Danh mục

Công nghệ chăn nuôi : GIỐNG VÀ CÔNG TÁC GIỐNG VẬT NUÔI part 5

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 256.78 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

- Ðánh giá bò đực giống: cho bò đực giống đặc cấp phối giống với bò cái đặc cấp, chọn 120 bò đặc nuôi kiểm tra sinh trưởng phát dục tới 15 tháng, kiểm tra phẩm chất tinh dịch, chọn lấy 40 bê giữ làm giống. Chọn 40 bò đực phối giống với 40 bò cái để kiểm tra đời con của 40 bò đực này. Nhận xét sự phát triển của 40 bê cái được sinh ra. Ðánh giá chu kỳ tiết sữa I của 40 bò cái này. Trong khi đó tiếp tục khai thác tinh trùng của...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Công nghệ chăn nuôi : GIỐNG VÀ CÔNG TÁC GIỐNG VẬT NUÔI part 5 - Ðánh giá bò đực giống: cho bò đực giống đặc cấp phối giống với bò cái đặc cấp, chọn 120 bò đặc nuôi kiểm tra sinh trưởng phát dục tới 15 tháng, kiểm tra phẩm chất tinh dịch, chọn lấy 40 bê giữ làm giống. Chọn 40 bò đực phối giống với 40 bò cái để kiểm tra đời con của 40 bò đực này. Nhận xét sự phát triển của 40 bê cái được sinh ra. Ðánh giá chu kỳ tiết sữa I của 40 bò cái này. Trong khi đó tiếp tục khai thác tinh trùng của 40 bò đực. Sau 3 năm đánh giá tổng hợp đời con, nếu tốt thì sử dụng tinh dịch bò đực, những bò không tốt thì hủy bỏ tinh dịch. Phương pháp được tóm tắt như sau: Giai đoạn trước kiểm tra. Chọn bò đực đặc cấp cho phối với các bò cái đặc cấp, chọn 120 bò đực đưa vào nuôi kiểm tra sinh trưởng phát dục, phẩm chất tinh dịch. Giữ lại 40 bò đực giống tốt nhất được chọn. Cho 40 bò đực giống này phối với 40 bò cái giống đồng đều nhau. Đời con sinh ra chọn 40 bê cái đại diện cho từng bò đực giống đưa vào nuôi kiểm tra. Giai đoạn kiểm tra. Đánh giá sinh trưởng phát dục và sức tiết sữa ở chu kỳ I của 40 bò cái kiểm tra. Đồng thời tinh dịch bò đực (bố của các bò cái này) được khai thác đưa vào cất giữ. Kết quả kiểm tra cá thể nào cho sữa tốt thì tinh dịch bò đực giống được quyết định đưa ra sử dụng, và ngược lại sẽ phải huỷ bỏ và loại thải đực giống đó. - Ðánh giá lợn đực giống: chọn ngẫu nhiên 4 con của đực giống (2 đực thiến và 2 cái cùng ổ) nuôi ở trạm kiểm tra đánh giá các chỉ tiêu: tuổi xuất chuồng khi đạt trọng lượng nhất định, tăng trọng bình quân gram/ ngày, tiêu hóa thức ăn, độ dày mỡ lưng. Do nuôi lợn con tập trung ở trạm kiểm tra nên sự khác biệt về ngoại cảnh được hạn chế rất nhiều. - Ðánh giá gia cầm trống qua đời con: tương tự đánh giá lợn đực giống qua đời con. Gần đây, người ta đề nghị dùng con đực “cải tiến” tức là sử dụng ngay con của những con đực đã kiểm tra mà không qua kiểm tra vì 90% trường hợp có kết quả tốt, hoặc chỉ cần đánh giá 1 - 2 lợn con trong ổ chứ không cần tới 4, và nếu nuôi riêng biệt từng con sẽ chính xác hơn nuôi theo nhóm. 2.5.2. Chọn đôi giao phối 2.5.2.1. Khái niệm Sau khi đã chọn lọc được cá thể tốt, cần tiến hành một khâu quan trọng nữa là chọn đôi giao phối gọi tắt là chọn phối. Chọn phối là trên cơ sở đã chọn lọc được những cá thể đực và cái tốt, tiến hành ghép đôi cho chúng để có thể phát huy được những đặc tính tốt ở đời con. Cần lưu ý rằng: con đực và con cái dù tốt đến đâu cũng có nhược điểm của nó. Vì vậy, chọn phối phải khéo phối hợp ưu điểm, giảm nhược điểm ở đời con. Chọn lọc là cơ sở của chọn phối, chọn phối nhằm phát huy tác dụng của chọn lọc, 2 khâu này có quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Khi phối hợp đực và cái cần lưu ý: nói chung theo nguyên tắc di truyền, đời con thừa hưởng 50% đặc tính của bố và 50% đặc tính của mẹ, nhưng sự di truyền một số đặc tính ở con đực rất mạnh. Ví dụ: khả năng cho sữa ở con đực rất cao. Ngược lại, khi phôi thai phát triển trong cơ thể mẹ, ảnh hưởng của con mẹ tới sự phát triển đó rất lớn. Chẳng hạn khi cho giao phối ngược, tầm vóc mẹ lớn thì con sẽ lớn và ngược lại. Vì vậy, có thể vận dụng những vấn đề này trong việc ghép đôi nhằm tạo đời con có đặc điểm tốt. 2.5.2.2. Các phương pháp chọn đôi giao phối Khi ghép đôi giao phối. Dựa vào căn cứ để ghép đôi người ta chia ra: 2.5.2.2.1. Chọn đôi giao phối theo phẩm chất. Là phương pháp ghép đôi dựa theo phẩm chất, đặc tính của con đực và cái có 2 hình thức: - Chọn đôi giao phối đồng chất: là chọn ghép đôi giữa đực và cái có cùng đặc điểm tốt, có thể là một hay nhiều đặc điểm, nhằm củng cố những đặc điểm đó ở đời sau. Thí dụ: cho gà trống có thể trọng lớn giao phối với gà mái cũng có thể trọng lớn. Hình thức này thường áp dụng cho những đàn gia súc mới thành lập, tính di truyền chưa ổn định, thường sử dụng trong nhân giống thuần chủng, nhân giống trong dòng, giao phối đồng huyết. - Chọn đôi giao phối dị chất: là chọn ghép đôi giữa con đực và con cái có những đặc điểm tốt khác nhau, nhằm bổ sung cho nhau những đặc điểm ấy ở đời sau. Thí dụ: cho bò đực là con cháu của các bò cái sản lượng sữa cao nhưng tỷ lệ mỡ sữa thấp giao phối với bò cái có tỷ lệ mỡ sữa cao. Hình thức này thường áp dụng trong khi lai giữa 2 giống khác nhau. Cần hiểu rằng: giao phối dị chất không có nghĩa là cho đực cái có khuyết điểm đối lập nhau giao phối với nhau, hy vọng chúng sẽ bù trừ cho nhau để có được đời con tốt. Chẳng hạn: cho con võng lưng giao phối với con có lưng cong vòng lên, cho con chân chữ bát giao phối với con chân vòng kiềng... Cách giao phối này không thể xóa được nhược điểm mà có khi còn dẫn tới hậu quả trầm trọng hơn. 2.5.2.2.2. Chọn đôi giao phối theo huyết thống Nếu căn cứ vào quan hệ máu mủ để ghép đôi giao phối thì gọi là chọn đôi giao phối theo huyết thống. Nếu đực cái có quan hệ huyết thống trong vòng 7 đời thì gọi ...

Tài liệu được xem nhiều: