CHƯƠNG 6: NHÓM CHẤT LƯỢNG (Phần 1)
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHƯƠNG 6: NHÓM CHẤT LƯỢNG (Phần 1) CHƯƠNG 6 NHÓM CHẤT LƯỢNG (Phần 1) Trong thời đại ngày nay, khi sự phân công lao động trong sản xuất kinhdoanh đã đến mức chi tiết, bao trùm mọi quá trình hoạt động, người ta khó thểhoàn tất công việc một cách hoàn hảo với chỉ nỗ lực của một cá nhân. Xu thế hợptác, cùng nhau làm việc, cùng nhau giải quyết một khó khăn, vướng mắc thể hiệnmọi nơi và trong mọi lĩnh vực, nhất là trong việc quản trị chất lượng sản phẩm. I.-SỰ CẦN THIẾT CỦA HỢP TÁC TRONG QUẢN TRỊCHẤT LƯỢNG Việc dùng hình thức hợp tác để giải quyết vấn đề có nhiều lợithế hơn là để cho các cá nhân giải quyết khó khăn một cách riêngbiệt: + Có thể giải quyết được nhiều loại trục trặc hơn, điều này vượt quá khảnăng của bất kỳ cá nhân nào, thậm chí bất kỳ một phòng ban nào; + Trục trặc được trình bày cho nhiều người đa dạng hơn về kiếnthức, khả năng và kinh nghiệm; + Cách tiếp cận làm cho tổ viên hài lòng hơn và nâng cao tinhthần của họ; + Những vấn đề vượt quá phạm vi phòng ban hay các giới hạnchức năng có thể được xử lý dễ hơn; + Các khuyến nghị dễ thực hiện hơn là những gợi ý cánhân. Phần lớn những điều này dựa vào tiền đề là người ta hết sức sẵn sàngủng hộ bất kỳ cố gắng nào mà mình đã góp phần vào hay giúp vào để triểnkhai. Cần lưu ý rằng, nhân viên sẽ không được động viên luôn luôn cảitiến công việc nếu không có : + Sự cam kết của ban lãnh đạo quản lý ở cấp cao nhất về cảitiến chất lượng; + “Bầu không khí” chất lượng có tổ chức; + Một cách đề cập các vấn đề về chất lượng bằng sự hợptác. Tất cả những điều này chủ yếu là nhằm làm cho con người ta cảm thấy,chấp nhận và hòan thành trách nhiệm. Có nhiều tổ chức đã coi điều này là một bộphận của chiến lược chất lượng của họ – “cho người ta có quyền hành động”. Nếungười ta nghe được nhân viên nói như sau : “Chúng tôi biết đây không phải làcách tốt nhất để làm việc này, nhưng nếu đó là cách mà lãnh đạo muốn chúng tôilàm thì đó là cách mà chúng tôi sẽ làm”, thì rõ ràng là tài năng chuyên môn đãkhông được khai thác và người ta không cảm thấy phải chịu trách nhiệm về kếtquả hành động của mình.Tinh thần trách nhiệm làm nảy nở tính tự hào, hài lòngvới công việc và việc làm tốt hơn. Từ những năm 1940, ý tưởng về việc công nhân cùng đóng góp tráchnhiệm vào hoạt động của doanh nghiệp đã được nhiều ông chủ ở Mỹ ứng dụng cóhiệu quả. Walt Disney là một trường hợp. Hàng tuần ông thường đến thăm vàchuyện trò với gia đình của các nhân viên dưới quyền. Chính vợ con họ đã giúpông nảy ra những ý tưởng bổ ích tuyệt vời. Walt Disney luôn khuyến khích côngnhân tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi khi có vấn đề mới nảy sinh,ông thường tập hợp công nhân lại và đề nghị họ nêu hướng giải quyết. Vì vậyWalt Disney đã duy trì gần như hoàn hảo chất lượng công việc. Nhiều doanh gialớn cũng đã sử dụng kỹ thuật này, dẫu không có trong văn bản chính thức nhưng ắthẳn vào thời đó các công ty đa số ở quy mô nhỏ, nhân sự ít do vậy nên công nhângắn bó với ban giám đốc nhiều hơn. Từ cuối những năm 40, hãng IBM cũng đã sử dụng các nhóm để giảiquyết các vấn đề kỹ thuật. Lúc bấy giờ khi một trong những máy điện toán đầutiên còn đang thành hình, nhu cầu về nó đã lớn đến nỗi người ta phải bắt tay vàosản xuất trước cả lúc công tác kỹ thuật được hoàn chỉnh. Những chi tiết máy cuốicùng được thực hiện ngay tại xưởng sản xuất với sự công tác của kỹ sư và côngnhân, kết quà là đã tạo ra một mẫu thiết kế hoàn thiện hơn, kỹ thuật sản xuất tốt, rẻvà nhanh hơn một cách đầy ý nghĩa. Cũng như tham gia vào công tác kỹ thuật màmỗi công nhân đã tiến bộ nhiều hơn. Sau thế chiến II, các công ty phát triển với tốc độ nhanh hơn và sản lượnglớn hơn đã gây ra rất nhiều vấn đề liên quan đến công nhân và hệ thống quản trị.Điều đáng tiếc là những mối dây giao tiếp và gắn bó giữa lãnh đạo và công nhânđã bị mất đi. Nhóm Chất lượng ở Nhật được bắt nguồn từ những lớp huấn luyệnhữu ích của Deming và Juran. Hầu hết các đốc công đã kinh qua các khóa học vềchất lượng đều tự hỏi không biết phải làm gì với kiến thức mà họ đã học được. Cóngười đặt câu hỏi : “Tại sao trong phân xưởng không hình thành những nhóm nhỏvà chỉ dạy những kỹ thuật này cho công nhân ? Tại sao lại không quảng bá kiếnthức này và kêu gọi công nhân giúp đỡ giải quyết các vấn đề thường nhật, sau rốt,ai là người rành rẽ công việc hơn cả ?”. Chính các câu hỏi trên đã đưa đến sự hìnhthành các nhóm chất lượng vào năm 1962. Năm 1977, Hiệp hội các nhóm chất lượng quốc tế IAQC(International Association of Quality Circles) xuất bản tạp chí Quality Circle rahàng quí. Tạp chí này ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
quản trị sản xuất quản lý chất lượng phương pháp quản lý quản trị doanh nghiệp nhóm chất lượngTài liệu cùng danh mục:
-
Giáo trình Quản trị học: Phần 1 - PGS. TS. Trần Anh Tài
137 trang 811 12 0 -
6 trang 642 0 0
-
Giáo trình Quản trị quan hệ khách hàng: Phần 1
44 trang 534 4 0 -
47 trang 488 6 0
-
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi mua sắm tại cửa hàng GS25 tại Ung Văn Khiêm Campus
6 trang 487 9 0 -
Nguyên lý kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu: Phần 1 - GS.TS. Võ Thanh Thu
225 trang 431 4 0 -
Giáo trình Quản trị kinh doanh nhà hàng (Nghề: Quản trị nhà hàng)
226 trang 413 8 0 -
Khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng về Nhà hàng Buffet Topokki Dookki chi nhánh D2
5 trang 404 10 0 -
100 câu hỏi trắc nghiệm môn: hành vi tổ chức
6 trang 375 0 0 -
Lý thuyết và bài tập Quản trị sản xuất và dịch vụ (Tái bản lần thứ bảy): Phần 1
222 trang 368 0 0
Tài liệu mới:
-
8 trang 0 0 0
-
10 trang 0 0 0
-
Bài giảng Khai phá dữ liệu - Chương 3: Khai phá luật kết hợp
70 trang 0 0 0 -
Bài giảng Khai phá dữ liệu - Chương 5: Phân lớp dữ liệu
34 trang 0 0 0 -
Bài giảng Khai phá dữ liệu - Chương 4: Phân cụm dữ liệu
47 trang 0 0 0 -
Bài giảng Khai phá dữ liệu - Chương 1: Khái quát về khai phá dữ liệu
41 trang 0 0 0 -
Bài giảng Khai phá dữ liệu: Chương 3 - Phan Mạnh Thường
39 trang 0 0 0 -
Bài giảng Mạng máy tính: Chương 8 - CĐ CNTT Hữu nghị Việt Hàn
56 trang 0 0 0 -
39 trang 0 0 0
-
15 trang 2 0 0