch vụ truyền thông đa phương tiện và đặc biệt là các ứng dụng TMĐT. Thương mại điện tử sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các ngành sản xuất, dịch vụ ở Việt Nam cũng như giữa Việt Nam với các nước. Nhờ ứng dụng TMĐT, Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam nói riêng có thể dễ dàng tiếp xúc với thị trường rộng lớn ở trong nước cũng như ở nước ngoài, nhờ đó, có thể tận dụng tốt những cơ hội mà WTO đem lại. Rõ ràng thương mại điện tử đóng vai trò quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, vì vậy nhu cầu về nguồn nhân lực thương mại điện tử càng trở nên cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. 1 Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế, ĐH Kinh tế quốc dân. 2 Lớp Thương mại Quốc tế 59, ĐH Kinh tế quốc dân. 3 Lớp Thương mại Quốc tế 59, ĐH Kinh tế quốc dân. 4 Lớp CFAB2, Viện Kế toán - Kiểm toán, ĐH Kinh tế quốc dân. 890 Trong 10 năm trở lại đây, có rất nhiều chuyên gia, học viên trong nước nghiên cứu về sự phát triển của thương mại điện tử, đặc biệt là vai trò của nó đối với sự phát triển nền kinh tế đất nước. Mặc dù vậy, phải đến 5 năm gần đây mới có các công trình nghiên cứu chuyên sâu về thương mại điện tử, đặc biệt là những nghiên cứu về đào tạo nguồn nhân lực TMĐT, còn trước đó, hầu hết các nghiên cứu là những bài báo, tạp chí với dung lượng hạn chế nên chỉ đề cập một cách khái quát một hoặc một số khía cạnh liên quan đến thực tiễn phát triển thương mại điện tử của Việt Nam. Những công trình nghiên cứu gần đây thường xoay quanh những vấn đề như mức độ sẵn sàng của Việt Nam về TMĐT, nghiên cứu các giải pháp phát triển thương mại điện tử ở địa phương và doanh nghiệp, vấn đề về quản lý nhà nước đối với TMĐT, những vấn đề kỹ thuật trong thương mại điện tử (hợp đồng điện tử, chữ ký số), hay các nghiên cứu chuyên sâu về đào tạo nguồn nhân lực thương mại điện tử. Dù là đề tài nào, các tác giả cũng đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo nguồn nhân lực về TMĐT đến sự phát triển TMĐT của quốc gia nói chung và của doanh nghiệp nói riêng. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết Từ lâu, tại Việt Nam, bằng cấp được xem là một yếu tố quan trọng, thể hiện năng lực của ứng viên trước nhà tuyển dụng. Bằng Đại học được xem như “tấm hộ chiếu vào đời”, do vậy cứ đến mùa tuyển sinh, chúng ta có thể nhận thấy những lo lắng của học sinh và phụ huynh khi lựa chọn ngành nghề tương lai và môi trường học mà con em mình sẽ gắn bó trong 4 năm Đại học. Những năm gần đây, Việt Nam là một trong những nước phát triển giáo dục đại học dân lập và quốc tế nhanh nhất thế giới (The Economist, UK, 2018), vì vậy học sinh, sinh viên có nhiều cơ hội vào Đại học hơn và sự đa dạng ngành nghề cũng mang đến cho các em nhiều lựa chọn hơn. Tuy vậy, kéo theo đó là sự cạnh tranh tuyển sinh giữa các trường Đại học, đòi hỏi các trường phải gia tăng về chất lượng đào tạo cũng như đẩy mạnh các phương án tư vấn tuyển sinh. Ở đây, đào tạo Đại học có thể xem như một ngành dịch vụ (khái niệm dịch vụ), và người học được xem như khách hàng. Người học (học sinh, sinh viên) khi lựa chọn ngành học, trường Đại học cũng giống như khách hàng lựa chọn dịch vụ. Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, các trường Đại học cần hiểu động cơ lựa chọn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kinh tế thương mại Thương mại điện tử Bán lẻ trực tuyến Thanh toán điện tử Tiếp thị trực tuyếnGợi ý tài liệu liên quan:
-
6 trang 825 0 0
-
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi sử dụng ví điện tử Momo
6 trang 557 10 0 -
Bài giảng Quản trị tác nghiệp thương mại điện tử - PGS.TS Nguyễn Văn Minh
249 trang 527 9 0 -
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi mua sắm tại cửa hàng GS25 tại Ung Văn Khiêm Campus
6 trang 499 9 0 -
6 trang 472 7 0
-
Giáo trình Thương mại điện tử: Phần 1 - TS. Ao Thu Hoài
102 trang 409 7 0 -
Giáo trình Thương mại điện tử căn bản: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Văn Minh (Chủ biên)
188 trang 363 4 0 -
5 trang 358 1 0
-
7 trang 355 2 0
-
Giáo trình Thương mại điện tử căn bản: Phần 1 - TS. Trần Văn Hòe
181 trang 319 6 0