Danh mục

Công nghệ chăn nuôi : GIỐNG VÀ CÔNG TÁC GIỐNG VẬT NUÔI part 3

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 237.12 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ðể biểu thị tốc độ sinh trưởng, phát triển ở các thời điểm cần đo cần áp dụng các chỉ tiêu sau: 2.3.2.1. Ðộ sinh trưởng tích lũy Là những số liệu cân đo được tại những thời điểm của quá trình sinh trưởng, phát dục của gia súc. Ví dụ: Khối lượng lợn Móng Cái ở các tháng tuổi (kg) S. Đường biểu diễn độ sinh trưởng tích luỹ có dạng chữ S, lúc đầu tăng chậm sau đó tăng nhanh và cuối cùng nằm ngang. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Công nghệ chăn nuôi : GIỐNG VÀ CÔNG TÁC GIỐNG VẬT NUÔI part 3 Ðể biểu thị tốc độ sinh trưởng, phát triển ở các thời điểm cần đo cần áp dụng các chỉ tiêu sau: 2.3.2.1. Ðộ sinh trưởng tích lũy Là những số liệu cân đo được tại những thời điểm của quá trình sinh trưởng, phát dục của gia súc. Ví dụ: Khối lượng lợn Móng Cái ở các tháng tuổi (kg) S.s 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 18 Đực 0,45 3 6 10 13 18 25 29 34 38 41 44 47 52 Cái 0,42 2 5 7 11 14 19 24 28 32 35 38 40 50 Đường biểu diễn độ sinh trưởng tích luỹ có dạng chữ S, lúc đầu tăng chậm sau đó tăng nhanh và cuối cùng nằm ngang. 2.3.2.2. Ðộ sinh trưởng tuyệt đối (A) Là khối lượng, kích thước, thể tích của cơ thể hay từng bộ phận trong cơ thể tăng lên trong một đơn vị thời gian. V2-V1 A= trong đó: V1 là độ sinh trưởng ở thời gian T1 T2 – T1 V2 là độ sinh trưởng ở thời gian T2 Trong thực tế chăn nuôi, người ta dùng công thức này để biểu thị tăng trọng (g/ngày) hoặc (kg/tháng). Ðồ thị lý thuyết có dạng đường cong gần giống đường Parabol. 2.3.2.3. Ðộ sinh trưởng tương đối (R%) Là tỷ lệ phần trăm tăng lên của kích thước, khối lượng, thể tích lúc kết thúc khảo sát so với lúc bắt đầu khảo sát. V2 – V1 R(%) = x 100 V1 Ðể đảm bảo chính xác hơn ta dùng công thức: V2 – V1 R (%) = x 100 (V2 + V1) /2 Ðồ thị sinh trưởng tương đối có dạng đường cong Hypebol, giảm dần cùng với sự tăng lên của lứa tuổi. 2.3.3. Các quy luật sinh trưởng phát dục ở vật nuôi Gia súc lúc trưởng thành không phải chỉ là sự phóng to của gia súc lúc sơ sinh. Bởi vì trong quá trình phát triển, mỗi giai đoạn sinh trưởng phát dục của gia súc tuân theo những quy luật nhất định. 2.3.3.1. Quy luật sinh trưởng phát dục không đều Quy luật này thể hiện trên một số khía cạnh chủ yếu sau: - Không đồng đều về sự tăng trọng trong quá trình phát triển. Ðiều này thể hiện rất rõ ở cường độ sinh trưởng tích lũy tuyệt đối và tương đối của gia súc. Gia súc còn non sinh trưởng tuyệt đối chậm nhưng sinh trưởng tương đối nhanh, gia súc lớn thì ngược lại. Cường độ sinh trưởng tuyệt đối trong các giai đoạn phát triển trong cơ thể mẹ thấp nhưng độ sinh trưởng tương đối bao giờ cũng cao và vượt xa giai đoạn phát triển ngoài cơ thể mẹ. - Không đồng đều về sự phát triển ngoại hình, dáng vóc. Nguyên nhân của hiện tượng này là sự phát triển không đồng đều của bộ xương cơ thể. Giai đoạn bào thai phát triển chiều cao chân là chính vì vậy gia súc sơ sinh mình ngắn, hẹp, nhưng có dáng cao so với gia súc trưởng thành. Sau khi ra khỏi cơ thể mẹ, gia súc bắt đầu phát triển mạnh mẽ về chiều dài sau đó là chiều sâu, cuối cùng là chiều rộng. - Không đồng đều về sự phát triển của các cơ quan bộ phận trong cơ thể. Có thể chia tốc độ phát triển của các cơ quan bộ phận thành 3 mức độ khác nhau: 1- nhanh, 2- trung bình, 3- chậm, ứng với mỗi giai đoạn phát triển trong và ngoài cơ thể (bảng 2.2). Bảng 2.2. Sự phát triển của các bộ phận trong cơ thể Giai Giai đoạn phát triển ngoài cơ thể mẹ đo ạ n 1 2 3 phát 1 Da, cơ Xương, tim Ru ộ t triển 2 Máu, dạ dày Thận Lách, lưỡi trong 3 Dịch hoàn Gan, phổi, khí quản Não cơ thể mẹ Trong cả 2 giai đoạn thì da, cơ đều phát triển mạnh, não phát triển chậm, ruột phát triển mạnh ở giai đoạn bào thai, chậm khi ra ngoài cơ thể mẹ, cơ quan sinh dục thì ngược lại. Trong quá trình phát triển, lúc đầu sự phát triển của xương mạnh nhất, tiếp theo là sự phát triển cơ bắp và cuối cùng là sự tích lũy mỡ. 2.3.3.2. Quy luật sinh trưởng phát dục theo chu kỳ Quy luật này thể hiện trên các khía cạnh: - Tính chu kỳ trong hoạt động sinh lý của cơ thể: chu kỳ hoạt động sinh dục của gia súc; trạng thái hưng phấn, ức chế của hoạt động thần kinh cao cấp. - Tính chu kỳ trong sự tăng trọng của gia súc: do sự tăng sinh của các tế bào có tính chu kỳ. Có thời kỳ tăng sinh mạnh, có thời kỳ tăng yếu rồi lại mạnh mà sự tăng trọng của gia súc khi nhiều, khi ít có thể biểu diễn thành làn sóng chu kỳ. - Tính chu kỳ trong sự trao đổi chất: các chu trình trao đổi đường (Creb) hình thành urea (Ornitine); chu kỳ của sự đồng hoá, dị hoá…. 2 ...

Tài liệu được xem nhiều: