Danh mục

Tìm hiểu vùng đất Nam Bộ (Tập 9 - Tộc người và quan hệ tộc người): Phần 2

Số trang: 250      Loại file: pdf      Dung lượng: 8.41 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 22,000 VND Tải xuống file đầy đủ (250 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách "Vùng đất Nam Bộ - Tập 9: Tộc người và quan hệ tộc người" trình bày các nội dung: Quá trình hình thành và phát triển các tộc người di cư trên vùng đất Nam Bộ, quan hệ tộc người ở Nam Bộ trong các thời kỳ lịch sử và trong sự phát triển vùng đất Nam Bộ. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu vùng đất Nam Bộ (Tập 9 - Tộc người và quan hệ tộc người): Phần 2 119 Chương III QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC TỘC NGƯỜI DI CƯ TRÊN VÙNG ĐẤT NAM BỘ Chương này tập trung phân tích quá trình hình thành và pháttriển của các tộc người nhập cư vào Nam Bộ trong thời kỳ đầu khaithác, xây dựng và phát triển vùng đất này, đó là người Khmer, ngườiViệt, người Hoa và người Chăm mà không đề cập đến các dân tộcthiểu số ở miền núi phía Bắc mới nhập cư trong thời gian gần đây,trước và sau năm 1975. Trong đó, cũng làm rõ vai trò của người Việt,cho đến đầu thế kỷ XIX đã là tộc người đa số, đóng vai trò “hạt nhân”cố kết, tích hợp tạo nên vùng văn hóa Nam Bộ. I- NGƯỜI KHMER - QUÁ TRÌNH NHẬP CƯ, SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁTTRIỂN TỘC NGƯỜI KHMER Ở NAM BỘ Người Khmer có một nền văn hóa riêng độc đáo mang đậm bảnsắc văn hóa tộc người. Văn hóa của người Khmer nhìn chung là sự hợpnhất các yếu tố văn hóa nội sinh và các yếu tố văn hóa ngoại sinh màquan trọng nhất là văn minh Phật giáo Nam tông. Sự kết hợp ấy diễnra trong một quá trình lâu dài và tạo ra nét đặc thù trong văn hóa củangười Khmer. Nhìn trên bình diện chung ở vùng đất Nam Bộ, nơi có sựcộng cư và giao lưu văn hóa mạnh mẽ giữa các tộc người Khmer, Việt,Hoa, Chăm... đã tạo nên nét riêng, đặc thù của vùng văn hóa này. Trong120 VÙNG ĐẤT NAM BỘ IX TỘC NGƯỜI VÀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI đó, văn hóa của người Khmer đã trở thành một bộ phận gắn kết trong nền văn hóa của vùng đất Nam Bộ. 1. Quá trình nhập cư Theo các sử liệu của Trung Hoa, Ấn Độ và các bia ký trên các cột đền thì vùng đất Nam Bộ từ trước thế kỷ VII thuộc về cư dân của vương quốc Phù Nam (Fou Nan). Những thành tựu văn hóa của cư dân Phù Nam được nhà khảo cổ học người Pháp Louis Malleret phát hiện đầu tiên tại di chỉ Óc Eo (An Giang) vào tháng 2-1944. Đến nay, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện và khai quật nhiều di chỉ về Phù Nam ở khắp các nơi trên vùng đất Nam Bộ. Từ đó, chúng ta ngày càng hiểu biết thêm nhiều về đời sống của cư dân Phù Nam qua hiện vật, nền móng đền đài được phát lộ ngày càng nhiều hơn. Đó là những bằng chứng cho thấy cư dân Phù Nam đã từng có một đời sống sung túc, giao thương phát triển với Ấn Độ, Trung Hoa, Đông Nam Á hải đảo... Óc Eo là một hải cảng, một trung tâm thương mại tiếp nhận nhiều tàu buôn từ các nơi kể trên ngay từ thế kỷ I sau Công nguyên. Nhà sử học nổi tiếng về lịch sử Đông Nam Á là G.E. Hall, trong cuốn Đông Nam Á sử lược đã viết: “Có một thời, đế đô Phù Nam là Vydhapura (đô thị của các nhà săn bắn). Người Trung Hoa chép trong sử ký rằng đô thị này ở cách bờ biển 120 hải lý: Óc Eo, hải cảng Vydhapura là một trung tâm thương mại của người ngoại quốc ngày xưa và có lẽ ở vào thế kỷ I sau Công nguyên. Lãnh thổ này có nhiều sông rạch nên người Trung Hoa có thể chạy buồm đi xuyên qua đất Phù Nam trên đường đi đến bán đảo Mã Lai. Phù Nam nằm trên con đường thủy lớn giữa Trung Hoa và Ấn Độ trong thời gian bấy giờ. Dân Phù Nam thuộc dân Indonésien vào buổi sơ khai lúc mới bắt đầu có lịch sử”1. Khu di tích Óc Eo - Ba Thê có quy mô lớn nhất, nay thuộc thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn (An Giang). Các di chỉ trong khu di tích được 1. Lê Hương: Người Việt gốc Miên, Sài Gòn, 1970, tr.13. CHƯƠNG III: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC TỘC NGƯỜI DI CƯ... 121phân bổ trên sườn phía đông bắc - đông nam, ven chân phía đông núiBa Thê và trên vùng đất thấp dọc theo Lung Giếng Đá, từ Giồng Xoàiđến Giồng Cát phía đông nam núi Ba Thê. Malleret đã chứng minh làvào đầu Công nguyên, hải cảng Óc Eo không cách xa bờ biển (hiện naycách xa bờ biển khoảng 25 km) nên ông cho rằng đó là một cảng thịnhư ý kiến của Hall. Cũng có ý kiến khác cho rằng Óc Eo là một điểmquần cư đông đúc do nằm tại vị trí giao hội của nhiều đường nước cổ.Tại vùng đất thấp, nơi Malleret gọi là “thị cảng” cổ, trên thực tế - theo ýkiến của Đào Linh Côn - là khu vực cư trú lớn theo kiểu nhà sàn dựngtrên cọc gỗ, bố trí dọc theo đường nước cổ có tên là “Lung Giếng Đá”,có dấu tích hoạt động của nhiều nghề thủ công (kim hoàn, chạm khảm,đúc, mộc, gốm,...), của những dịch vụ thương mại, giao lưu văn hóaĐông - Tây. Ngoài ra, ở đây còn có hàng chục di chỉ kiến trúc gạch - đácủa các ngôi đền và những “mộ hỏa táng”1... Vào cuối thế kỷ VI, Phù Nam đã phải đương đầu với các cuộc xâmlấn từ phía bắc bởi Champa và đặc biệt từ phía tây bởi Chân Lạp. Cưdân chủ yếu của Champa là những người thuộc nhóm loại hình nhânchủng Indonésien, ngữ hệ Nam Đảo, trong đó đa số nắm giữ quyền lựclà tổ tiên của người Chăm ngày nay. Cư dân chủ yếu của Chân Lạp là tổtiên của người Khmer, thuộc nhóm loại hình nhân chủng Nam Á, nhómngôn ngữ Môn - Khmer, ngữ hệ Nam Á. Người Khmer được coi là mộttrong những tộc người bản địa ở Đông Nam Á lục ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: