Danh nhân lịch sử: Lê Đức Thọ
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Danh nhân lịch sử: Lê Đức Thọ Lê Đức Thọ Lê Đức Thọ (tên thật: Phan Đình Khải; 1911 - 90)l Lê Đức Thọ (tên thật: Phan Đình Khải; 1911 - 90), nhà hoạt động nổi tiếng của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam. Quê xã Địch Lễ, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, nay là xã Nam Vân, thành phố Nam Định. Tham gia hoạt động cách mạng (từ 1926). Gia nhập Đông Dương Cộng sản Đảng (1929). Trong thời kì hoạt động bí mật, hai lần bị bắt và bị kết án tù, lưu đầy khổ sai qua các ngục tù Nam Định, Hoả Lò, Côn Đảo, Sơn La, Hoà Bình. Sau khi ra tù, là u ỷ viên Trung ương Đảng, trực tiếp phụ trách Xứ uỷ Bắc Kỳ (10.1944). Uỷ vi ên Ban Thường vụ Trung ương Đảng (8.1945). Sau Cách mạng tháng Tám, phụ trách công tác tổ chức của Đảng. Sau to àn quốc kháng chiến, thay mặt Trung ương Đảng, tham gia Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ vào Nam Bộ công tác (1948), phó bí thư Xứ uỷ Nam Bộ (1949). Trưởng Ban Thống nhất Trung ương (1955). Được bầu vào Bộ Chính trị và Ban Bí thư, trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng (1960). Uỷ viên Quân ủy Trung ương (1967), phó bí thư Trung ương Cục Miền Nam (1968). Phụ trách công tác đấu tranh ngoại giao, cố vấn đặc biệt của đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Hội nghị Pari về Việt Nam (5.1968). Trực tiếp đàm phán với đại diện Chính phủ Hoa Kì để giải quyết hoà bình vấn đề Việt Nam, đã đi đến kí Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam (27.1.1973). Một trong những ng ười trực tiếp chỉ đạo, có những đóng góp to lớn vào Chiến dịch Hồ Chí Minh( 26 - 30.4.1975). Phó chủ tịch Uỷ ban Quốc phòng của Đảng (1983). Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (12.1986 - 90). Huân chương Sao vàng, Huân chương Cách m ạng tháng Mười (Liên Xô), Huân chương Ăngko (Cămpuchia). Lê Duy Bang Lê Duy Bang (Nhâm Thìn 1532 – Quí Dậu 1573) Vua đời thứ ba nhà Hậu Lê thời Trung Hưng (hoặc cũng gọi là thời Nam Bắc triều, vì có nhà Mạc đối lập) miếu hiệu Anh tông Tuấ n hoàng đế. Ông là cháu ba đời của người anh Lê Thái tổ là Lê Trừ. Sau khi Lê Trung tông (Duy Huyên mất), Trịnh Kiểm tìm được ông ở làng Bố Vệ, huyện Đông Sơn, rước về lập lên làm vua. Nguyên vua Trung tông m ất, không con, Trịnh Kiểm toan thừa kế tự xưng làm vua, nhưng c òn ngần ngại, bèn lén cho người đến Hải Dương hỏi ý kiến Trình Quốc Công Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trạng Trình không đáp, mà chỉ gọi người nhà dặn bảo: “Năm nay mất mùa, thóc giống không tốt, chúng mày nên tìm giống cũ mà gieo mạ”. Nói xong, Trạng Trình lại ung dung đi lễ chùa, rồi bảo các chú tiểu: “Giữ ch ùa thờ Phật thì ăn oản”. Người của Trịnh Kiểm trở về thuật lại. Trịnh Kiểm hiểu ý, mới kiếm các thuộc hạ đi tìm con cháu c ủa nhà Lê. Do đó, Lê Duy Bang được đưa về lên ngôi. Lê Duy Bang tức Anh tông đăng quang từ khoảng cuối năm Bính Thìn 1556, nhưng quyền chính thực sự ở trong tay Trịnh Kiểm, rồi Trịnh T ùng. Cho đến năm Nhâm Thân 1572, nhận thấy họ Trịnh c àng ngày càng lọng quyền, ông bỏ ngôi, trốn về Nghệ An vào ngày 21-11. Ông bị Trịnh Tùng đuổi theo bắt lại, rồi bị giết chết trong ngày 22 tháng giêng năm Quí Dậu 1573, lúc mới 41 tuổi. Duy Bang ở ngôi được 16 năm, đổi hiệu 3 lần: + Thiên Hựu 1 năm, Đinh Tị 1557. + Chính Trị 14 năm, Mậu Ngọ 1558 – Tân Mùi 1571. + Hồng Phúc 1 năm, Nhâm Thân 1572.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tiểu sử danh nhân Danh nhân văn hóa danh nhân lịch sử nhân vật lịch sử lịch sử việt namGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (Sách Chân trời sáng tạo)
9 trang 147 0 0 -
Nội dung và ý nghĩa quan điểm về đạo làm người của Nguyễn Bỉnh Khiêm
7 trang 88 1 0 -
69 trang 86 0 0
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945)
19 trang 61 0 0 -
Giáo án môn Lịch sử lớp 11 (Sách Chân trời sáng tạo)
137 trang 60 0 0 -
Áo dài Việt Nam qua các thời kì
21 trang 58 0 0 -
11 trang 52 0 0
-
Cương lĩnh của Đảng – ý nghĩa lịch sử ra đời của Đảng_2
7 trang 47 0 0 -
Bài thuyết trình: Vinh Danh Phụ Nữ Truyền Thuyết Việt Nam
18 trang 43 0 0 -
26 trang 42 0 0
-
183 trang 41 0 0
-
4 trang 41 0 0
-
Những sứ thần nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam: Phần 1
97 trang 37 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chiến dịch Đường số 9 - Khe Sanh Xuân - Hè 1968
113 trang 35 0 0 -
Thời kỳ 1858 - 1975 - Lịch sử Việt Nam cận hiện đại: Phần 1
83 trang 35 0 0 -
PHÂN CẤP HÀNH CHÍNH VIỆT NAM _2
8 trang 34 0 0 -
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ từ năm 1906 đến năm 1945
195 trang 33 0 0 -
Giáo án Lịch sử 6 bài 28: Ôn tập
3 trang 33 0 0 -
Giáo trình Lịch sử Việt Nam 1945 - 2000: Phần 2
216 trang 32 0 0 -
Tài hùng biện của các nguyên thủ quốc gia: Phần 2 - Dương Minh Hào, Triệu Anh Ba
197 trang 32 0 0