Danh mục

Đề án Khoa học xã hội cấp Nhà nước: Quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ: Phần 2 - GS. Phan Huy Lê

Số trang: 697      Loại file: pdf      Dung lượng: 12.96 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 36,000 VND Tải xuống file đầy đủ (697 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần 2 của đề án "Quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ" gồm có 5 chương với những nội dung chính như: Nam Bộ từ năm 1859 đến năm 1945, Nam Bộ từ năm 1945 đến năm 2010, đặc trưng tín ngưỡng tôn giáo và sinh hoạt văn hóa của cộng đồng cư dân Nam Bộ, các thiết chế quản lý xã hội ở Nam Bộ, tộc người và quan hệ tộc người ở Nam Bộ, Nam Bộ trong tiến trình Việt Nam hội nhập khu vực và thế giới. Mời bạn đọc tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề án Khoa học xã hội cấp Nhà nước: Quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ: Phần 2 - GS. Phan Huy Lê Chương 5 NAM BỘ TỪ NĂM 1859 ĐẾN NĂM 1945 1. NAM BỘ TỪ NĂM 1859 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XIX 1.1. Nam Bộ trong những năm đầu chống xâm lược của Liên quân Pháp – Tây Ban Nha (1859-1867) Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản gắn liền với quá trình thực dân hoá các châu lục ngoài châu Âu. Đến cuối thế kỷ XIX, hầu như không còn vùng đất nào trên thế giới nằm ngoài sự thống trị, gây ảnh hưởng của chủ nghĩa tư bản phương Tây ở các mức độ và hình thức khác nhau, từ các quốc gia – dân tộc có lịch sử lâu đời đến các lãnh địa tộc người còn ở giai đoạn tiền nhà nước. Tại châu Á, hầu hết các nước đã bị xâm chiếm, hoặc một số nhỏ còn lại cũng bị lệ thuộc. Nhật Bản là một trường hợp ngoại lệ, với cuộc cải cách của Minh Trị (1868), không những thoát khỏi hiểm họa thực dân mà còn hội nhập vào hàng ngũ quốc gia công nghiệp. Một số ít nước khác (như Thái Lan) không bị mất độc lập hoàn toàn nhờ vào vị trí đị lý, bối cảnh lịch sử cụ thể cũng như chính sách nội trị và ngoại giao khôn khéo. Nửa đầu thế kỷ XIX, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội nước ta diễn ra khá phức tạp, đan xen cả phát triển và phản phát triển, tiến bộ và thoái bộ,... Về kinh tế: Chính sách kinh tế bảo thủ, nhất là coi thường công thương nghiệp, đã đã không tạo ra cơ hội phát triển. Thêm vào đó, để đối phó tiêu cực trước nguy cơ xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây, nhà Nguyễn đã thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng, không tạo ra khả năng phát triển ngoại thương. Một số yếu tố tư bản chủ nghĩa mới nảy sinh không có cơ sở phát triển. Về chính trị: Với sự thành lập vương triều Nguyễn vào năm 1802, lãnh thổ đất nước được thống nhất trọn vẹn từ Lạng Sơn đến Hà Tiên, gồm cả đất liền và hải đảo, dưới sự quản lý của một chính quyền trung ương tập quyền duy nhất. Cải cách hành chính của Minh Mạng (1831-1840) đã xây dựng được một hệ thống thể chế và quan chế thống nhất từ Trung ương đến cơ sở, từ đồng bằng đến miền núi – vùng dân tộc thiểu số Về quân sự: Đứng trước các xung đột xã hội và nguy cơ xâm lăng từ bên 453 ngoài trong nửa đầu thế kỷ XIX, nhà Nguyễn gia tăng các biện pháp quân sự. Tuy vậy, trình độ và kỹ thuật quân sự của nhà Nguyễn lại rất lạc hậu trước so với chủ nghĩa tư bản phương Tây. Điều quan trọng hơn cả là dưới vương triều Nguyễn, lòng dân không được quy tụ, sức dân không được khai thác mạnh mẽ như các triều đại trước. Về xã hội: Xã hội Việt Nam dưới sự cai trị của vương triều Nguyễn luôn trong tình trạng bất ổn và ngày càng căng thẳng. Chỉ riêng nửa đầu thế kỷ XIX có hơn 500 cuộc nổi dậy chống nhà nước phong kiến. Triều đình đã thẳng tay đàn áp phong trào nông dân hoặc chống đối của các tập đoàn phong kiến khác. Điều đó đã làm suy giảm sinh lực dân tộc thời kỳ tiền thực dân trong điều kiện phải đối phó với nguy cơ xâm lược từ bên ngoài. Về ngoại giao: Đó là nền ngoại giao bộc lộ tính bảo thủ, bị động, khép kín, bỏ lỡ các khả năng hội nhập thế giới, phát triển ngoại thương và tiếp thu kỹ thuật tiên tiến của phương Tây. Đối diện trước âm mưu xâm lược của Pháp, các biện pháp bảo vệ chủ quyền của các vua triều Nguyễn tỏ ra không thích hợp. Nhà Nguyễn đặt quyền lợi vương quyền lên trên chủ quyền đất nước và lợi ích dân tộc, không quan tâm đúng mức việc tăng cường sức đề kháng dân tộc để đối chọi lại sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản phương Tây. Bế quan tỏa cảng” đã làm cho các nước phương Tây ngoài Pháp chuyển sang tìm kiếm ảnh hưởng ở nước khác nên nhà Nguyễn không thể thực hiện được chính sách “ngoại giao đánh đu” giữa các nước thực dân phương Tây (giống như Xiêm) để lợi dụng mâu thuẫn, tranh thủ thời gian củng cố nội lực và từng bước thủ tiêu các hiệp ước bất bình đẳng. Nửa đầu thế kỷ XIX, nếu như bối cảnh đất nước khá phức tạp, thì Nam Bộ cũng có chuyển biến nhất định. Gia Long cũng như các vị vua kế tiếp đặc biệt quan tâm đến Nam Bộ, nhất là kiện toàn hệ thống hành chính các cấp, khai hoang, lập ấp, phát triển kinh tế-văn hoá-xã hội, thực thi chủ quyền. Tuy nhiên, việc giao thương buôn bán của thương nhân nước ngoài với vùng đất Nam Kỳ bị kiểm soát chặt chẽ và ngày càng trở nên hạn hẹp. Tình hình chính trị-xã hội ở các địa phương Nam Kỳ trong nửa đầu thế kỷ XIX luôn biến động. Cùng với sự quấy phá của Xiêm, Chân Lạp, các cuộc nổi dậy ở Nam Kỳ làm cho nhà Nguyễn phải đối phó rất vất vả trong nhiều năm, gây không ít thiệt hại. Nhiều địa phương bị tàn phá, đồng ruộng bỏ hoang, giao thương buôn bán giữa các vùng bị ngăn trở. Trong khi tình hình Việt Nam nói chung, Nam Kỳ nói riêng bộc lộ nhiều điểm yếu, thực dân Pháp ráo riết thực hiện mưu đồ xâm lược vốn đã có mầm 454 mống ngay từ thế kỷ XVII khi những người Pháp đầu tiên đặt chân lên nước ta. Chủ nghĩa tư bản và Ki Tô giáo là hai thế lực cộng sinh trong sự ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: