Ngoài các đối tượng nuôi truyền thống như: trâu, bò, lợn, gà, vịt, những năm gần đây nhiều đối tượng nuôi khác đã được quan tâm khuyến khích phát triển và trên thực tế các động vật nuôi này đã ngày càng có ý nghĩa kinh tế lớn trong cơ cấu ngành chăn nuôi và đặc biệt trong việc nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần xoá đói giảm nghèo ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Công nghệ chăn nuôi : Kỹ thuật chăn nuôi các động vật không truyền thống part 1
Chương VII
kü thuËt ch¨n nu«i c¸c ®éng vËt nu«i kh«ng
truyÒn thèng
Ngoài các đối tượng nuôi truyền thống như: trâu, bò, lợn, gà, vịt, những năm gần
đây nhiều đối tượng nuôi khác đã được quan tâm khuyến khích phát triển và trên thực tế
các động vật nuôi này đã ngày càng có ý nghĩa kinh tế lớn trong cơ cấu ngành chăn nuôi
và đặc biệt trong việc nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần xoá đói giảm
nghèo ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam. Trong chương này chúng tôi giới thiệu tóm tắt
đặc điểm sinh học, ý nghĩa kinh tế, và các biện pháp kĩ thuật chính đối với một số đối
tượng nuôi đang được người chăn nuôi quan tâm.
7.1.Chăn nuôi dê
7.1.1. Ý nghĩa kinh tế và vài nét về chăn nuôi dê
Sau trâu bò thì dê là động vật nhai lại được phát triển với tốc độ nhanh không chỉ ở
nước ta và nhiều nước trên thế giới. Theo số liệu thống kê của tổ chức lương nông thế
giới (FAO, 2004) số lượng dê trong những năm gần đây trên thế giới tăng qua các năm:
737.175.842 con năm 2001, 750.390.679 con năm 2002 và đạt 764.510.558 con năm
2003. Trong đó đàn dê phát triển nhiều ở các nước đang phát triển, năm 2003 là
732.860.875 con chiếm 95,96% và nuôi nhiều ở châu Á: 478.588.456 con chiếm 63,78%
tổng đàn dê trên toàn thế giới. Tiếp theo là châu Phi (219.736.486 con chiếm28,74% tổng
đàn). Châu Mỹ và Caribê có số lượng dê đứng thứ ba (36.713.150 con chiếm 4,8% tổng
đàn).
Ở châu Á, đàn dê chiếm nhiều nhất là ở Trung Quốc (179.957.208 con), tiếp đến là
Ấn Độ (124.500.000 con), Pakistan (52.800.000 con),Việt Nam 780.331 con (FAO,
2003).
Sản lượng thịt và sữa dê tăng nhanh trong những năm vừa qua. Thịt dê trên thế giới
năm 2003 là 4.091.190 tấn chiếm 1,64% tổng lượng thịt. Các nước đang phát triển sản
xuất 95,4% trong tổng thịt dê thế giới và tập trung chủ yếu ở các nước châu Á (73,42%).
Việt Nam đóng góp 6000 tấn thịt dê trong năm 2003.
Sữa dê toàn thế giới là 11.816.315 tấn chiếm 1,97% trong tổng sản lượng sữa
(600.978.420 tấn sữa) các loại năm 2003. Lượng sữa dê được sản xuất nhiều nhất là ở châu
Á, trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ, Bănglađet…Việt Nam sản lượng sữa dê không đáng kể.
Ngoài sản phẩm thịt, sữa, chăn nuôi dê còn cho một lượng lớn sản phẩm về lông da.
Năm 2001: 864.055 tấn, năm 2003 là 898.960 tấn. Ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn, năm 2003 tổng đàn dê là 850.000 con, phân bố ở
miền Bắc 72,5%, duyên hải miền Trung 8,9%, Tây Nguyên 12,3%, miền Đông và Tây
Nam Bộ 1,2-3,0%. Miền núi phía Bắc đàn dê chiếm 48% tổng đàn dê cả nước và tới 67%
tổng đàn dê miền Bắc.
Đàn dê phát triển nhanh là do các đặc tính sinh học của dê phù hợp với điều kiện
chăn nuôi hiện nay.
Dê nhỏ bé, hiền lành nên ai cũng nuôi được; dê dễ vận chuyển, dễ bán; các sản
phẩm thịt, sữa có giá trị dinh dưỡng cao và thị trường ưa chuộng.
Dê sinh sản nhanh hơn bò và trâu. Nếu so sánh một con bê cái mới sinh với một
con dê cái mới sinh sau 4 năm thì con dê cho ta 23 dê con, nuôi thịt đạt 500kg và gần
2500kg sữa; trong khi đó con bò chỉ cho một bê với khối lượng nuôi thịt đạt 350kg và
2000kg sữa.
Dê có khả năng sản xuất sữa 3 - 3,5lít/ngày với hiệu suất cao. Nếu tính sản
lượng sữa trên 100kg thể trọng thì ở dê Barbari là cao nhất: 3/41; dê Bách thảo: 2/4;
trong khi đó ở bò sữa nuôi tại Ba Vì là 2/1 (số liệu Việt Nam).
Dê có khả năng thích ứng rộng, nuôi được ở nhiều vùng sinh thái, đặc biệt vùng núi
khô cằn khắc nghiệt. Thức ăn cho dê đa dạng, dễ kiếm. Lượng thức ăn cho một con bò
tương đương lượng thức ăn cho 10 con dê. Lượng thức ăn cho 10 con dê tương đương
lượng thức ăn cho 1 con bò; thức ăn cho 7 - 8 con dê sữa tương đương cho 1 con bò sữa.
Dê cần diện tích chuồng nuôi ít, ưa sạch sẽ, khô, thoáng, thích ứng với nhiều hình
thức chăn nuôi (nuôi nhốt, bán chăn thả, chăn thả).
D ê c ũ ng cung c ấ p mộ t l ượ ng phân bón cho tr ồ ng tr ọ t và nh ững nă m g ầ n đ ây
con dê đ ượ c đ ưa vào c ơ c ấ u v ậ t nuôi đ ả m b ả o cho chă n nuôi bề n v ữ ng.
7.1.2. Các giống dê hiện có ở Việt Nam
Dê cỏ: là giống dê địa phương có từ lâu đời ở nước ta (còn có tên là dê ta). Phân bố
tập trung ở vùng núi trung du phía Bắc, núi đá Hà Nam, Ninh Bình, Hà Tây... Dê có màu
lông chủ yếu là đen, vàng, nâu, cánh dán, một số dê có hai sọc đen hoặc nâu ở mặt, có
một dải lông đen, dài kéo dọc lưng, 4 chân có bốn đốm đen. Khối lượng dê sơ sinh 0,8-
1,8kg; 6 tháng tuổi đạt 11 - 12kg/con; dê trưởng thành con đực đạt 35 - 40kg, con cái 25 -
30kg. Dê có khả năng cho sữa 350 - 370g/con/ngày với chu kỳ sữa 90 - 105 ngày. Tuổi
phối giống lần đầu 6 - 7 tháng; mỗi năm trung bình 1,5 lứa; mỗi lứa trung bình 1,4 con.
Tỉ lệ nuôi sống đến cai sữa 65 - 70%; dê nuôi quảng canh lấy thịt, phẩm chất thịt thơm
ngon.
Dê Bách Thảo: là giống dê có từ lâu đời ở tỉnh Ninh Thuận, gần đây phát triển rộng ...