Cơ hội và thách thức đối với thị trường dịch vụ viễn thông khi Việt nam tham gia EVFTA
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 337.93 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu này tìm hiểu về hiện trạng ngành viễn thông Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, đồng thời đánh giá những thách thức và cơ hội của thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam khi hiệp định thương mại tự do EVFTA có hiệu lực, từ đó gợi mở một số giải pháp tới các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp viễn thông cần có những quyết sách điều chỉnh phù hợp với bối cảnh mới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ hội và thách thức đối với thị trường dịch vụ viễn thông khi Việt nam tham gia EVFTA Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ VIỄN THÔNG KHI VIỆT NAM THAM GIA EVFTA EVFTA- CHALLENGES AND OPPORTUNITIES FOR TELECOMMUNICATION SERVICES IN VIETNAM ThS. Huỳnh Bá Thúy Diệu Trường Cao Đẳng Công Nghệ Thông Tin Hữu Nghị Việt- Hàn Email: thuydieudng@gmail.com Tóm tắt Việc đàm phán, ký kết và thực thi các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thời gian qua đã đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia hội nhập nhanh và toàn diện vào nền kinh tế thế giới. Trong các FTA thế hệ mới, đặc biệt là trong EVFTA các cam kết về lĩnh vực dịch vụ viễn thông luôn là vấn đề được quan tâm. Đây cũng là một trong những ngành có đóng góp quan trọng trong GDP của Việt Nam. Nghiên cứu này tìm hiểu về hiện trạng ngành viễn thông Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, đồng thời đánh giá những thách thức và cơ hội của thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam khi hiệp định thương mại tự do EVFTA có hiệu lực, từ đó gợi mở một số giải pháp tới các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp viễn thông cần có những quyết sách điều chỉnh phù hợp với bối cảnh mới. Từ khóa: cơ hội, thách thức, dịch vụ viễn thông, EVFTA. Abstract The recent negotiations, signing and implementation of Free Trade Agreements (FTAs) have made Vietnam one of the fastest and comprehensive countries to integrate into the world economy. In the new generation FTAs, especially in EVFTA, commitments on telecommunication services are always a matter of concern. This is also one of the sectors with important contributions to Vietnam's GDP. This study explores the current situation of Vietnam's telecommunications industry in the current period, and assesses the challenges and opportunities of Vietnam's telecommunications service market when the EVFTA free trade agreement comes into effect, thereby suggesting some solutions to goverment and telecommunications enterprises that need to make appropriate adjustment policies suitable to the new context. Keywords: opportunities, challenges, telecommunication services, EVFTA. 1. Đặt vấn đề Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để phát triển nhưng cũng ẩn chứa rất nhiều thách thức đối với mọi nền kinh tế, đặc biệt là ở những quốc gia đang phát triển. Sự kiện Việt Nam ký kết thành công các FTA thế hệ mới sẽ đem lại cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa cho các doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh đó việc mở cửa thị trường sẽ khiến cho các doanh nghiệp trong nước gặp một áp lực cạnh tranh rất lớn. Các tập đoàn tư bản nước ngoài với khả năng to lớn về vốn, công nghệ hiện đại và bề dày kinh nghiệm quản lý kinh doanh sẽ là những đối thủ quá tầm đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Đối với ngành viễn thông Việt Nam được đánh giá là ngành có sự phát triển mạnh mẽ cả về thị trường và năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, trong Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA), so với nhiều lĩnh vực khác, dịch vụ viễn thông có mức mở cửa thị trường hạn chế hơn cả về phạm vi hoạt động lẫn mức độ tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài. Theo báo cáo của Trung tâm WTO và Hội nhập (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI), doanh thu từ hoạt động viễn thông năm 2018 đạt 395,8 nghìn tỷ đồng, tăng 7,3% so với năm 2017. Cả nước hiện có 63 DN đang có giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng và 75 DN đang có giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông. Trong khi đó, theo Tổng cục Thống kê, doanh thu viễn thông ước tính 9 tháng năm 2019 đạt 277,1 nghìn tỷ đồng, tăng 7,23%; cơ sở hạ tầng của ngành viễn 299 Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 thông không ngừng được cải tiến nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ. Đến nay, các DN viễn thông hiện đã có sự tham gia của nhiều DN tư nhân, thúc đẩy sự cạnh tranh trên thị trường, nhưng thị phần vẫn tập trung chủ yếu về các tập đoàn lớn như Viettel, VNPT, FPT, Mobifone… Báo cáo tổng quan ngành viễn thông của Công ty Chứng khoán ACBS cho biết, nhiều DN viễn thông trong nước không những có sự phát triển mạnh về doanh thu mà đang có sự mở rộng đầu tư ra nước ngoài. Cụ thể, Viettel đã mở rộng kinh doanh ra 12 quốc gia, năm 2019, DN này đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu 8%; Công ty Cổ phần Viễn thông FPT ghi nhận doanh thu năm 2018 tăng trưởng 15%, lợi nhuận tăng 19% so với năm trước, hiện FPT đã có 12 chi nhánh tại Campuchia và 1 chi nhánh tại Myanmar… Ngoài ra, nhiều công ty có quy ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ hội và thách thức đối với thị trường dịch vụ viễn thông khi Việt nam tham gia EVFTA Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ VIỄN THÔNG KHI VIỆT NAM THAM GIA EVFTA EVFTA- CHALLENGES AND OPPORTUNITIES FOR TELECOMMUNICATION SERVICES IN VIETNAM ThS. Huỳnh Bá Thúy Diệu Trường Cao Đẳng Công Nghệ Thông Tin Hữu Nghị Việt- Hàn Email: thuydieudng@gmail.com Tóm tắt Việc đàm phán, ký kết và thực thi các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thời gian qua đã đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia hội nhập nhanh và toàn diện vào nền kinh tế thế giới. Trong các FTA thế hệ mới, đặc biệt là trong EVFTA các cam kết về lĩnh vực dịch vụ viễn thông luôn là vấn đề được quan tâm. Đây cũng là một trong những ngành có đóng góp quan trọng trong GDP của Việt Nam. Nghiên cứu này tìm hiểu về hiện trạng ngành viễn thông Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, đồng thời đánh giá những thách thức và cơ hội của thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam khi hiệp định thương mại tự do EVFTA có hiệu lực, từ đó gợi mở một số giải pháp tới các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp viễn thông cần có những quyết sách điều chỉnh phù hợp với bối cảnh mới. Từ khóa: cơ hội, thách thức, dịch vụ viễn thông, EVFTA. Abstract The recent negotiations, signing and implementation of Free Trade Agreements (FTAs) have made Vietnam one of the fastest and comprehensive countries to integrate into the world economy. In the new generation FTAs, especially in EVFTA, commitments on telecommunication services are always a matter of concern. This is also one of the sectors with important contributions to Vietnam's GDP. This study explores the current situation of Vietnam's telecommunications industry in the current period, and assesses the challenges and opportunities of Vietnam's telecommunications service market when the EVFTA free trade agreement comes into effect, thereby suggesting some solutions to goverment and telecommunications enterprises that need to make appropriate adjustment policies suitable to the new context. Keywords: opportunities, challenges, telecommunication services, EVFTA. 1. Đặt vấn đề Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để phát triển nhưng cũng ẩn chứa rất nhiều thách thức đối với mọi nền kinh tế, đặc biệt là ở những quốc gia đang phát triển. Sự kiện Việt Nam ký kết thành công các FTA thế hệ mới sẽ đem lại cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa cho các doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh đó việc mở cửa thị trường sẽ khiến cho các doanh nghiệp trong nước gặp một áp lực cạnh tranh rất lớn. Các tập đoàn tư bản nước ngoài với khả năng to lớn về vốn, công nghệ hiện đại và bề dày kinh nghiệm quản lý kinh doanh sẽ là những đối thủ quá tầm đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Đối với ngành viễn thông Việt Nam được đánh giá là ngành có sự phát triển mạnh mẽ cả về thị trường và năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, trong Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA), so với nhiều lĩnh vực khác, dịch vụ viễn thông có mức mở cửa thị trường hạn chế hơn cả về phạm vi hoạt động lẫn mức độ tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài. Theo báo cáo của Trung tâm WTO và Hội nhập (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI), doanh thu từ hoạt động viễn thông năm 2018 đạt 395,8 nghìn tỷ đồng, tăng 7,3% so với năm 2017. Cả nước hiện có 63 DN đang có giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng và 75 DN đang có giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông. Trong khi đó, theo Tổng cục Thống kê, doanh thu viễn thông ước tính 9 tháng năm 2019 đạt 277,1 nghìn tỷ đồng, tăng 7,23%; cơ sở hạ tầng của ngành viễn 299 Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 thông không ngừng được cải tiến nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ. Đến nay, các DN viễn thông hiện đã có sự tham gia của nhiều DN tư nhân, thúc đẩy sự cạnh tranh trên thị trường, nhưng thị phần vẫn tập trung chủ yếu về các tập đoàn lớn như Viettel, VNPT, FPT, Mobifone… Báo cáo tổng quan ngành viễn thông của Công ty Chứng khoán ACBS cho biết, nhiều DN viễn thông trong nước không những có sự phát triển mạnh về doanh thu mà đang có sự mở rộng đầu tư ra nước ngoài. Cụ thể, Viettel đã mở rộng kinh doanh ra 12 quốc gia, năm 2019, DN này đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu 8%; Công ty Cổ phần Viễn thông FPT ghi nhận doanh thu năm 2018 tăng trưởng 15%, lợi nhuận tăng 19% so với năm trước, hiện FPT đã có 12 chi nhánh tại Campuchia và 1 chi nhánh tại Myanmar… Ngoài ra, nhiều công ty có quy ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Thương mại điện tử Dịch vụ viễn thông Thị trường dịch vụ viễn thông Hiệp định thương mại tự do EVFTA Hội nhập kinh tế quốc tếTài liệu liên quan:
-
6 trang 826 0 0
-
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi sử dụng ví điện tử Momo
6 trang 557 10 0 -
Bài giảng Quản trị tác nghiệp thương mại điện tử - PGS.TS Nguyễn Văn Minh
249 trang 529 9 0 -
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi mua sắm tại cửa hàng GS25 tại Ung Văn Khiêm Campus
6 trang 501 9 0 -
6 trang 473 7 0
-
205 trang 433 0 0
-
Giáo trình Thương mại điện tử: Phần 1 - TS. Ao Thu Hoài
102 trang 412 7 0 -
Giáo trình Thương mại điện tử căn bản: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Văn Minh (Chủ biên)
188 trang 365 4 0 -
5 trang 361 1 0
-
7 trang 355 2 0