Chủ nghĩa bảo hộ số và các rào cản đối với thương mại số và dòng chảy dữ liệu xuyên biên giới
Số trang: 18
Loại file: pdf
Dung lượng: 421.79 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Số hóa tạo ra hàng hóa và dịch vụ số mới, giúp tăng cường các dòng chảy vật lý, cung cấp các nền tảng đóng vai trò trung gian cho sản xuất, trao đổi và tiêu thụ. Vai trò của thương mại điện tử (thương mại số) và các dòng dữ liệu xuyên biên giới ngày càng trở nên quan trọng hơn trong các nền kinh tế quốc gia cũng như toàn cầu. Trong những năm gần đây, chủ nghĩa bảo hộ số, với nhiều lý do khác nhau, đã xuất hiện và tăng cường ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chủ nghĩa bảo hộ số và các rào cản đối với thương mại số và dòng chảy dữ liệu xuyên biên giới CHỦ NGHĨA BẢO HỘ SỐ VÀ CÁC RÀO CẢN ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI SỐ VÀ DÒNG CHẢY DỮ LIỆU XUYÊN BIÊN GIỚI DIGITAL PROTECTIONISM AND BARRIERS TO DIGITAL COMMERCE AND CROSS-BORDER DATA FLOWS PGS,TS. Nguyễn Văn Minh Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Số hóa tạo ra hàng hóa và dịch vụ số mới, giúp tăng cường các dòng chảy vật lý, cung cấp các nền tảng đóng vai trò trung gian cho sản xuất, trao đổi và tiêu thụ. Vai trò của thương mại điện tử (thương mại số) và các dòng dữ liệu xuyên biên giới ngày càng trở nên quan trọng hơn trong các nền kinh tế quốc gia cũng như toàn cầu. Trong những năm gần đây, chủ nghĩa bảo hộ số, với nhiều lý do khác nhau, đã xuất hiện và tăng cường ở nhiều quốc gia trên thế giới. So sánh với chủ nghĩa bảo hộ truyền thống, chủ nghĩa bảo hộ số có những đặc điểm khác biệt. Cách tiếp cận của các quốc gia khác nhau đối với chủ nghĩa bảo hộ số cũng khác nhau. Các biện pháp bảo hộ số đã cản trở dòng chảy dữ liệu và thương mại số xuyên biên giới. Các tổ chức quốc tế, đặc biệt là WTO, cần có những hoạt động hướng tới giảm thiểu chủ nghĩa bảo hộ số và tác động tiêu cực của nó đối với thương mại số và dòng chảy dữ liệu. Từ khóa: thương mại số, dòng chảy dữ liệu, chủ nghĩa bảo hộ số, rào cản. Abstract Digitization creates new digital goods and services, enhances physical flows, provides platforms that act as intermediaries for production, trade and consumption. The role of e-commerce (digital commerce) and cross-border data flows is becoming more and more important in both national and global economies. In recent years, digital protectionism, for a variety of reasons, has emerged and intensified in many countries around the world. Compared to traditional protectionism, digital protectionism has different characteristics. Different countries' approaches to digital protectionism also differ. Digital protection measures have impeded the flow of data and across borders digital commerce. International organizations, especially the WTO, need to take action towards reducing digital protectionism and its negative impact on digital trade and data flows. Keywords: digital commerce, data flow, digital protectionism, barrier. 1. Đặt vấn đề và phương pháp nghiên cứu Cuộc cách mạng kỹ thuật số dựa trên Internet đang tạo ra sự thay đổi cơ bản cho nền kinh tế toàn cầu, không chỉ dẫn đến các phương thức truyền thông và chia sẻ thông tin mới, mô hình kinh doanh mới và các nguồn tăng trưởng công việc mới, mà còn đặt ra các câu hỏi và yêu cầu hoạch định các chính sách mới. Toàn cầu hóa đã bước vào một kỷ 239 nguyên mới được xác định bởi các luồng dữ liệu truyền tải thông tin, ý tưởng và sáng tạo đổi mới. Với sự ra đời của Công nghiệp 4.0 và những tiến bộ công nghệ đi kèm, phạm vi của thương mại số đang mở rộng nhanh hơn nhiều so với những gì mọi người có thể tưởng tượng hai thập kỷ trước. Thương mại số đang phát triển đi kèm với giao dịch truyền tải điện tử đang phát triển nhanh chóng, đó là phân phối hàng hóa trực tuyến, ví dụ âm nhạc, sách điện tử, phim, phần mềm và trò chơi video. Phát triển số hóa sẽ thúc đẩy thương mại số hơn nữa vì tài nguyên cốt lõi của nền kinh tế số như dữ liệu, phần mềm và các tệp hỗ trợ máy tính (CAD) được sử dụng trong in 3D, dữ liệu liên quan tới robotics, trí tuệ nhân tạo, Internet of things, v.v. cần được truyền tải bằng điện tử. Bên cạnh quá trình phát triển mạnh mẽ công nghệ số, kinh tế số và thương mại số, xuất hiện xu hướng ngược lại, có tác động cản trở quá trình trên - chủ nghĩa bảo hộ số. Các vấn đề liên quan đến chủ nghĩa bảo hộ số đã bước đầu được quan tâm nghiên cứu trên thế giới. Tuy nhiên, cho tới nay, chưa có một nghiên cứu nào về chủ nghĩa bảo hộ số được công bố ở Việt Nam. Trong khi chưa có được một nghiên cứu sâu rộng và chi tiết về vấn đề này, bài viết cố gắng đưa ra một số phác họa ban đầu về chủ nghĩa bảo hộ số và tác động của nó tới thương mại số và dòng chảy dữ liệu xuyên biên giới trên cơ sở phân tích các tài liệu thu thập được từ các nguồn khác nhau: sách xuất bản và các bài viết đăng trên các tạp chí, trên Internet. 2. Thương mại số và chủ nghĩa bảo hộ số trong thương mại quốc tế 2.1. Số hóa, thương mại số và phát triển kinh tế Số hóa (Digitization, digitalization) là quá trình chuyển đổi thông tin thành định dạng số (nghĩa là máy tính có thể đọc được), trong đó thông tin được tổ chức thành các bit. Công nghệ số (Digital technology) bao gồm tất cả các loại thiết bị điện tử và ứng dụng sử dụng thông tin dưới dạng mã số. Dòng dữ liệu (data flow) là dòng chuyển động của dữ liệu tử bộ phận này đến một bộ phận khác trong một máy tính, từ ứng dụng này ứng dụng khác, từ máy tính này tới máy tính khác và từ hệ thống thông tin này tới tới hệ thống thông tin khác. Thương mại số (Digital Commerce) là hệ quả của quá trình số hóa. Thương mại số (hay thương mại điện tử) đề cập đến việc sử dụng Internet và mạng nội bộ để mua, bán, vận chuyển hoặc trao đổi dữ liệu, hàng hóa hoặc dịch vụ [8]. Nếu các doanh nghiệp, các máy tính/hệ thống thông tin thực hiện các giao dịch thương mại số và trao đổi thông tin/dữ liệu với nhau nằm ở các quốc gia khác nhau, chúng ta có thương mại số và dòng dữ liệu xuyên biên giới. Sự phát triển của công nghệ số trong mấy thập kỷ gần đây dẫn tới quá trình số hóa các dòng chảy thương mại, đặc biệt là các dòng chảy thương mại xuyên biên giới. Việc số hóa ngày càng tăng ảnh hưởng đến các luồng tài chính và dữ liệu, cũng như sự chuyển động của con người và hàng hóa. McKinsey mô tả ba cách chính mà công nghệ số ảnh hưởng đến dòng chảy thương mại toàn cầu [6]: 240 ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chủ nghĩa bảo hộ số và các rào cản đối với thương mại số và dòng chảy dữ liệu xuyên biên giới CHỦ NGHĨA BẢO HỘ SỐ VÀ CÁC RÀO CẢN ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI SỐ VÀ DÒNG CHẢY DỮ LIỆU XUYÊN BIÊN GIỚI DIGITAL PROTECTIONISM AND BARRIERS TO DIGITAL COMMERCE AND CROSS-BORDER DATA FLOWS PGS,TS. Nguyễn Văn Minh Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Số hóa tạo ra hàng hóa và dịch vụ số mới, giúp tăng cường các dòng chảy vật lý, cung cấp các nền tảng đóng vai trò trung gian cho sản xuất, trao đổi và tiêu thụ. Vai trò của thương mại điện tử (thương mại số) và các dòng dữ liệu xuyên biên giới ngày càng trở nên quan trọng hơn trong các nền kinh tế quốc gia cũng như toàn cầu. Trong những năm gần đây, chủ nghĩa bảo hộ số, với nhiều lý do khác nhau, đã xuất hiện và tăng cường ở nhiều quốc gia trên thế giới. So sánh với chủ nghĩa bảo hộ truyền thống, chủ nghĩa bảo hộ số có những đặc điểm khác biệt. Cách tiếp cận của các quốc gia khác nhau đối với chủ nghĩa bảo hộ số cũng khác nhau. Các biện pháp bảo hộ số đã cản trở dòng chảy dữ liệu và thương mại số xuyên biên giới. Các tổ chức quốc tế, đặc biệt là WTO, cần có những hoạt động hướng tới giảm thiểu chủ nghĩa bảo hộ số và tác động tiêu cực của nó đối với thương mại số và dòng chảy dữ liệu. Từ khóa: thương mại số, dòng chảy dữ liệu, chủ nghĩa bảo hộ số, rào cản. Abstract Digitization creates new digital goods and services, enhances physical flows, provides platforms that act as intermediaries for production, trade and consumption. The role of e-commerce (digital commerce) and cross-border data flows is becoming more and more important in both national and global economies. In recent years, digital protectionism, for a variety of reasons, has emerged and intensified in many countries around the world. Compared to traditional protectionism, digital protectionism has different characteristics. Different countries' approaches to digital protectionism also differ. Digital protection measures have impeded the flow of data and across borders digital commerce. International organizations, especially the WTO, need to take action towards reducing digital protectionism and its negative impact on digital trade and data flows. Keywords: digital commerce, data flow, digital protectionism, barrier. 1. Đặt vấn đề và phương pháp nghiên cứu Cuộc cách mạng kỹ thuật số dựa trên Internet đang tạo ra sự thay đổi cơ bản cho nền kinh tế toàn cầu, không chỉ dẫn đến các phương thức truyền thông và chia sẻ thông tin mới, mô hình kinh doanh mới và các nguồn tăng trưởng công việc mới, mà còn đặt ra các câu hỏi và yêu cầu hoạch định các chính sách mới. Toàn cầu hóa đã bước vào một kỷ 239 nguyên mới được xác định bởi các luồng dữ liệu truyền tải thông tin, ý tưởng và sáng tạo đổi mới. Với sự ra đời của Công nghiệp 4.0 và những tiến bộ công nghệ đi kèm, phạm vi của thương mại số đang mở rộng nhanh hơn nhiều so với những gì mọi người có thể tưởng tượng hai thập kỷ trước. Thương mại số đang phát triển đi kèm với giao dịch truyền tải điện tử đang phát triển nhanh chóng, đó là phân phối hàng hóa trực tuyến, ví dụ âm nhạc, sách điện tử, phim, phần mềm và trò chơi video. Phát triển số hóa sẽ thúc đẩy thương mại số hơn nữa vì tài nguyên cốt lõi của nền kinh tế số như dữ liệu, phần mềm và các tệp hỗ trợ máy tính (CAD) được sử dụng trong in 3D, dữ liệu liên quan tới robotics, trí tuệ nhân tạo, Internet of things, v.v. cần được truyền tải bằng điện tử. Bên cạnh quá trình phát triển mạnh mẽ công nghệ số, kinh tế số và thương mại số, xuất hiện xu hướng ngược lại, có tác động cản trở quá trình trên - chủ nghĩa bảo hộ số. Các vấn đề liên quan đến chủ nghĩa bảo hộ số đã bước đầu được quan tâm nghiên cứu trên thế giới. Tuy nhiên, cho tới nay, chưa có một nghiên cứu nào về chủ nghĩa bảo hộ số được công bố ở Việt Nam. Trong khi chưa có được một nghiên cứu sâu rộng và chi tiết về vấn đề này, bài viết cố gắng đưa ra một số phác họa ban đầu về chủ nghĩa bảo hộ số và tác động của nó tới thương mại số và dòng chảy dữ liệu xuyên biên giới trên cơ sở phân tích các tài liệu thu thập được từ các nguồn khác nhau: sách xuất bản và các bài viết đăng trên các tạp chí, trên Internet. 2. Thương mại số và chủ nghĩa bảo hộ số trong thương mại quốc tế 2.1. Số hóa, thương mại số và phát triển kinh tế Số hóa (Digitization, digitalization) là quá trình chuyển đổi thông tin thành định dạng số (nghĩa là máy tính có thể đọc được), trong đó thông tin được tổ chức thành các bit. Công nghệ số (Digital technology) bao gồm tất cả các loại thiết bị điện tử và ứng dụng sử dụng thông tin dưới dạng mã số. Dòng dữ liệu (data flow) là dòng chuyển động của dữ liệu tử bộ phận này đến một bộ phận khác trong một máy tính, từ ứng dụng này ứng dụng khác, từ máy tính này tới máy tính khác và từ hệ thống thông tin này tới tới hệ thống thông tin khác. Thương mại số (Digital Commerce) là hệ quả của quá trình số hóa. Thương mại số (hay thương mại điện tử) đề cập đến việc sử dụng Internet và mạng nội bộ để mua, bán, vận chuyển hoặc trao đổi dữ liệu, hàng hóa hoặc dịch vụ [8]. Nếu các doanh nghiệp, các máy tính/hệ thống thông tin thực hiện các giao dịch thương mại số và trao đổi thông tin/dữ liệu với nhau nằm ở các quốc gia khác nhau, chúng ta có thương mại số và dòng dữ liệu xuyên biên giới. Sự phát triển của công nghệ số trong mấy thập kỷ gần đây dẫn tới quá trình số hóa các dòng chảy thương mại, đặc biệt là các dòng chảy thương mại xuyên biên giới. Việc số hóa ngày càng tăng ảnh hưởng đến các luồng tài chính và dữ liệu, cũng như sự chuyển động của con người và hàng hóa. McKinsey mô tả ba cách chính mà công nghệ số ảnh hưởng đến dòng chảy thương mại toàn cầu [6]: 240 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Khoa học thương mại Thương mại điện tử Thương mại số Dòng chảy dữ liệu Chủ nghĩa bảo hộ sốGợi ý tài liệu liên quan:
-
6 trang 825 0 0
-
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi sử dụng ví điện tử Momo
6 trang 557 10 0 -
Bài giảng Quản trị tác nghiệp thương mại điện tử - PGS.TS Nguyễn Văn Minh
249 trang 528 9 0 -
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi mua sắm tại cửa hàng GS25 tại Ung Văn Khiêm Campus
6 trang 500 9 0 -
6 trang 472 7 0
-
Giáo trình Thương mại điện tử: Phần 1 - TS. Ao Thu Hoài
102 trang 410 7 0 -
Giáo trình Thương mại điện tử căn bản: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Văn Minh (Chủ biên)
188 trang 363 4 0 -
5 trang 358 1 0
-
7 trang 355 2 0
-
Giáo trình Thương mại điện tử căn bản: Phần 1 - TS. Trần Văn Hòe
181 trang 319 6 0