Có được điều này là nhờ các cây có bộ rễ tự nhiên sâu và có khả năng hút nước và các chất dinh dưỡng từ tầng đất sâu. * Một số cây thức ăn đã và đang phát triển ở nhiều vùng của nước ta làm thức ăn cho trâu bò - Cây Dâu (Morus Alba) Cây Dâu được trồng nhiều nơi trên đất nước ta không những là nguồn thức ăn của tằm mà còn là nguồn thức ăn tốt cho gia súc, gia cầm (Vũ Duy Giảng, 2001; Lê Ðức Ngoan, 2002; Nguyễn Xuân Bả...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Công nghệ chăn nuôi : Kỹ thuật chăn nuôi trầu bò part 3hàm lượng protein cao, trong khi đó đồng cỏ đã bị khô cháy. Có được điều này là nhờ cáccây có bộ rễ tự nhiên sâu và có khả năng hút nước và các chất dinh dưỡng từ tầng đất sâu. * Một số cây thức ăn đã và đang phát triển ở nhiều vùng của nước ta làm thứcăn cho trâu bò - Cây Dâu (Morus Alba) Cây Dâu được trồng nhiều nơi trên đất nước ta không những là nguồn thức ăn củatằm mà còn là nguồn thức ăn tốt cho gia súc, gia cầm (Vũ Duy Giảng, 2001; Lê ÐứcNgoan, 2002; Nguyễn Xuân Bả và cộng sự, 2002). Hiện nay ở nhiều vùng trên thế giới ládâu được dùng để sản xuất tằm và trở thành nguồn thức ăn cho gia súc nhai lại có ýnghĩa, mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi (Singh và Makkar, 2000). Cây dâucó hàm lượng dinh dưỡng cao, không có độc tố có hàm lượng protein từ 18 - 25%, giàuchất khoáng, đặc biệt là hàm lượng can xi và phốt pho. Một trong những đặc điểm quýcủa cây dâu là có khả năng phát triển tốt ở nhiều vùng sinh thái khác nhau và ít bị bệnh.Cây rất dễ phát triển vì có thể trồng bằng cành hoặc là cây con. Năng suất tùy thuộc vàogiống, chất đất, điều kiện khí hậu và mức độ thâm canh. Năng suất lá và cành non(edible parts) vào khoảng 40 - 60 tấn/ha/năm (Nguyễn Xuân Bả và cộng sự, 2003). - Cây Trichanthera gigantea được giới thiệu vào Việt Nam năm 1991, giống câynày đã được chấp nhận bởi nông dân trong cả nước bởi sự thích nghi rộng rãi của nó vàsự chống chịu các bệnh do côn trùng và các bệnh khác (Nguyễn Ngọc Hà, Phan ThịPhần, 1993; Nguyễn Thị Hồng Nhân, 1996; Nguyễn Xuân Bả, 2003). - Cây dâm bụt (Hibiscus Rosa sinensis L) Cây dâm bụt thuộc họ Malvacae là cây trồng được sử dụng làm hàng rào sống và lànguồn thức ăn cho gia súc nhai lại có giá trị. Dâm bụt có khả năng sinh trưởng, phát triểntốt ở nhiều loại đất khác nhau, đặc biệt là có khả năng chịu hạn trong mùa khô ở khu vựcmiền Trung (Nguyễn Xuân Bả, 2002). Dâm bụt có hàm lượng protein khá cao (17 -18%) và có tính ngon miệng cao đối với gia súc nhai lại. Cây có thể trồng bằng cành,nên rất dễ nhân ra diện rộng. Năng suất cũng phụ thuộc rất nhiều yếu tố, có thể đạt50 - 60 tấn/ha/năm nếu trồng với mật độ cây (0,3 x 1m). Có thể cắt được 5 - 6lứa/năm. - Cây keo dậu (Leucaena Leucocephala) Keo dậu là cây bụi, bộ đậu có khả năng cố định đạm, được coi là nguồn thức ăntuyệt vời cho gia súc ở vùng nhiệt đới. Ở nước ta cây keo dậu đã phát triển ở nhiều vùngkhác nhau. Tuy vậy, chúng chỉ phát triển tốt trên đất trung tính hơi chua (pH = 6 - 7).Nhiều kết quả nghiên cứu ở nước ta cho biết năng suất keo dậu đạt khoảng 50 tấn chấtxanh/ha/năm. Ưu điểm lớn của lá keo dậu làm thức ăn cho gia súc là hàm lượng proteincao (>20%) và giàu caroten. Trong lá cây keo dậu có chất độc đối gia súc, gia cầm đó làMimosine, do vậy khi sử dụng cho trâu bò không nên vượt quá 30% khẩu phần, cho dê,cừu không quá 50%, cho gia cầm không quá 5% và cho lợn không quá 10%. Sử dụng lákeo dậu cho trâu bò có thể cho ăn tươi kết hợp với các loại thức ăn xơ thô khác, hoặc làlàm bột keo dậu trong thành phần của bánh đa dinh dưỡng. * Các nguồn từ phế phụ phẩm của ngành trồng trọt - Rơm rạ Rơm là nguồn thức ăn tiềm năng cho ngành chăn nuôi trâu bò ở nước ta. Cứ ướctính tỷ lệ thóc/rơm rạ là 1:1 thì hàng năm chúng ta thu được một khối lượng rơm khổng lồđể phát triển chăn nuôi. Tuy vậy, giá trị dinh dưỡng và giá trị làm thức ăn của rơm rạ đốivới trâu bò rất thấp. Không thể nuôi gia súc sinh trưởng, gia súc sinh sản, gia súc cho sữavới khẩu phần 100% rơm rạ. Ðể nâng cao giá trị làm thức ăn, giá trị dinh dưỡng của rơmrạ chúng ta có thể theo hai hướng chính sau: + Cải thiện môi trường dạ cỏ để tối đa hóa quá trình sinh trưởng, phát triển của khuhệ vi sinh vật (sử dụng thức ăn bổ sung) + Thay đổi tính chất vật lý và thành phần hóa học của rơm rạ thông qua xử lý, chếbiến. - Ngọn lá mía Ngọn lá mía chiếm 30% của cây mía, phần lá ở ngọn chiếm 10% cây mía. Míađược xem là cây có năng suất sinh khối cao nhất so với các cây trồng khác. Tuy vậy khisử dụng ngọn lá mía làm thức ăn cho trâu bò cũng có nhiều hạn chế: + Hàm lượng protein thấp (6 - 7%) + Thu hoạch mía có tính chất thời vụ nên trâu bò không thể ăn hết trong một khoảngthời gian ngắn. Lá mía bị khô thì giá trị làm thức ăn rất thấp Từ những vấn đề trên việc nghiên cứu các biện pháp dự trữ, chế biến ngọn lá mía làrất quan trọng. - Thân cây ngô sau thu hoạch Ngô là một trong ba cây lương thực quan trọng nhất ở miền Trung với ước tính sảnlượng khoảng 122 ngàn tấn hạt, gieo trồng trên 97 ngàn ha (tổng cục thống kê, 2001).Thân ngô sau thu hoạch bắp ước tính 485 ngàn tấn, Phế phụ phẩm cây ngô là nguồn thứcăn cho gia súc nhai lại có ý nghĩa lớn, Tuy vậy, nếu cây ngô già thì giá trị dinh dưỡng, giátrị làm thức ăn thấp do cấu trúc màng tế bào thực vật của nó. Vì vậy, việc xử lý để kéodài thời gian bảo q ...