Chuỗi giá trị tôm sú quảng canh ở vùng Tây Nam Bộ
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuỗi giá trị tôm sú quảng canh ở vùng Tây Nam Bộ 56 Nguyễn Phú Son và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(2), 56-64 CHUỖI GIÁ TRỊ TÔM SÚ QUẢNG CANH Ở VÙNG TÂY NAM BỘ NGUYỄN PHÚ SON1, LÊ VĂN GIA NHỎ2, NGUYỄN THỊ THU AN3, NGUYỄN THÙY TRANG1,* và LÊ BỬU MINH QUÂN1 1 Trường Đại học Cần Thơ 2 Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam 3 Trường Đại học Kỹ thuật, Công nghệ Cần Thơ *Email: nttrang@ctu.edu.vn (Ngày nhận: 28/07/2019; Ngày nhận lại: 13/12/2019; Ngày duyệt đăng: 19/02/2020) TÓM TẮT Nghiên cứu đã được thực hiện dựa vào cách tiếp cận liên kết chuỗi giá trị (CGT) valuelinks của GTZ (Deutsche Gesellschaft für Technische Zusammenarbeit – Đức) năm 2008, thông qua các cuộc khảo sát tất cả các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị tôm sú tại 4 tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Kiên Giang. Cụ thể đã khảo sát 67 đại lý và trang trại cung cấp con giống, thức ăn và thuốc thủy sản; 339 hộ nuôi tôm sú theo hình thức quảng canh cải tiến (QCCT); 53 thương lái và chủ vựa; 8 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu (DNCBXK) và 54 chuyên gia trong ngành, cán bộ kỹ thuật và lãnh đạo các địa phương. Hai công cụ được sử dụng chính trong nghiên cứu này là lập sơ đồ CGT và phân tích kinh tế chuỗi. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 khâu và 5 kênh phân phối trong CGT tôm sú ở vùng Tây Nam Bộ (TNB). Trong đó, tôm sú phần lớn được tiêu thụ qua kênh phân phối: Hộ nuôi Thương lái DNCBXK Người tiêu dùng nước ngoài (xuất khẩu). Có 3 sản phẩm tôm sú xuất khẩu chính, bao gồm: tôm sú xuất khẩu nguyên con đông lạnh (HOSO), tôm sú xuất khẩu bỏ đầu, đông lạnh (HLSO) và tôm sú xuất khẩu bỏ đầu, lột vỏ, còn đuôi (PTO). Trong đó, tôm PTO tạo được giá trị gia tăng và lợi nhuận cao nhất. Nhìn chung, phân phối lợi nhuận giữa các tác nhân tham gia trong CGT chưa thực sự hợp lý, theo hướng bất lợi cho các hộ nuôi. Kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, cải thiện kênh phân phối thông qua các hoạt động liên kết ngang và liên kết dọc, cũng như cắt giảm chi phí sản xuất tôm nguyên liệu là hai giải pháp hữu hiệu để nâng cấp CGT tôm sú ở vùng TNB. Từ khóa: Chuỗi giá trị; Giá trị gia tăng; Lợi nhuận; Tác nhân; Tôm sú Black tiger shrimp value chain in the Mekong Delta ABSTRACT The study was conducted based on GTZ's value chain link approach – valuelinks (Deutsche Gesellschaft für Technische Zusammenarbeit - Germany) in 2008, through surveys of all actors in the black Tiger shrimp value chain in 4 provinces of Ca Mau, Bac Lieu, Soc Trang and Kien Giang. Specifically, the research team interviewed 67 agents and farms supplying of seeds, feeds and aquatic products, 339 households raising black tiger shrimp with improved intensive farming; 53 traders and owners; 8 export processing enterprises (EPEs) and 54 industry experts, technicians and local leaders. The two main tools used in this study are value chain mapping and chain economic analysis. Research results show that there are 5 stages and 5 distribution channels in the black tiger shrimp value chain in the Southwest region. In which, black tiger shrimp is mostly consumed through the following distribution channel: Households Collectors EPEs Foreign consumers (exports). There are 3 main export shrimp products, including: frozen whole shrimp exports (HOSO), headless, frozen shrimp exports (HLSO,) and exported shrimp headless, Nguyễn Phú Son và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(2), 56-64 57 peeled, and tail (PTO). In particular, PTO shrimp creates the highest added value and profit. In general, the distribution of profits among the participants in the value chain is not really reasonable Research results have also shown that improving distribution channels through horizontal and vertical linkage activities, as well as cutting raw material production costs are two effective solutions to upgrade the black tiger shrimp value chain in the Southwest region. Keywords: Value chain; Value-added; Profit; Actor; Black Tiger shrimp 1. Giới thiệu tôm, nhưng vẫn còn rất nhiều kẻ hở từ khâu sản Vùng Tây Nam Bộ (TNB) là vùng trọng xuất tới khâu tiêu thụ do nông hộ vẫn còn sản điểm về nuôi trồng thủy sản nói chung, và xuất nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ. Ngoài ra, việc lõng ngành tôm nước lợ nói riêng, năm 2014 diện lẽo trong các khâu liên kết giữa các nông hộ tích nuôi tôm nước lợ chiếm 91% diện tích nuôi cũng như giữa các nông hộ với người thu mua trồng của cả nước tăng gấp 1,13 lần so với năm cũng phần nào dẫn đến lợi nhuận đạt được của 2010, bình quân tăng 3,12%/năm, về sản lượng các nông hộ khá thấp (Võ Thị Thanh Lộc và bình quân chiếm 80,61% tăng 1,5 lần so với cộng sự, 2009; Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn năm 2010, bình quân tăng 10,59%/năm, về kim Phú Son, 2013; Nguyễn Thuỳ Trang và cộng ngạch xuất khẩu chiếm 50,45% tổng kim ngạch sự, 2018). Do đó phân tích chuỗi giá trị (CGT) xuất khẩu thủy sản toàn quốc, tăng 1,56 lần so tôm sú theo hình thức nuôi QCCT trở nên rất với năm 2010 (VASEP, 2015). Tôm nuôi ở cần thiết để phát hiện những lỗ hổng trong vùng TNB chủ yếu là tôm sú, tôm thẻ chân CGT, cũng như những cơ hội, thách thức và trắng (gọi tắt là tôm thẻ) và tôm càng xanh, điểm mạnh của hình thức nuôi tôm này ở vùng trong đó tôm sú (đạt 269.711 tấn/năm) và tôm TNB, từ đó làm cơ sở cho những đề xuất nâng thẻ (391.363 tấn/năm) chiếm giá trị lớn trong cấp CGT tôm sú theo hình thức nuôi QCCT tổng giá trị xuất khẩu của ngành tôm Việt Nam phát triển bền vững. (Viện kinh tế và quy hoạch thủy sản, 2015). 2. Mục tiêu nghiên cứu Các ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tôm sú quảng canh Chuỗi giá trị Giá trị gia tăng Giá trị tôm sú Tôm sú xuất khẩu nguyên con đông Hình thức quảng canh cải tiếnGợi ý tài liệu liên quan:
-
Bài giảng Thương mại điện tử: Bài 3 - TS. Nguyễn Hồng Quân
149 trang 44 0 0 -
Tài liệu học tập Quản trị chuỗi cung ứng: Phần 1
93 trang 30 0 0 -
Những điều cần biết về Quản trị Marketing: Phần 2
152 trang 29 0 0 -
Cơ chế chính sách điều tiết giá trị gia tăng khi nhà nước đầu tư phát triển hạ tầng
4 trang 27 0 0 -
Giáo trình Kế toán thuế và báo cáo thuế: Phần 13
455 trang 26 0 0 -
Định nghĩa thuế thu nhập cá nhân
43 trang 25 0 0 -
Bài giảng Thuế: Chương 4 - Nguyễn Đặng Hải Yến
109 trang 24 0 0 -
Bài giảng Kinh doanh điện tử: Chương 5 - ThS. Nguyễn Hoàng Ân
16 trang 24 0 0 -
Vai trò của ngân hàng đối với chuỗi giá trị nông sản
4 trang 23 0 0 -
1 trang 23 0 0
-
Lý thuyết thuế tiêu thụ đặc biệt
31 trang 23 0 0 -
12 trang 23 0 0
-
Xây dựng chuỗi giá trị gắn với thị trường trong bối cảnh hội nhập
9 trang 22 0 0 -
3 trang 22 0 0
-
3 trang 22 0 0
-
Tiểu luận Vai trò về thuế GTGT ở Việt Nam
39 trang 21 0 0 -
4 trang 21 0 0
-
BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI KHOA HỌC NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TỈNH QUẢNG NGÃI
25 trang 21 0 0 -
Phân tích chuỗi giá trị bưởi năm roi vùng Tây Nam Bộ
13 trang 21 0 0 -
Thuyết trình: Dự án Cửa hàng Bánh quy Yummy! Honey!
35 trang 21 0 0