Danh mục

Chương trình và sách giáo khoa ngôn ngữ cấp tiểu học của một số nước trên thế giới và đề xuất về cấu trúc sách giáo khoa tiếng Việt tiểu học trong giai đoạn mới

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 500.47 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việc nghiên cứu và đề xuất mô hình sách giáo khoa đáp ứng chủ trương đổi mới giáo dục, phù hợp với chương trình giáo dục phát triển năng lực là cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Bài viết đã mô tả, phân tích sách giáo khoa ngôn ngữ cấp tiểu học của Hoa Kì, Pháp, Nga trên cơ sở đó đề xuất cấu trúc sách giáo khoa tiếng Việt tiểu học trong giai đoạn mới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chương trình và sách giáo khoa ngôn ngữ cấp tiểu học của một số nước trên thế giới và đề xuất về cấu trúc sách giáo khoa tiếng Việt tiểu học trong giai đoạn mới VJE Tạp chí Giáo dục, Số 427 (Kì 1 - 4/2018), tr 61-64 CHƯƠNG TRÌNH VÀ SÁCH GIÁO KHOA NGÔN NGỮ CẤP TIỂU HỌC CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ ĐỀ XUẤT VỀ CẤU TRÚC SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC TRONG GIAI ĐOẠN MỚI Đoàn Thị Thúy Hạnh - Nguyễn Thị Kiều Anh - Nguyễn Thị Thanh Nga Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Ngày nhận bài: 03/01/2018; ngày sửa chữa: 07/01/2018; ngày duyệt đăng: 31/01/2018. Abstract: The study and proposal of textbook models in response to the policy of education reform, in line with the education program towards competence development is required in the current period. This article describes and analyzes models of language textbooks of American, French and Russian and on that basis proposes a new Vietnamese textbook structure for primary education in Vietnam in current period. Keywords: Textbook, Vietnamese textbook, structure, general education. 1. Mở đầu Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng chỉ rõ: phải đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Từ năm 2013 đến nay, ngành giáo dục đã thực hiện rất nhiều chương trình, dự án nhằm hướng tới mục tiêu trên; một trong những nhiệm vụ cốt lõi là xây dựng khung chương trình giáo dục phổ thông mới. Ngày 28/07/2017, Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể được công bố, xuất phát từ quan điểm nền tảng: hướng tới hình thành và phát triển năng lực người học thay cho chương trình nặng về nội dung kiến thức trước đây. Vì vậy, để chuyển tải được chủ trương đổi mới, bám sát chương trình giáo dục phổ thông vừa ban hành, việc nghiên cứu và đề xuất mô hình sách giáo khoa (SGK) phù hợp là cần thiết. Bài viết giới thiệu khái quát về SGK ngôn ngữ tiểu học của Hoa Kì, Pháp, Nga và đề xuất cấu trúc SGK Tiếng Việt trong giai đoạn mới. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái quát sách giáo khoa ngôn ngữ cấp tiểu học các nước Hoa Kì, Pháp và Nga Dựa trên việc nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu môn Ngôn ngữ của một số nước [1], [2], [3], chúng tôi tổng hợp và phân tích SGK theo các tiêu chí sau: 2.1.1. Quan điểm nền tảng xây dựng chương trình: - Ở Hoa Kì: Ở Hoa Kì không có chương trình chung (chương trình khung) cho cả nước. Mỗi bang sẽ có chương trình riêng, phù hợp và bám sát chuẩn chung cốt lõi. Các chuẩn chung dựa trên nền tảng rèn luyện cho học sinh (HS) những kĩ năng và năng lực cơ bản của ngôn ngữ tiếng Anh: nghe - nói - đọc - viết. Các tiêu chuẩn chung nhấn mạnh việc giảng dạy trong nghe, nói, đọc, 61 viết và ngôn ngữ là một trách nhiệm chung trong tất cả các môn học trong nhà trường. - Ở Pháp: Bộ Giáo dục Pháp chủ trương xây dựng một chương trình, nhiều bộ sách. Chương trình chung áp dụng cho các đối tượng công lập và tư thục; với mong muốn làm đơn giản hóa các kiến thức cần học, cần đọc, tạo thuận lợi cho việc tiếp thu của HS, phát triển năng lực người học và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mục tiêu cốt lõi của giáo dục tiểu học Pháp là khơi gợi hứng thú học tập của HS. Với môn Tiếng Pháp, mục tiêu cốt lõi của chương trình là hướng tới phát triển các kĩ năng giao tiếp: nghe, nói, đọc, viết của người học. - Ở Nga: Việc xây dựng chương trình giáo dục môn Ngôn ngữ của Nga dựa trên nền tảng rèn luyện cho HS những kĩ năng và năng lực cơ bản: nghe - nói - đọc viết. Chương trình được xây dựng có sự thống nhất, phát triển, liên thông giữa các cấp học với độ khó tăng dần cùng với việc cung cấp cho HS các kiến thức ngôn ngữ chuẩn mực. 2.1.2. Sự phù hợp của sách giáo khoa với chương trình: - Ở Hoa Kì: Ở Hoa Kì không có chương trình khung, mỗi bang dựa trên chuẩn chung cốt lõi để xây dựng chương trình riêng. Chương trình môn Ngôn ngữ Quốc gia (môn Tiếng Anh) xây dựng dựa trên chuẩn môn học gồm các thành tố cơ bản về 4 kĩ năng và kiến thức: kĩ năng đọc (đọc văn bản văn học và văn bản thông tin), kĩ năng viết, kĩ năng nghe và nói, kiến thức ngôn ngữ (từ vựng, ngữ pháp). Tài liệu SGK được xây dựng dựa trên chuẩn cốt lõi môn học Ngôn ngữ gồm nhiều loại: SGK giấy, SGK điện tử do nhiều nhà xuất bản (NXB) phát hành. - Ở Pháp: Pháp chủ trương xây dựng một chương trình và nhiều bộ SGK. Hiện nay, SGK tiểu học môn Tiếng Pháp có rất nhiều bộ do các nhóm tác giả khác nhau biên soạn và các NXB khác nhau phát hành. Nhìn VJE Tạp chí Giáo dục, Số 427 (Kì 1 - 4/2018), tr 61-64 chung, SGK bám sát chương trình bộ môn, bám sát chuẩn của môn học. Chẳng hạn, bộ sách của NXB Bordas được chia thành 5 cuốn tương đương với 5 lớp; sách được xây dựng dựa trên các trụ cột chính tương ứng với những năng lực giao tiếp: nói, đọc, viết và nghe. Các năng lực này sẽ được phân giải thành những yêu cầu cần đạt theo độ khó tăng dần và liên tục từ trình độ CP (tương đương lớp 1) đến CM2 (tương đương lớp 5). - Ở Nga: Hiện nay, tại Liên bang Nga có nhiều loại trường dành cho HS tiểu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: