Cấp cứu chấn thương sọ não
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 601.03 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Chấn thương sọ não (CTSN) còn gọi là chấn thương đầu (CTĐ) là những tổn thương sọ và não do tác động đột ngột của vật cứng đập (hoặc xâm nhập) vào đầu hoặc đầu đập vào vật cứng.− −− −1.2. Đặc điểm về CTSN: Một cấp cứu thường gặp do các tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn trong sinh hoạt (té, ngã), đánh nhau …
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cấp cứu chấn thương sọ não Cấp cứu chấn thương sọ não TS.BS Đỗ Quốc Huy*1. Giới thiệu 1.1. Khái niệm: chấn thương sọ não (CTSN) còn gọi là chấn thương đầu (CTĐ) là những tổn thương sọ và não do tác động đột ngột của vật cứng đập (hoặc xâm nhập) vào đầu hoặc đầu đập vào vật cứng. 1.2. Đặc điểm về CTSN:− Một cấp cứu thường gặp do các tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn trong sinh hoạt (té, ngã), đánh nhau …− Một vấn đề lớn của sức khỏe cộng đồng: + Tại Việt Nam theo thống kê của Ủy ban An Toàn Giao Thông Quốc Gia 2007 thì “trong 11 tháng đầu năm 2006, cả nước đã xảy ra 13.253 vụ tai nãn giao thông, làm chết 11.489 người, bị thương 10.213 người (bình quân mỗi ngày có 34 người chết, 31 người bị thương vì TNGT) trong đó chủ yếu là CTSN”. + Tại Hoa kỳ: theo CDC 2004 “ít nhất có 1,4 triệu người bị CTSN một năm trong đó có trên 1,1 triệu lượt bệnh nhân (BN) được cấp cứu, 235 000 BN nhập viện và tử vong 50 000 người”− Thường gặp ở người trẻ, nam nhiều hơn nữ.− Nhìn chung chỉ có một tỉ lệ nhỏ BN có thể cần điều trị phẫu thuật cấp cứu nhằm lấy bỏ khối máu tụ choán chỗ làm gia tăng áp lực nội sọ (ALNS) hoặc mở sọ giải ép khi có dấu hiệu tăng ALNS đáng kể hay khâu cầm máu vết thương da đầu và sửa chữa phần xương sọ bị lún, phần lớn được điều trị nội khoa, chủ yếu là công tác chăm sóc điều dưỡng hết sức tỷ mỉ và tích cực nhằm hỗ trợ BN, cho phép khôi phục tối đa tổn thương nguyên phát và đảo ngược hay ngăn ngừa tổn thương thứ phát hoặc các biến chứng có thể. 1.3. Giải phẫu - sinh lý liên quan CTSN:− Ở người lớn hộp sọ là một khoang cứng có dung tích cố định khoảng 1400 đến 1700 ml, chứa đựng và bảo vệ mô não (80% thể tích), dịch não tủy (10% thể tích) và máu (10% thể tích). Sự gia tăng thể tích một cách bất thường của một trong ba thành phần chứa trong hộp sọ đều có thể dẫn đến gia tăng đáng kể áp suất bên trong hộp sọ (intracranial pressure – ICP), bình thường ICP khoảng 10 đến 15 mmHg, nếu tăng trên 20 mmHg có thể gây nên tình trạng bệnh lý tăng ICP). ICP ở trẻ em thấp hơn ở người lớn và có thể thấp hơn áp suất khí quyển ở trẻ sơ sinh. ICP trong điều kiện sinh lý luôn ổn định với những thời điểm gia tăng thoáng qua như ho, hắt hơi nhảy mũi hay khi làm nghiệm pháp Valsalva. Trong điều kiện bệnh lý, ICP luôn có xu hướng tăng cao, đặc biệt khi có tổn thương não do chấn thương, gây nên những khối choán chỗ (máu tụ nội sọ) hay tình trạng sưng phù não.− Tương quan giữa sự thay đổi của thể tích các Áp suất nội sọ (mmHg) thành phần bên trong hộp sọ với sự thay đổi về áp suất nội sọ được gọi là đặc tính giãn nở của các thành phần trong hộp sọ. Khi có khối choán chỗ nội sọ (máu tụ, …) phát triển hay phù não gia tăng, trước hết cơ thể sẽ đáp ứng bù trừ bằng cách dịch chuyển bớt dịch não tủy ra khỏi hộp sọ và giảm bớt thể tích máu trong hệ thống tĩnh mạch não bằng cách co thắt hệ tĩnh mạch não dẫn lưu máu về đại Thể tích nội sọ (ml) tuần hoàn. Tuy nhiên khi các cơ chế bù trừ Hình 1: tương quan thể tích và ICP (độ giãn nở) đó không còn khả năng đáp ứng đủ nhu cầu thì chỉ cần gia tăng chút ít về thể tích nội sọ có thể dẫn đến gia tăng đáng kể ICP (hình 1). Như vậy mức độ và tốc tộ gia tăng về thể tích nội sọ sẽ quyết định mức ảnh hưởng đến ICP, điều này rất quan trọng khi nghiên cứu tiếp cận chẩn đoán và điều trị CTSN.* Bệnh viện Cấp Cứu Trưng Vương. 1− Lưu lượng máu não (Cerebral blood flow - CBF) quyết định thể tích máu trong hộp sọ. CBF gia tăng khi có tăng PaCO2 trong máu (hypercapnia) hoặc khi có giảm PO2 mô (hypoxia). CBF luôn được giữ ổn định nhờ cơ chế tự động điều chỉnh, cơ chế này có thể bị rối loạn khi có tổn thương thần kinh và có thể dẫn đến phù não một cách nhanh chóng và nghiêm trọng, đặc biệt ở trẻ em. Khi ICP gia tăng đáng kể, có thể làm tổn thương não do đè ép vào cuống não và/hoặc làm giảm CBF. CBF được xác định theo định luật Ohm như sau: CBF = (CAP – JVP ) ÷ CVR (CAP: carotid arterial pressure – áp lực động mạch cảnh, JVP: jugular venous pressure – áp lực tĩnh mạch cảnh và CVR: cerebrovascular resistance – sức cản mạch máu não).− Áp lực tưới máu não (Cerebral perfusion pressure – CPP) là áp lực cần thiết để đẩy máu đến tưới (cung cấp) đầy đủ cho não bộ. CPP sẽ bị giảm sút nghiêm trọng khi có tình trạng tụt giảm huyết áp (MAP) và/hoặc gia tăng ICP và sẽ gây ra những tổn thương thiếu máu não (ischemia) cục bộ hay toà ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cấp cứu chấn thương sọ não Cấp cứu chấn thương sọ não TS.BS Đỗ Quốc Huy*1. Giới thiệu 1.1. Khái niệm: chấn thương sọ não (CTSN) còn gọi là chấn thương đầu (CTĐ) là những tổn thương sọ và não do tác động đột ngột của vật cứng đập (hoặc xâm nhập) vào đầu hoặc đầu đập vào vật cứng. 1.2. Đặc điểm về CTSN:− Một cấp cứu thường gặp do các tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn trong sinh hoạt (té, ngã), đánh nhau …− Một vấn đề lớn của sức khỏe cộng đồng: + Tại Việt Nam theo thống kê của Ủy ban An Toàn Giao Thông Quốc Gia 2007 thì “trong 11 tháng đầu năm 2006, cả nước đã xảy ra 13.253 vụ tai nãn giao thông, làm chết 11.489 người, bị thương 10.213 người (bình quân mỗi ngày có 34 người chết, 31 người bị thương vì TNGT) trong đó chủ yếu là CTSN”. + Tại Hoa kỳ: theo CDC 2004 “ít nhất có 1,4 triệu người bị CTSN một năm trong đó có trên 1,1 triệu lượt bệnh nhân (BN) được cấp cứu, 235 000 BN nhập viện và tử vong 50 000 người”− Thường gặp ở người trẻ, nam nhiều hơn nữ.− Nhìn chung chỉ có một tỉ lệ nhỏ BN có thể cần điều trị phẫu thuật cấp cứu nhằm lấy bỏ khối máu tụ choán chỗ làm gia tăng áp lực nội sọ (ALNS) hoặc mở sọ giải ép khi có dấu hiệu tăng ALNS đáng kể hay khâu cầm máu vết thương da đầu và sửa chữa phần xương sọ bị lún, phần lớn được điều trị nội khoa, chủ yếu là công tác chăm sóc điều dưỡng hết sức tỷ mỉ và tích cực nhằm hỗ trợ BN, cho phép khôi phục tối đa tổn thương nguyên phát và đảo ngược hay ngăn ngừa tổn thương thứ phát hoặc các biến chứng có thể. 1.3. Giải phẫu - sinh lý liên quan CTSN:− Ở người lớn hộp sọ là một khoang cứng có dung tích cố định khoảng 1400 đến 1700 ml, chứa đựng và bảo vệ mô não (80% thể tích), dịch não tủy (10% thể tích) và máu (10% thể tích). Sự gia tăng thể tích một cách bất thường của một trong ba thành phần chứa trong hộp sọ đều có thể dẫn đến gia tăng đáng kể áp suất bên trong hộp sọ (intracranial pressure – ICP), bình thường ICP khoảng 10 đến 15 mmHg, nếu tăng trên 20 mmHg có thể gây nên tình trạng bệnh lý tăng ICP). ICP ở trẻ em thấp hơn ở người lớn và có thể thấp hơn áp suất khí quyển ở trẻ sơ sinh. ICP trong điều kiện sinh lý luôn ổn định với những thời điểm gia tăng thoáng qua như ho, hắt hơi nhảy mũi hay khi làm nghiệm pháp Valsalva. Trong điều kiện bệnh lý, ICP luôn có xu hướng tăng cao, đặc biệt khi có tổn thương não do chấn thương, gây nên những khối choán chỗ (máu tụ nội sọ) hay tình trạng sưng phù não.− Tương quan giữa sự thay đổi của thể tích các Áp suất nội sọ (mmHg) thành phần bên trong hộp sọ với sự thay đổi về áp suất nội sọ được gọi là đặc tính giãn nở của các thành phần trong hộp sọ. Khi có khối choán chỗ nội sọ (máu tụ, …) phát triển hay phù não gia tăng, trước hết cơ thể sẽ đáp ứng bù trừ bằng cách dịch chuyển bớt dịch não tủy ra khỏi hộp sọ và giảm bớt thể tích máu trong hệ thống tĩnh mạch não bằng cách co thắt hệ tĩnh mạch não dẫn lưu máu về đại Thể tích nội sọ (ml) tuần hoàn. Tuy nhiên khi các cơ chế bù trừ Hình 1: tương quan thể tích và ICP (độ giãn nở) đó không còn khả năng đáp ứng đủ nhu cầu thì chỉ cần gia tăng chút ít về thể tích nội sọ có thể dẫn đến gia tăng đáng kể ICP (hình 1). Như vậy mức độ và tốc tộ gia tăng về thể tích nội sọ sẽ quyết định mức ảnh hưởng đến ICP, điều này rất quan trọng khi nghiên cứu tiếp cận chẩn đoán và điều trị CTSN.* Bệnh viện Cấp Cứu Trưng Vương. 1− Lưu lượng máu não (Cerebral blood flow - CBF) quyết định thể tích máu trong hộp sọ. CBF gia tăng khi có tăng PaCO2 trong máu (hypercapnia) hoặc khi có giảm PO2 mô (hypoxia). CBF luôn được giữ ổn định nhờ cơ chế tự động điều chỉnh, cơ chế này có thể bị rối loạn khi có tổn thương thần kinh và có thể dẫn đến phù não một cách nhanh chóng và nghiêm trọng, đặc biệt ở trẻ em. Khi ICP gia tăng đáng kể, có thể làm tổn thương não do đè ép vào cuống não và/hoặc làm giảm CBF. CBF được xác định theo định luật Ohm như sau: CBF = (CAP – JVP ) ÷ CVR (CAP: carotid arterial pressure – áp lực động mạch cảnh, JVP: jugular venous pressure – áp lực tĩnh mạch cảnh và CVR: cerebrovascular resistance – sức cản mạch máu não).− Áp lực tưới máu não (Cerebral perfusion pressure – CPP) là áp lực cần thiết để đẩy máu đến tưới (cung cấp) đầy đủ cho não bộ. CPP sẽ bị giảm sút nghiêm trọng khi có tình trạng tụt giảm huyết áp (MAP) và/hoặc gia tăng ICP và sẽ gây ra những tổn thương thiếu máu não (ischemia) cục bộ hay toà ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
sơ cấp cứu xử trí cấp cứu thông tin y học Cấp cứu chấn thương sọ não chấn thương đầuGợi ý tài liệu liên quan:
-
XỬ TRÍ BIẾN CHỨNG CỦA NHỒI MÁU CƠ TIM VÀ PHÒNG BỆNH THỨ PHÁT NHỒI MÁU CƠ TIM (Kỳ 2)
5 trang 157 0 0 -
50 trang 29 0 0
-
Ngộ độc thuốc trừ sâu phospho hữu cơ
5 trang 28 0 0 -
BÀI GIẢNG CẤP CỨU Y TẾ TRONG THẢM HỌA (Kỳ 9)
5 trang 27 0 0 -
Bài giảng Chẩn đoán và điều trị nhức đầu (Phần 2)
6 trang 26 0 0 -
5 trang 26 0 0
-
Đề phòng chấn thương và sơ cấp cứu
4 trang 24 0 0 -
50 trang 24 0 0
-
NGỘ ĐỘC PYRETHRINS VÀ PYRETHROIDS
2 trang 24 0 0 -
THAN HOẠT TRONG ĐIỀU TRỊ NGỘ ĐỘC THUỐC
4 trang 23 0 0 -
Bài giảng Dẫn lưu màng phổi (Phần 1)
8 trang 23 0 0 -
4 trang 22 0 0
-
BÀI GIẢNG CẤP CỨU Y TẾ TRONG THẢM HỌA (Kỳ 6)
5 trang 22 0 0 -
CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG NGHE KÉM (KỲ 2)
5 trang 22 0 0 -
Bài giảng Chẩn đoán và điều trị nhức đầu (Phần 8)
8 trang 22 0 0 -
50 trang 22 0 0
-
CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG NGHE KÉM (KỲ 1)
7 trang 21 0 0 -
4 trang 21 0 0
-
RỐI LOẠN CÂN BẰNG KIỀM TOAN (Kỳ 3)
5 trang 21 0 0 -
TRIỆU CHỨNG SUY THẬN CẤP (Kỳ 2)
7 trang 21 0 0