Danh mục

Đề tài NCKH cấp Bộ năm 2008: Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trao đổi dữ liệu điện tử trong cấp chứng nhận xuất xứ điện tử

Số trang: 100      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.71 MB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 50,000 VND Tải xuống file đầy đủ (100 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài nhằm nghiên cứu và đề xuất các tiêu chí kỹ thuật và quản lý cho việc cấp chứng nhận xuất xứ điện tử, đồng thời chỉ ra phương pháp áp dụng EDI vào thực tiễn của Hệ thống cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương trong giao đoạn từ năm 2009.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài NCKH cấp Bộ năm 2008: Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trao đổi dữ liệu điện tử trong cấp chứng nhận xuất xứ điện tử BỘ CÔNG THƯƠNG CỤC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ---------------o0o------------------- BÁO CÁO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ NĂM 2008 “NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIAVỀ TRAO ĐỔI DỮ LIỆU ĐIỆN TỬ TRONG CẤP CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ ĐIỆN TỬ” Mã số: Cơ quan chủ trì : Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin Cơ quan chủ quản : Bộ Công Thương Chủ nhiệm đề tài : Ts. Nguyễn Mạnh Quyền 7062 14/01/2009 NĂM 2008 LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, trên thế giới và tại Việt Nam, thương mại điện tử (TMĐT) đang bùngnổ và phát triển mạnh mẽ. TMĐT là công cụ hữu hiệu để giúp các doanh nghiệp tạo ranhững lợi thế cạnh tranh, đồng thời mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm, nâng caochất lượng dịch vụ để phục vụ cho cộng đồng và xã hội. Tuy nhiên, doanh nghiệpmuốn áp dụng TMĐT hiệu quả hơn cần nghiên cứu, thiết lập và tuân thủ các quy trìnhnghiệp vụ thích hợp cùng tiêu chuẩn công nghệ chặt chẽ. Cùng với TMĐT, trao đổi dữliệu điện tử (EDI- Electronic data Interchange) được biết đến như một hình thức phổbiến để trao đổi dữ liệu có cấu trúc, cho phép nhiều hệ thống khác nhau có thể kết nốidữ liệu được với nhau thuận tiện và hiệu quả hơn. Hiện nay, EDI được ứng dụng rộngrãi trong các mô hình TMĐT như B2B, G2B của nhiều hệ thống lớn trên thế giới vàbắt đầu được các doanh nghiệp Việt Nam chú ý hướng tới để áp dụng. Tuy nhiên tại Việt Nam, EDI còn là vấn đề rất mới mẻ, các doanh nghiệp mớichỉ chú trọng đến việc triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) hỗ trợhoạt động kinh doanh dưới những hình thức như giao dịch truyền thống, xây dựng ứngdụng quy mô nhỏ, đơn lẻ. Việc trao đổi dữ liệu qua mạng máy tính về cơ bản vẫn chưatuân thủ theo các tiêu chuẩn chuyên dụng do các tổ chức quốc tế hoặc quốc gia banhành. Hiện nay, EDI tại Việt Nam mới chỉ phát triển theo mô hình TMĐT B2B tạimột số ít các doanh nghiệp lớn thuộc các ngành ngân hàng, tài chính, vận tải biển,v.v…để tiến hành giao dịch với các đối tác nước ngoài. Những năm gần đây, Bộ CôngThương đã nghiên cứu và xây dựng Hệ thống cấp chứng nhận xuất xứ điện tử(eCoSys). Hệ thống eCoSys hiện tại đang được vận hành hiệu quả và được phát triểndựa trên công nghệ web/Internet và XML truyền thống do Bộ Công Thương và cácđơn vị liên quan tự thống nhất. Song về lâu dài, để hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạtđộng xuất khẩu hàng hoá, eCoSys sẽ tham gia kết nối với hệ thống Hải quan điện tửvà tích hợp với các dịch vụ hỗ trợ TMĐT khác. eCoSys đang gấp rút hoàn thiện cơ sởhạ tầng để sẵn sàng cho việc trao đổi C/O điện tử với các thành viên của Hiệp địnhKhu vực thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam tham gia như: ASEAN - Trung Quốc,ASEAN - Hàn Quốc, ASEAN - Nhật Bản, v.v...Do vậy, việc nâng cấp hệ thống vàđưa vào áp dụng các chuẩn quốc tế thông dụng về EDI là một xu hướng tất yếu manglại hiệu quả thiết thực cho các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các doanh nghiệp. Đề tài nghiên cứu khoa học “Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về traođổi dữ liệu điện tử trong cấp chứng nhận xuất xứ điện tử” cấp Bộ này đã được CụcTMĐT và CNTT triển khai thực hiện, nhằm nghiên cứu và đề xuất các tiêu chí kỹthuật và quản lý cho việc cấp chứng nhận xuất xứ điện tử, đồng thời chỉ ra phươngpháp áp dụng EDI vào thực tiễn của Hệ thống cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ 1Công Thương trong giao đoạn từ năm 2009. Trong quá trình thực hiện Đề tài, tập thểtác giả cũng tham khảo nhiều kinh nghiệm quý báu của các đơn vị đã triển khai như:Hệ thống cấp Visa điện tử hàng dệt may sang Hoa Kỳ (ELVIS), Hệ thống kết nối EDItại Cảng Hải Phòng, v.v…và các tài liệu của UN/CEFACT. Tập thể tác giả chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo và các cán bộ các VụKhoa học và Công nghệ, Cục TMĐT và CNTT, Vụ Pháp chế - Bộ Công Thương, cácchuyên gia trong Ban soạn thảo đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôihoàn thành nhiệm vụ NCKH này. Hà Nội, tháng 12/2008 Thay mặt tập thể tác giả Chủ nhiệm Đề tài Ts. Nguyễn Mạnh Quyền 2 MỤC LỤCMỤC LỤC BẢNG........................................................................................................ 5MỤC LỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ................................... ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: