Danh mục

Công nghệ chăn nuôi : GIỐNG VÀ CÔNG TÁC GIỐNG VẬT NUÔI part 6

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 390.02 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khi tính trạng các con lai đạt yêu cầu thì dừng lại, trong thực tế thường chỉ dừng ở Sơ đồ 2.5. Lai cải tiến đời thứ năm vì ưu thế lai đã giảm thấp. 2.6.1.2.3. Lai cải tiến (pha máu) Lai cải tiến được sử dụng khi một giống cơ bản đã tốt, nhưng còn một vài hạn chế cần hoàn thiện hoặc nâng cao. Lai cải tiến để hoàn chỉnh đặc tính của giống một cách nhanh chóng hơn là con đường thuần chủng. 2.6.1.2.4. Lai cải tạo (cấp tiến) Là phương pháp dùng một giống cao sản...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Công nghệ chăn nuôi : GIỐNG VÀ CÔNG TÁC GIỐNG VẬT NUÔI part 6 Sơ đồ 2.3. Lai luân chuyển 2 giống Sơ đồ 2.4. Lai luân chuyển 3 giống Caí tiãú in  æ c caí tiãú åü i n 1/ 2 1/4 1/8 Khi tính trạng các con lai đạt yêu ccảithì nừng lại, trong thực tế thường chỉ dừng ở Sơ đồ 2.5. Lai ầu tiế d đời thứ năm vì ưu thế lai đã giảm thấp. 2.6.1.2.3. Lai cải tiến (pha máu) Lai cải tiến được sử dụng khi một giống cơ bản đã tốt, nhưng còn một vài hạn chế cần hoàn thiện hoặc nâng cao. Lai cải tiến để hoàn chỉnh đặc tính của giống một cách nhanh chóng hơn là con đường thuần chủng. 2.6.1.2.4. Lai cải tạo (cấp tiến) Là phương pháp dùng một giống cao sản lai để cải tạo một giống chưa đáp ứng được nhu cầu mong muốn. Så âäö lai 1/ 2 3/4 1/8 Sơ đồ 2. 6. Lai cải tạo Khi áp dụng phương pháp này, người ta dùng con đực giống cao sản (đi cải tạo) giao phối với các thế hệ lai làm tăng tỷ lệ máu giống cải tạo, giảm tỷ lệ máu giống địa phương. Khi đạt được đặc tính mong muốn thì dừng lại để tự giao. 2.6.1.2.5. Lai gây thành (phối hợp) Là phương pháp phối hợp nhiều giống lai để có được một giống mới có nhiều tính trạng tốt. Có thể sử dụng các giống địa phương phối hợp với nhau hoặc phối hợp với các giống cao sản, nhưng phải xác định được giống nào là giống chủ yếu (giống nền) trong quá trình pha máu. 2.6.1.2.6. Lai khác loài (lai xa) Là phương pháp lai tạo giữa cá thể khác loài, nhưng có một số điểm chung, như cùng là thuỷ cầm (như ngan và vịt); cùng ăn cỏ và có dạ dày đơn (như lừa và ngựa)…Thí dụ: ngựa lai với lừa, bò nhà lai với bò Tây Tạng, vịt lai với ngan... Khi lai xa, nói chung ưu thế lai biểu hiện rất rõ nhưng thường dẫn tới hiện tượng bất thụ: con lai không có khả năng sinh sản. Tuy vậy, cũng có hiện tượng con lai sinh sản được hoặc chỉ có con đực hay con cái bất thụ và thường là con đực bất thụ. Nguyên nhân của hiện tượng bất thụ này là sự khác biệt về số lượng nhiễm sắc thể hoặc sự khác biệt quá xa về đặc tính di truyền của nhiễm sắc thể. Trong chăn nuôi, lai xa được ứng dụng để tạo các giống gia súc mới, bò thịt Santa gertrudis từ bò thịt Soocgoc và bò Ucraina, cừu lông mịn từ cừu nhà và cừu núi. Gà đuôi dài từ gà rừng và gà Ðông Thiên. 2.6.2. Các phương pháp phối giống Có hai phương pháp phối giống: phối trực tiếp và thụ tinh nhân tạo. 2.6.2.1. Phối trực tiếp Là phương pháp cho con đực trực tiếp giao phối với con cái, gồm các hình thức: - Phối đơn: khi con cái động dục, cho một đực giao phối một lần, phương pháp này được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất vì đơn giản, rẻ tiền, dễ áp dụng, nhưng đòi hỏi phải theo dõi chặt chẽ thì tỷ lệ thụ thai mới cao. - Phối lặp: khi con cái động dục, cho một đực giao phối hai lần cách nhau từ 12 - 18 giờ. Phương pháp giao phối này có tỷ lệ thai cao, số con nhiều, sức sống cao, nhưng ảnh hưởng tới sức khỏe và tuổi thọ của đực giống. - Phối kép: khi con cái động dục cho hai đực giao phối hai lần cách nhau vài phút. Phương pháp giao phối này tăng được số con đẻ trong một lứa và sức sống đời con nhưng tốn kém nhiều đực giống. - Phối nhiều lần: khi con cái động dục, cho nhiều đực, mỗi đực giao phối nhiều lần, có tác dụng kích thích sự rụng trứng, khắc phục tình trạng khó chửa, đẻ của gia súc cái. Phương pháp giao phối này thường áp dụng chữa bệnh khó chửa đẻ của gia súc cái. 2.6.2.2. Thụ tinh nhân tạo Là phương pháp lấy tinh dịch của con đực đem truyền cho con cái mà không có sự tiếp xúc giữa con đực và con cái. Thụ tinh nhân tạo là phương pháp tiên tiến vì có những ưu điểm sau đây: - Tiết kiệm được đực giống, vì cùng một lượng tinh dịch của cùng một lần phóng tinh, có thể đem phối cho nhiều con cái, trong khi giao phối trực tiếp chỉ phối được cho một con cái. Thí dụ: một lần phóng tinh lợn phối được 12 con cái, bò phối được 100 - 200 con cái, ngựa 8 - 12 con cái. - Mở rộng được địa bàn ảnh hưởng của con đực, do đó phát huy được đặc tính tốt của con đực ưu tú. - Khắc phục được những trường hợp không tiến hành giao phối trực tiếp giữa con đực và con cái, chẳng hạn sự chênh lệch nhau quá lớn về tầm vóc và khối lượng. - Ngăn ngừa được một số bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là một số bệnh lây qua đường sinh dục do có sự tiếp xúc giữa con đực và con cái. - Có thể làm tăng tỷ lệ thụ thai, do các chất dinh dưỡng pha thêm vào tinh dịch làm tăng thêm hoạt tính của tinh trùng. - Gián tiếp kéo dài thời gian sử dụng con đực là biện pháp tích cực ...

Tài liệu được xem nhiều: