- Cho gia súc uống nhiều nước càng tốt * Kỹ thuật ủ chua cây ngô Cây ngô thu hoạch bắp nếu còn xanh, hoặc là sản phẩm của trồng ngô dày cho gia súc thu hoạch khi ngô trỗ cờ có thể dự trữ bằng phương pháp ủ chua. Công tác chuẩn bị hố ủ tương tự như ủ rơm với urea. Cây ngô sau thu hoạch được phơi héo (không được phơi quá khô) và chặt ngắn có độ dài 4 - 5cm. Chúng ta có thể cho thêm chất phụ gia là rỉ mật khoảng 2 -...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Công nghệ chăn nuôi : Kỹ thuật chăn nuôi trầu bò part 4
- Cho gia súc uống nhiều nước càng tốt
* Kỹ thuật ủ chua cây ngô
Cây ngô thu hoạch bắp nếu còn xanh, hoặc là sản phẩm của trồng ngô dày cho
gia súc thu hoạch khi ngô trỗ cờ có thể dự trữ bằng phương pháp ủ chua. Công tác
chuẩn bị hố ủ tương tự như ủ rơm với urea. Cây ngô sau thu hoạch được phơi héo
(không được phơi quá khô) và chặt ngắn có độ dài 4 - 5cm. Chúng ta có thể cho thêm
chất phụ gia là rỉ mật khoảng 2 - 3%). Yêu cầu trong quá trình ủ phải tiến hành nhanh,
nén thật chặt và che đậy kín. Kết quả hố ủ tốt là thức ăn có màu nâu sáng, mùi thơm, độ
pH = 4 - 4,5, không có nấm mốc.
* Kỹ thuật ủ chua lá lạc, lá sắn
Thân lá lạc, lá sắn chặt ngắn và cho thêm các phụ gia như sau:
Cứ 100 kg lá lạc, lá sắn tươi cho thêm 7 kg cám hoặc bột sắn, bột ngô, 0,5kg muối
Trộn đều nguyên liệu, ủ yếm khí trong túi nylon hoặc trong hố ủ. Sau khi ủ chua 2
tháng có thể lấy cho gia súc ăn.
5.3. Kỹ thuật chăn nuôi trâu bò sinh sản
5.3.1. Kỹ thuật chăn nuôi trâu bò cái sinh sản
5.3.1.1. Ðặc điểm hoạt động sinh dục của trâu bò cái
- Tuổi thành thục sinh dục (sexual maturity )
Khi cơ quan sinh dục đã phát triển hoàn thiện, trong buồng trứng đã có các noãn
bào chín và có khả năng thụ thai, đến tuổi đó được gọi là tuổi thành thục sinh dục.Tuổi
thành thục sinh dục sớm hơn tuổi thành thục thể vóc.Tuổi thành thục sinh dục phụ thuộc
vào nhiều yếu tố như giống, cá thể, điều kiện ngoại cảnh, đặc biệt là chế độ chăm sóc
nuôi dưỡng.
Bò Holstein Friesian : 13 tháng; bò Việt Nam: 15 tháng; bò châu Phi: 21 tháng; bò
Jerey: 12 - 13 tháng; trâu : 20 - 25 tháng.
Thời gian phối giống thích hợp khi trọng lượng cơ thể đạt 70% trọng lượng lúc
trưởng thành, Ở Hà Lan đối với bò HF phối giống lần đầu khi bò tơ đạt khối lượng 375
kg (khoảng 60% khối lượng lúc trưởng thành).
- Chu kỳ sinh dục
Chu kỳ sinh dục là khoảng cách giữa hai lần động dục cao độ có liên quan đến sự
chín và rụng trứng trong buồng trứng.
Chu kỳ sinh dục của trâu và bò không giống nhau.
Thời gian chu kỳ sinh dục của bò là 18 - 24 ngày, bình quân 21 ngày.
Thời gian chu kỳ sinh dục của trâu là 25 - 30 ngày (dao động 18 - 36 ngày)
Nhìn chung chu kỳ sinh dục ở bò là ổn định hơn ở trâu nhiều. Ở trâu có sự sai khác
lớn giữa các giống, các cá thể trong một giống và các giai đoạn phát triển khác nhau của
một cơ thể. Trâu động dục còn mang tính chất mùa vụ, phụ thuộc vào thời tiết khí hậu rất
lớn.
- Triệu chứng động và các giai đoạn động dục
Khi các nang trứng phát triển và chín, hocmon oestrogen tiết ra càng nhiều.
Hocmon này sẽ tác động vào bán cầu đại não, gây hưng phấn trung khu sinh dục và bằng
con đường phản xạ thần kinh - thể dịch con vật sẽ xuất hiện các triệu chứng động dục.
Thời điểm chịu đựng là lúc hàm lượng hocmon oestrogen trong máu cao cực đại và
liên quan đến sự rụng trứng trong buồng trứng. Lúc này các triệu chứng động dục sẽ biểu
hiện rõ ràng nhất. Ðể nâng cao tỷ lệ thụ thai cần phải nắm chắc các diễn biến của các
triệu chứng động dục để phối giống đúng thời điểm thích hợp.
Quá trình động dục được chia làm 3 giai đoạn. Diễn biến của các triệu chứng trong
3 giai đoạn là căn cứ để xác định thời điểm phối tinh thích hợp.
- Giai đoạn 1 (giai đoạn trước chịu đực): tính từ lúc bắt đầu có triệu chứng
động dục đến chịu đực.
Triệu chứng của giai đoạn này là biểu hiện thần kinh, con vật thường tách đàn, ít
ăn hoặc bỏ ăn hay đi lại nghe ngóng, kêu la, trạng thái băn khoăn. Thời kỳ này có con
đực bắt đầu đi theo những con cái không cho nhảy. Âm hộ có những thay đổi về kích
thước, sưng mọng. Niêm mạc có màu hồng nhạt, đặc điểm này thấy rõ ở bò còn ở trâu
khó phát hiện, trâu âm hộ hơi ươn ướt. Niêm dịch trong suốt, loãng. Càng gần điểm chịu
đực niêm dịch tiết ra càng nhiều, độ keo dính càng tăng lên. Màu sắc cũng biến đổi dần
từ màu trắng sang màu trắng đục và đục lờ lờ, lúc chịu đực thì trạng thái trắng đục như hồ
nếp.
Thời gian này ở bò kéo dài khoảng 6 - 10 giờ.
Ở trâu có sự dao động lớn hơn: trung bình 11 - 12 giờ. Trâu tại Nam Ninh, Trung
Quốc là 15 giờ 43 phút (Wang và cộng sự, 1965)
- Giai đoạn 2: (giai đoạn chịu đực) tính từ lúc bắt đầu chịu đực đến hết chịu
đực.
Giai đoạn này con vật hưng phấn cao độ, nhảy lên lưng con khác và cho con khác
nhảy lên mình, âm hộ sưng to, mất hết nếp nhăn, niêm mạc màu đỏ hồng, miệng cổ tử
cung mở, lúc bắt đầu chịu đực hé mở (1 - 2 mm) sau đó mở rộng (4 - 5mm). Niêm dịch
trắng đục như hồ nếp quấy loãng, độ dính tăng lên, số lượng nhiều, cuối giai đoạn niêm
dịch đó vẫn đục, độ keo dính ít hơn nên thường đứt đoạn.
Ở bò giai đoạn này kéo dài 7 - 12 giờ, ở trâu biến động 6 - 35 giờ (khoảng tập trung
6 - 24 giờ) và trung bình 12 giờ 45phút. Trâu Trung Quốc 22 giờ 6phút (Wang và cộng
sự, 1965). Ở giai đoạn này khám qua trực tràng thấy tử cung sưng sắn và cong hơn bình
th ...