Danh mục

Công nghệ chăn nuôi : Kỹ thuật chăn nuôi lợn part 6

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 185.95 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

4.4. Kỹ thuật chăn nuôi lợn con bú sữa Chăn nuôi lợn con bú sữa về mặt thời gian được tính từ khi lợn sơ sinh đến khi cai sữa. Thời gian này có thể thay đổi, dài ngắn khác nhau nó phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng cơ sở sản xuất, phụ thuộc vào trình độ tiếp nhận khoa học kỹ thuật và tập quán chăn nuôi. Ở nước ta, thời gian bú sữa của lợn con thường kéo dài 2 tháng. Kỹ thuật chăn nuôi lợn con bú sữa cần đạt được các yêu cầu:...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Công nghệ chăn nuôi : Kỹ thuật chăn nuôi lợn part 6 4.4. Kỹ thuật chăn nuôi lợn con bú sữa Chăn nuôi lợn con bú sữa về mặt thời gian được tính từ khi lợn sơ sinh đến khi caisữa. Thời gian này có thể thay đổi, dài ngắn khác nhau nó phụ thuộc vào điều kiện cụ thểcủa từng cơ sở sản xuất, phụ thuộc vào trình độ tiếp nhận khoa học kỹ thuật và tập quánchăn nuôi. Ở nước ta, thời gian bú sữa của lợn con thường kéo dài 2 tháng. Kỹ thuật chănnuôi lợn con bú sữa cần đạt được các yêu cầu: tỷ lệ nuôi sống cao (94 - 96%), lợn conkhỏe mạnh, phát triển nhanh, khối lượng cai sữa cao, tỷ lệ đồng đều cao, hạn chế mắcbệnh nhất là bệnh thiếu máu và bệnh ỉa phân trắng. a) Ðặc điểm của lợn con bú sữa - Lợn con bú sữa có tốc độ sinh trưởng phát triển rất nhanh nếu: nuôi dưỡng chămsóc tốt. Khối lượng lợn con lúc 2 tuần tuổi gấp 2 lần lúc sơ sinh, lúc 4 tuần tuổi gấp 4 - 5lần lúc sơ sinh, lúc 8 tuần tuổi gấp 10 - 15 lần lúc sơ sinh. Tuy lợn con bú sữa có tốc độsinh trưởng phát dục nhanh nhưng không đồng đều qua các giai đoạn. Tốc độ sinh trưởngnhanh nhất là 21 ngày đầu, sau 21 ngày tốc độ sinh trưởng giảm xuống. Việc giảm này donhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do lượng sữa mẹ bắt đầu giảm một cách sinh lý.Thời gian bị giảm tốc độ phát triển thường kéo dài khoảng 2 tuần gọi là giai đoạn khủnghoảng của lợn con. Giai đoạn này lợn dễ bị suy dinh dưỡng, tỷ lệ còi cọc cao, dễ mắcbệnh và có tỷ lệ chết cao. Chúng ta có thể hạn chế ảnh hưởng của sự khủng hoảng bằngcách tập cho lợn con ăn sớm để bổ sung dinh dưỡng cho chúng, để nâng cao năng suấtchăn nuôi. Do lợn con có tốc độ sinh trưởng phát dục nhanh nên khả năng tích luỹ chấtdinh dưỡng rất mạnh. Ví dụ: lợn con 20 ngày tuổi mỗi ngày có thể tích luỹ được 9 - 14g protein/1kg trọnglượng cơ thể, trong lúc đó lợn trưởng thành chỉ tích luỹ được 0.3 - 0.4g. Cùng với sự sinh trưởng phát dục nhanh, các thành phần hoá học của cơ thể lợn conbiến đổi theo tuổi. Hàm lượng nước của cơ thể lợn con giảm theo sự tăng lên của tuổi,hàm lượng vật chất khô tăng nhanh đặc biệt là lipid và protein. Theo Elsley (1964) sự phát triển các thành phần của cơ thể lợn con (% khối lượngsống) Tuổi lợn con (ngày) Nước Protein Lipid Khoáng Lúc sơ sinh 81.5 11.1 1.4 3.5 3 tuần tuổi 68.6 14.0 14.2 2.8 8 tuần tuổi 67.8 14.6 14.6 3.1 Vì vậy, để tăng 1 kg khối lượng cơ thể, lợn con cần ít năng lượng hơn, nghĩa là tiêutốn ít thức ăn hơn lợn lớn. Vì tăng trọng của lợn con chủ yếu là tăng nạc, mà để sản xuấtra 1 kg thịt nạc cần ít năng lượng hơn để sản xuất ra 1 kg thịt mỡ. - Cơ quan tiêu hoá của lợn con phát triển rất nhanh theo tuổi một cách rõ rệt, nhưngchưa hoàn thiện về chức năng. + Sự phát triển nhanh của cơ quan tiêu hóa thể hiện ở sự tăng dung tích dạ dày, ruộtnon, ruột già, khối lượng gan. Dung tích dạ dày của lợn con lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lầnlúc sơ sinh (0,03L), lúc 20 ngày tuổi gấp 8 lần lúc sơ sinh, lúc 60 ngày tuổi gấp 60 lầnlúc sơ sinh. Dung tích ruột non lợn con lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần lúc sơ sinh (0,11L), lúc20 ngày tuổi gấp 6 lần lúc sơ sinh, lúc 60 ngày tuổi gấp 50 lần lúc sơ sinh. Ruột già: dungtích ruột già lợn con lúc 10 ngày tuổi gấp 1.5 lần lúc sơ sinh (0,04L), lúc 20 ngày tuổi gấp2,5 lần lúc sơ sinh, lúc 60 ngày tuổi gấp 50 lần lúc sơ sinh. Khối lượng gan lúc 15 ngàygấp 3 lần khối lượng lúc sơ sinh + Cơ quan tiêu hoá của lợn con chưa hoàn thiện do một số enzyme tiêu hoá thức ănchưa có hoạt tính mạnh, nhất là ở 3 tuần tuổi đầu. * Pepsine: dưới 25 ngày tuổi enzyme pepsine trong dịch vị dạ dày lợn con chưa cókhả năng tiêu hoá protein của thức ăn. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy trong dịch vị lợncon dưới 25 ngày tuổi không có HCL ở dạng tự do vì HCL phân tiết ít và nhanh chóngliên kết với niêm dịch tạo thành dạng kết hợp. Hiện tượng này gọi là thiếu axit HCL. Sau25 ngày tuổi trong dịch vị lợn con mới có HCL ở dạng tự do và enzyme Pepsinogenekhông hoạt động mới được HCL hoạt hoá thành pepsine hoạt động và có khả năng tiêuhoá protein. Do thiếu HCL tự do trong dịch vị nên lợn con dưới 25 ngày tuổi có PH trongdạ dày cao, rất dể bị vi khuẩn có hại xâm nhập vào đường tiêu hoá gây ra các bệnh đườngruột ở lợn. Chúng ta có thể kích thích tế bào vách dạ dày lợn con tiết ra HCL ở dạng tựdo sớm hơn bằng cách bổ sung thức ăn sớm cho lợn con. Nếu tập cho lợn con ăn sớm từ7 - 10 ngày tuổi thì HCL ở dạng tự do có thể được tiết ra từ 14 ngày tuổi. * Amylase và Maltase: hai enzyme này có ở trong nước bọt và dịch tụy từ khi lợncon mới đẻ ra, nhưng dưới 3 tuần tuổi hoạt tính còn thấp, do đó khả năng tiêu hoá tinhbột của lợn con còn kém, chỉ tiêu hoá được khoảng 50% lượng tinh bột ăn vào. Ðối vớitinh bột sống lợn con tiêu hoá càng kém. Cho nên các lọai thức ăn cần được nấu chíntrước khi ch ...

Tài liệu được xem nhiều: