Danh mục

Có nên buộc nhà mạng chia phần hơn cho nhà làm nội dung số?

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 125.38 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tại điều 11 của dự thảo nghị định về dịch vụ công nghệ thông tin có quy định các mạng viễn thông khi phân chia tỷ lệ doanh thu và lợi nhuận phải theo hướng ưu tiên tỷ lệ lớn hơn cho các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung số (Content Provider – CP), điều này gây khá nhiều tranh cãi giữa các bên. TBKTSG Online đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Hữu Phước, đại diện Công ty Luật Phước & Partners về tính hợp lý của quy định này. TBKTSG Online: Thưa...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Có nên buộc nhà mạng chia phần hơn cho nhà làm nội dung số? Có nên buộc nhà mạng chia phần hơn cho nhà làm nội dung số?Tại điều 11 của dự thảo nghị định về dịch vụ công nghệ thông tin có quy định cácmạng viễn thông khi phân chia tỷ lệ doanh thu và lợi nhuận phải theo hướng ưutiên tỷ lệ lớn hơn cho các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung số(Content Provider – CP), điều này gây khá nhiều tranh cãi giữa các bên.TBKTSG Online đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Hữu Phước, đại diệnCông ty Luật Phước & Partners về tính hợp lý của quy định này.TBKTSG Online: Thưa ông, ông nhận định thế nào về điều này trong dự thảo nghịđịnh dịch vụ công nghệ thông tin, khi buộc các nhà mạng phải chia lợi nhuận caohơn cho các nhà cung cấp dịch vụ nội dung số (đơn vị sản xuất trò chơi, nhạc,hình nền, ứng dụng cho các thiết bị di động…)?-Luật sư Nguyễn Hữu Phước: Trước hết, tôi cho rằng hoạt động cung cấp dịch vụviễn thông của các nhà mạng và hoạt động cung cấp dịch vụ nội dung số của cácdoanh nghiệp cũng như sự kết hợp của hai bên trong việc cung ứng dịch vụ nộidung qua tin nhắn SMS, MMS qua tổng đài đầu số dịch vụ và các dịch vụ cungcấp nội dung số qua mạng viễn thông tương tự khác là những hoạt động kinhdoanh đơn thuần của các chủ thể kinh doanh theo quy định của pháp luật.Những hoạt động kinh doanh nh ư thế, ngoài việc tuân thủ những quy định chungcủa pháp luật về thương mại, đầu tư, pháp luật về công nghệ thông tin và pháp luậtvề bưu chính viễn thông… , còn phải chịu sự điều chỉnh của các quy luật thịtrường và dĩ nhiên không thể không đề cập đến yếu tố thỏa thuận và ý chí tự địnhđoạt của các bên. Do vậy, nhà nước không nên can thiệp quá sâu vào hoạt độngkinh doanh bình thường này của doanh nghiệp.Tuy nhiên, có một thực tế không thể phủ nhận rằng các nhà mạng đều là doanhnghiệp nhà nước hoặc do nhà nước chiếm phần lớn cổ phần. Hoạt động kinhdoanh cụ thể của các doanh nghiệp này thường gặp nhiều thuận lợi hơn so với cácdoanh nghiệp khác.Trong bối cảnh đó, nhiều nhà mạng đã liên kết với nhau để thống nhất và áp đặtmức giá cũng như tỷ lệ ăn chia với các doanh nghiệp làm nội dung số theo hướngcó lợi nhất cho nhà mạng. Cho nên, trong mối quan hệ hợp tác kinh doanh nóitrên, các doanh nghiệp này thường phải chịu nhiều thiệt thòi.Với ý tưởng và nội dung của nghị định nh ư trong dự thảo, tôi cho rằng nhà nướcđang hướng sự bảo vệ đến các chủ thể yếu thế trong câu chuyện n ày nhiều hơn.Điều này thể hiện tư duy tiến bộ và cần thiết, bởi vì phải nói thẳng các nhà làm nộidung số không có khả năng bảo vệ mình một cách hiệu quả cũng như không cókhả năng đàm phán ngang hàng với các nhà mạng.Mặc dù vậy, tôi cho rằng việc dự thảo nghị định đưa ra quy định cứng nhắc rằngnhà mạng phải đảm bảo tỷ lệ ăn chia với nhà làm nội dung số ở mức bao nhiêu, dĩnhiên càng không thể buộc nhà mạng phải chia lợi nhuận nhiều hơn cho các đơn vịnày bởi vì những vấn đề này phải do các bên thỏa thuận và tự định đoạt.Việc nhà nước có thể làm được trong trường hợp này là trước hết nên kiểm soátchặt chẽ hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông của các nh à mạng, đừng giaokhoán hết cho các nhà mạng tự tung tự tác trên mảnh đất này.Ngoài ra, nếu xét thấy cần thiết can thiệp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đángcủa các doanh nghiệp làm nội dung số, để khuyến khích các hoạt động đầu t ư kinhdoanh trong lĩnh vực này cũng như đảm bảo môi trường kinh doanh công bằng vàlành mạnh, nhà nước có thể quy định mức tỷ lệ lợi nhuận tối thiểu mà nhà mạngphải chia cho các đơn vị làm nội dung số (theo tôi, điều này cũng hết sức tế nhị vànhà nước nên cân nhắc kỹ).Liệu đây có phải là dùng biện pháp hành chính can thiệp vào chuyện làm ăn kinhdoanh của các doanh nghiệp, chuyện mà lẽ ra phải để tự thị trường, các doanhnghiệp tự thỏa thuận với nhau về tỷ lệ ăn chia lợi nhuận?-Như đã trình bày ở trên, việc dự thảo nghị định đưa ra mức tỷ lệ ăn chia lợi nhuậntheo hướng ưu tiên tỷ lệ lớn hơn cho tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nộidung, và hỗ trợ phát triển sản phẩm nội dung số có vẻ như chưa phù hợp với cácquy luật thị trường cho lắm, bởi tôi cho rằng việc hợp tác và phân chia lợi nhuậnthế nào giữa hai doanh nghiệp vẫn cứ là việc hoạt đồng kinh doanh ri êng củadoanh nghiệp.Nhà nước hãy để các doanh nghiệp tự thỏa thuận và thống nhất các vấn đề này.Nếu nhà nước cảm thấy cần can thiệp thì cũng nên lựa chọn sự can thiệp nhẹnhàng và phù hợp hơn, để từ đó có thể đạt đến hiệu quả cao hơn. Điều quan trọnghơn hết là dự thảo nghị định này cần phải được xem xét đánh giá một cách thấuđáo để đảm bảo ba vấn đề chính:Một là, không nên gây ảnh hưởng tiêu cực đến quyền và lợi ích chính đáng và hợppháp của bất kỳ một chủ thể kinh doanh nào, đặc biệt là nhà mạng và các doanhnghiệp làm nội dung số trong câu chuyện hiện tại.Hai là, không nên tạo ra các tác dụng phụ nguy hiểm gây xáo trộn cho thị tr ườngnói chung và hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin nóiriêng chỉ vì những chính sách chưa cần thiết và chưa phù hợp với quy luật vậnhành của thị trường nói chung.Ba là, dự thảo nghị định phải đảm bảo thống nhất về mặt nguy ên tắc và nội dungvới các quy định hiện hành của Hiến pháp và các ngành luật liên quan khác. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: