6.1. Đặc tính sinh vật học và ý nghĩa kinh tế của chăn nuôi gia cầm Gia cầm là đối tượng vật nuôi có nguồn gốc từ lớp chim, có nhiều đặc tính sinh vật học phù hợp với nhu cầu và sở thích của con người. vì vậy được con người chọn lọc, nuôi dưỡng và mang lại lợi ích kinh tế đáng kể cho ngành chăn nuôi. 6.1.1. Gia cầm đa dạng về chủng loài và địa bàn sinh sống. Trong các đối tượng vật nuôi thì gia cầm đa dạng về chủng loài hơn cả. gia...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Công nghệ chăn nuôi : Kỹ thuật chăn nuôi gia cầm part 1
Chương VI
kü thuËt ch¨n nu«i gia cÇm
6.1. Đặc tính sinh vật học và ý nghĩa kinh tế của chăn nuôi gia cầm
Gia cầm là đối tượng vật nuôi có nguồn gốc từ lớp chim, có nhiều đặc tính sinh vật
học phù hợp với nhu cầu và sở thích của con người. vì vậy được con người chọn lọc, nuôi
dưỡng và mang lại lợi ích kinh tế đáng kể cho ngành chăn nuôi.
6.1.1. Gia cầm đa dạng về chủng loài và địa bàn sinh sống.
Trong các đối tượng vật nuôi thì gia cầm đa dạng về chủng loài hơn cả. gia cầm có
nhiều loài, giống thích ứng với môi trường sống phong phú. Loài sống trên cạn có gà tây,
gà, ngỗng; loài sống dưới nước (thuỷ cầm) có vịt, ngan; loài sống trên không như bồ
câu... Loài có tầm vóc nhỏ nuôi nhốt với mật độ cao như chim cút, nhưng cũng có loài có
tầm vóc lớn hơn đòi hỏi không gian rộng như đà điểu...
Gia cầm có phạm vi phân bố rộng, không chỉ ở vùng dân cư tập trung mà từ hải
đảo xa xôi, rừng sâu hẻo lánh hay núi cao cho đến các miền cực; ở đâu có người ở đó có
gia cầm.
6.1.2. Gia cầm có khả năng thích nghi cao, qui mô nuôi linh hoạt.
Các loài, giống gia cầm hình thành ở nhiều nước, nhiều vùng khác nhau nhưng nhờ
có khả năng thích nghi cao nên chỉ trong một thời gian ngắn các giống gia cầm cao sản,
phù hợp thị hiếu và sở thích người nuôi đã nhanh chóng trở thành giống chung cho nhiều
quốc gia, nhiều vùng khí hậu. Chẳng hạn như gà chuyên trứng giống Leghorn, vịt siêu
trứng Khakicampbell... đã gần như là giống chung của thế giới. Gia cầm có thể nuôi với
qui mô nhỏ tập trung trong nông hộ (3 - 5 gà mái đẻ); qui mô vừa (200 - 300 con) và các
qui mô lớn, tập trung, công nghiệp gồm hàng vạn gà mái đẻ, gà thịt thương phẩm.
6.1.3. Gia cầm có tốc độ sinh trưởng nhanh, sớm cho thịt.
Trong các đối tượng vật nuôi thì gia cầm có tốc độ sinh trưởng nhanh nhất. Gà thịt
(Broiler) thời gian nuôi chỉ 8 tuần tuổi đạt khối lượng 2,0 - 2,5 kg tăng gấp 44 - 54 lần khối
lượng lúc mới nở. Các giống gà thả vườn ở nước ta sau 120 - 150 ngày tuổi khối lượng
trung bình đạt 1,6 - 1,8 kg, tăng 40-50 lần khối lượng lúc mới nở. Nhờ tốc độ sinh trưởng
nhanh mà chăn nuôi gia cầm thu được sản phẩm chỉ trong thời gian ngắn. Gia cầm
chuyên thịt chỉ 6 - 8 tuần tuổi là giết thịt được.
6.1.4. Khả năng sinh sản cao.
Buồng trứng của gia cầm mái trưởng thành chứa số lượng tế bào trứng rất lớn.
Theo Freye (1972) ở gà mái là 3500, vịt 1500, vịt trời 600. Gia cầm có tuổi thành thục
sớm. Gia cầm trưởng thành giống hướng trứng 140 - 150 ngày tuổi, giống hướng thịt 170
- 180 ngày tuổi đã đẻ quả trứng đầu tiên. Mỗi năm gà mái đẻ 180 - 300 trứng (tuỳ theo
giống); từ một gà mái giống hướng thịt mỗi năm sản xuất ra khoảng 150 - 160 kg thịt.
6.1.5. Gia cầm cho sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao
Gia cầm cho sản phẩm chính là thịt và trứng. Thịt, trứng đều là những sản phẩm có
giá trị dinh dưỡng cao, hương vị thơm ngon, dễ tiêu hoá, tỉ lệ tiêu hoá, hấp thụ cao. tỷ lệ
protein trong thịt gà Broiler 19,8%; trong trứng là 12,8%; trong thịt vịt và trứng vịt tương
ứng là 15,8% và 13,7%; đặc biệt trong thịt, trứng gia cầm có hàm lượng axit amin cao và
cân đối, có đầy đủ các chất khoáng và vitamin nên làm tăng giá trị dinh dưỡng của thực
phẩm.
6.1.6. Chi phí thức ăn thấp, quay vòng vốn nhanh.
Gia cầm có khả năng đồng hoá thức ăn cao, tốc độ phân hoá dinh dưỡng thành sản
phẩm nhanh nên chi phí thức ăn cho một đơn vị sản phẩm thường thấp hơn các vật
nuôi khác. Đẻ có 1 kg thịt gia cầm hoặc trứng gia cầm cần chi phí 2 kg thức ăn hỗn
hợp; trong đó để có 1 kg thịt hơi cần 3,5 - 4,5 kg thức ăn hỗn hợp và 10 - 12 đơn vị thức
ăn để sản xuất 1 kg thịt hơi trâu bò. Chăn nuôi gia cầm vốn đầu tư con giống ban đầu
thấp, thời gian nuôi ngắn nên quay vòng vốn nhanh.
Nhờ các đặc điểm sinh học và ưu thế trên đây mà gia cầm được chọn là đối tượng
vật nuôi quan trọng trong việc thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi
và các chương trình xoá đói giảm nghèo ở nước ta những năm gần đây. Chăn nuôi gia
cầm đã thực sự mang lại lợi ích kinh tế cho nông dân và đóng góp đáng kể cho nền kinh
tế quốc dân.
6.2. Kỹ thuật chăn nuôi gia cầm con
Gia cầm được phân thành các nhóm: gia cầm con là từ 1 đến 8 hoặc 10 tuần tuổi;
gia cầm sinh trưởng từ 8 (10) tuần tuổi đến 20 (22) tuần tuổi và gia cầm sinh sản từ 20
(22) tuần tuổi đến khi kết thúc chu kỳ sinh sản.
6.2.1. Đặc điểm của gia cầm con.
Gia cầm con có tốc độ sinh trưởng nhanh, cường độ trao đổi chất mạnh nhưng
dung tích đường tiêu hoá nhỏ; khả năng tiêu hoá còn thấp nên cần có chế độ nuôi
dưỡng hợp lý. Khối lượng gia cầm con nở ra khoảng 68 - 70% khối lượng trứng đưa
vào ấp. Khối lượng gia cầm tăng gấp 2 - 3 hoặc 5 lần trước 6 tuần tuổi và tăng trưởng
kéo dài đến khoảng 10 tuần tuổi, sau đó tốc độ sinh trưởng giảm đi rõ rệt. Cùng với sự
tăng trọng là sự hoàn thiện của bộ lông. ...