Danh mục

Công nghệ chăn nuôi : Kỹ thuật chăn nuôi lợn part 3

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 157.92 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hàng ngày cho lợn vận động 2 lần, 30 phút/lần. Nên cho vận động từng con một. Mùa hè thì cho vận động vào sáng sớm, chiều thì muộn, mùa đông thì ngược lại. - Tắm chải: có tác dụng tốt đến quá trình bài tiết mồ hôi, tăng cường họat động về tính và thèm ăn, phòng tránh được bệnh ngoài da, làm cho lợn quen với người chăn nuôi tạo điều kiện thuận lợi cho huấn luyện, sử dụng. Mùa hè tắm cho lợn 1 - 2 lần lúc nóng, mùa đông vào những ngày nắng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Công nghệ chăn nuôi : Kỹ thuật chăn nuôi lợn part 3bức. Hàng ngày cho lợn vận động 2 lần, 30 phút/lần. Nên cho vận động từng con một.Mùa hè thì cho vận động vào sáng sớm, chiều thì muộn, mùa đông thì ngược lại. - Tắm chải: có tác dụng tốt đến quá trình bài tiết mồ hôi, tăng cường họat động vềtính và thèm ăn, phòng tránh được bệnh ngoài da, làm cho lợn quen với người chăn nuôitạo điều kiện thuận lợi cho huấn luyện, sử dụng. Mùa hè tắm cho lợn 1 - 2 lần lúc nóng,mùa đông vào những ngày nắng ấm, có thể tắm bằng bàn chải khô, không tắm sau khi ănno. - Ðịnh kỳ kiểm tra trọng lượng, phẩm chất tinh dịch: để nắm được tình hình sứckhỏe, sinh trưởng, phẩm chất tinh dịch và hoàn thành kế hoạch phối giống, đồng thời đểloại thải kịp thời những lợn đực không đạt chất lượng hằng tháng phải kiểm tra khốilượng, hằng tuần phải kiểm tra phẩm chất tinh dịch chủ yếu là VAC. * Chế độ sử dụng: + Tuổi và trọng lượng sử dụng: đối với lợn nội khi đạt 8 tháng tuổi và trọng lượngtối thiểu 30 kg, lợn ngoại 10 - 12 tháng tuổi, khối lượng 90 kg mới cho truyền giống lầnđầu. + Chế độ phối giống: căn cứ vào tình hình phát dục, sức khỏe, phẩm chất tinh dịchmà qui định số lần phối giống/tuần hoặc tháng. Lợn 8-12 tháng tuổi: 2 - 3 lần/tuần; lợn 12– 24 tháng tuổI: 3 - 4 lần/tuần; lợn trên 24 tháng tuổi: 5 - 6 lần/tuần. Thường lấy tinh vàobuổi sáng sớm: mùa hè trước 6h, mùa đông trước 7h, lúc mát mẻ, yên tĩnh. Trước khitruyền giống không nên cho ăn no, sau khi truyền giống 30 - 60 phút mới cho ăn. + Tỷ lệ đực cái và thời gian sử dụng: truyền giống trực tiếp: 1 đực/25 - 30 cái; thụ tinh nhân tạo 1 đực 200 - 300 cái. Thời gian sử dụng lợn đựcgiống 3 - 4 năm. 4.3.2. Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái hậu bị Lợn nái hậu bị là lợn nái từ sau khi cai sữa được chọn giữ lại nuôi với mục đích làmgiống. Thời gian nuôi hậu bị được tính từ khi giữ lại nuôi (thường từ 60 ngày tuổi) chođến khi phối giống lần đầu tiên có kết quả (có chửa). Thời gian nuôi hậu bị dài hay ngắnphụ thuộc vào giống, dinh dưỡng, sự thành thục về sinh dục và thể vóc của giống. Ðốivới các giống lợn nội thời gian nuôi hậu bị thường 6 tháng (2 - 8 tháng tuổi), lợn ngoạithường 8 tháng tuổi (2 - 10 tháng tuổi). a) Chọn lợn hậu bị: muốn có đàn nái tốt, trước hết chúng ta phải chọn lọc và nuôitốt đàn lợn nái hậu bị. Việc chọn lợn nái hậu bị phải được tiến hành một cách toàn diệnvà chặt chẽ thông qua chọn lọc qua tổ tiên và bản thân lợn nái. - Chọn lọc thông qua tổ tiên (chọn lọc theo hệ phả) tức là căn cứ vào ông bà, bố mẹcủa cá thể đó để đánh giá và chọn lọc nó. Chọn lọc qua tổ tiên căn cứ vào 3 chỉ tiêu:ngoại hình thể chất, sinh trưởng phát dục và sức sản xuất. Tổ tiên (ông bà bố mẹ) phải cólý lịch rõ ràng, có ngoại hình đẹp, tầm vóc lớn, phát dục và trưởng thành sớm, có tốc độsinh trưởng phát dục nhanh, tiêu tốn thức ăn/ 1kg tăng trọng thấp. Có khả năng sinh sảncao, đẻ nhiều con, đồng đều, khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa lớn, sản lượng sữanhiều. Thành tích sản xuất phải ổn định hoặc tăng dần qua các thế hệ. Nếu chọn lợn náihậu bị để làm giống thì lợn đời bố của nó phải có cấp tổng hợp từ cấp 1 trở lên; lợn mẹ từcấp 2 trở lên. Nếu chọn lợn nái hậu bị để làm nái thương phẩm thì bố mẹ của nó phải đạtcấp tổng hợp từ cấp 2 trở lên. Lợn nái hậu bị phải là con của những nái ở lứa đẻ 3 - 6, cókhả năng sinh sản cao (1.8 - 2 lứa/năm, đẻ 10 con/ổ, cai sữa 8 con/ổ), tốt nhất là ở trongđàn hạt nhân. Bố mẹ của chúng đều không có bệnh tật và khuyết tật về di truyền, khôngđồng huyết hoặc đồng huyết ở mức độ thấp. - Chọn lọc qua bản thân: là thông qua bản thân con vật mà chọn lọc để giữ lại làgiống. Ðây là khâu quan trọng nhất vì bản thân con vật đang trực tiếp sản xuất. Chọn lọcqua 2 chỉ tiêu: + Ngoại hình thể chất: phải tiến nhanh chọn lọc ngay sau khi cai sữa. Chọn nhữngcon đặc trưng cho phẩm giống, có tầm vóc lớn, cân đối mạnh khỏe, không bị bệnh điphân trắng, viêm phổi trong giai đoạn theo mẹ. Lợn có đầu to vừa phải, mõm be, vai ngựcnở, lưng thẳng, dài, mông nở, khấu đuôi to, 4 chân cao khỏe, đi bằng móng, có 12 vú trởlên, 2 hàng vú song song, gần nhau và xếp thành từng cặp cách đều nhau, bầu vú to, númvú lộ rõ, to tròn vừa phải, cơ quan sinh dục cái nổi rõ. Tránh những con ngấn vai đai cổ,tính tình hung dữ. + Sinh trưởng phát dục: chọn những con có trọng lượng cai sữa lớn. Lợn nội lúc 2 thángtuổi có khối lượng 8 - 10 kg, lợn lai: 12 - 14 kg, lợn ngoại: 14 - 16 kg. Sau đó tiến hành cânkhối lượng qua các tháng tuổi để đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển. Những cá thể có khảnăng tăng trọng kém, sinh trưởng phát dục chậm sẽ bị loại thải. Từ tháng thứ 6 trở đi kết hợpcân khối lượng và chiều đo dài thân để tiến hành chọn lọc hay loại thải. b) Ðặc điểm sinh lý của lợn nái hậu bị Lợn nái hậu bị đang ở giai đoạn sinh trưởng phát triển. Cùng với quá trình pháttriển của cá thể thì các bộ phận trong cơ quan sinh dục của l ...

Tài liệu được xem nhiều: