Đề tài: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÁ THỂ Ở CẦU GAI
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÁ THỂ Ở CẦU GAI ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CEMINAR HỌC PHẦN: SINH HỌC PHÁT TRIỂN CÁ THỂ ĐỘNG VẬTQUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÁ THỂ Ở CẦU GAI Học viên thực hiện: Phạm Thị Phương Anh Lương Thị Ngọc Diệp Trần Đức Hải Lê Thị Ngọc Hoa Huế, tháng 05/20081. Phân loại Lớp Cầu gai (Echinoidea) thuộc phân ngành Eleutherozoa,thuộc ngành Da gai (Echinodermata). Có khoảng 800 loài hiện sống, 2.500 loài hoá th ạch. Có 2 phân lớp: - Phân lớp Cầu gai đều (Regularia): Cơ thể cấu tạo điểnhình, hình cầu. - Phân lớp Cầu gai không đều (Irregularia): Cơ thể dẹt theohướng miệng - đối miệng, hình đĩa hay hình túi, hậu mônkhông ở trên trục đối xứng mà chuyển sang mặt phẳng gianphóng xạ. Một số nội quan của một số nhóm bị tiêu giảm m ộtphần.2. Sinh thái, phân bố Cầu gai sống trên thềm biển và vùi trong cát biển. Th ứcăn chính là rong, tảo, mùn bã và động vật nhỏ. Ở biển Việt Nam có khoảng 70 loài, gặp nhiều ở các vùngđáy đá, vùng biển san hô. Các giống có nhiều loài làSalmacis, Temnopleurus, Diadema, Clypeaster... Các loàithường gặp là Diadema setosum, Tripneustes gratilla… Ởvịnh Bắc Bộ gặp khoảng 20 loài, thường gặp là Astropygaradiata có thân lớn (khoảng 20cm) và dẹp, Temnopteurustoreumaticus, Laganum decagonale… Một số loài cầu gai phổ biến ở Việt NamAstropyga radiata Diadema setosum3. Sơ lược đặc điểm hình thái, cấu tạo của cầu gai Ấu trùng có đối xứng 2 bên. Cơ thể trưởng thành hình cầu, hình đĩa hay hình trứng, toả ra rất nhiều gai nh ỏ ra xung quanh nên có tên gọi là cà ghim hay nhím biển, có đối xứng toả tròn bậc 5 (hình 1). Thành cơ thể gồm 3 lớp: - Lớp tế bào biểu mô ngoài cấu tạo một tầng. - Lớp mô liên kết tạo thành 3 tầng khác nhau là tầng c ơ trongcùng, tầng mô liên kết ở giữa và tầng biểu mô có bộ xương giápvới biểu mô ngoài. - Lớp biểu mô thành thể xoang Xoang cơ thể thứ sinh có sự phân hoá về cấu tạo, đảm nh ậncác chức phận khác nhau, gồm hệ ống dẫn nước - h ệ chânống, hệ tuần hoàn (hệ xoang máu giả) và phức hệ cơ quan tr ụ. Hệ tiêu hoá hình ống, kéo dài và cuộn 2 vòng trước khi đổ rahậu môn. Cơ quan hô hấp chuyên hoá là 5 đôi mang phân nhánh n ằmquanh miệng, thực chất là biến đổi của các phần xoang cơ th ể. Hệ sinh dục cấu tạo đơn giản, tuyến sinh dục phân tínhdạng vòng, bao quanh ruột sau (con non), con trưởng thành thìhình túi. Không có cơ quan bài tiết. Sự bài tiết chủ yếu do các tế bàoamip trong xoang cơ thể đảm nhận. Hệ thần kinh có 3 bộ phận khác nhau, đối xứng toả tròn: 1) Mạng thần kinh miệng (ectoneural system) nằm ở mặtmiệng. Gồm có vòng thần kinh trung tâm bao quanh h ầu, th ựcquản và các dây thần kinh phóng xạ nằm ở lớp biểu mô. Từđây có 2 dây thần kinh đi tới nội quan, chức năng chủ yếu làthụ cảm. 2) Mạng thần kinh dưới da (hyponeural system) nằm phíadưới mạng thần kinh miệng, kém phát triển, điều khiển vậnđộng của nội quan. 3) Mạng thần kinh đối miệng(entoneural system) có mốiliên với biểu mô thể xoang. Cơ quan thị giác và thăng bằng chuyên hoá ở dạng đơngiản, các tế bào cảm giác như xúc giác, khứu giác và vị giácnằm rải rác ở chân ống, tua miệng... Nhìn chung hệ thần kinh của động vật da gai còn giữnhiều nét cổ, mạng thần kinh miệng và mạng thần kinh d ướida còn nằm trong biểu mô hay nằm ngay dưới biểu mô. Xuhướng tập trung tế bào thần kinh thành hạch không rõ.4. Sinh sản và phát triển của cầu gai4.1. Quá trình tạo giao tử4.1.1. Quá trình sinh tinh Tinh trùng được tạo ra từ tuyến sinh dục đực. Vào một thời điểm nào đó, tế bào sinh dục nguyên thủy bắtđầu tăng lên về kích thước, gia tăng hoạt tính, và phân chianguyên nhiễm cho ra các tinh nguyên bào(2n), tinh nguyênbào lại phân chia để cho các tinh bào bậc I(2n). Mỗi tinh bào Iphân bào giảm nhiễm gồm 2 lần phân chia liên tiếp, l ần 1 haitinh bào II và lần 2, mỗi tinh bào II cho hai tinh t ử (n). Các tinhtử sẽ biệt hóa để cho ra bốn tinh trùng. Hình 3 . Tinh trùng cầu gaiQuá trình sinh tinh Tinh trùng cấu tạo gồm có bốn phần: đầu, cổ , phần giữavà đuôi tương tự tinh trùng của thú. Hình 4. Cấu tạo tinh trùng của thúa. Phần đầu: Là bộ phận tinh trùng tiếp xúc với trứng trong th ụ tinh, cóchứa một nhân đơn bội và một thể đỉnh (acrosome). Nhân bị nén lại do ADN bị xoắn chặt, giúp cho tinh trùng ítbị các tổn thương vật lý hoặc đột biến trong quá trình d ự tr ữvà di chuyển đến nơi thụ tinh. Sự nén của nhân là do tươngtác giữa ADN và protein của nhiễm sắc thể là protamin. Thể đỉnh nằm ngay phía trước nhân, là một bao kín, dẫnxuất từ thể Golgi, có chứa các enzyme tiêu hoá protein vàcác đường phức tạp giúp cho tinh trùng tiêu huỷ lớp màngtrứng để xâm nhập vào bên trong. Ở cầu gai, giữa nhân và bao thể đỉnh còn có một vùnggồm các phân tử actin hình cầu ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
cá thể động vật cầu gai sinh học phát triển cấu tạo cầu gai.tinh trùng cấu gai tiểu luận sinh họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tiểu luận: Trình bày cơ sở khoa học và nội dung của các học thuyết tiến hóa
39 trang 237 0 0 -
Bài tiểu luận môn sinh thái cảnh quan
16 trang 186 0 0 -
40 trang 136 0 0
-
Tiểu luận: Phương pháp xử lý vi sinh vật
33 trang 135 0 0 -
Sinh học đại cương - Sinh học cơ thể thực vật bậc cao
82 trang 121 0 0 -
Tiểu luận Công nghệ sinh học động vật
19 trang 43 0 0 -
Sinh học phát triển (TS Nguyễn Lai Thành) - Chương 2.3
48 trang 42 0 0 -
Tiểu luận: Công nghệ sản xuất kháng thể đơn dòng
27 trang 27 0 0 -
Thực hành Sinh học phát triển: Phần 2
18 trang 24 0 0 -
Tiểu luận: Quy trình sản xuất kháng thể đơn dòng, ưu nhược điểm
35 trang 22 0 0 -
Tiểu luận: Sinh lí sinh dưỡng và nhịp sinh học ở người
69 trang 22 0 0 -
19 trang 20 0 0
-
Sinh học phát triển (TS Nguyễn Lai Thành) - Chương 4.3
44 trang 20 0 0 -
Tiểu luận: Phương pháp bảo tổn sinh học trên thế giới. Sinh vật ngoại lai rùa tai đỏ ở Việt Nam
24 trang 20 0 0 -
27 trang 19 0 0
-
32 trang 18 0 0
-
Tiểu luận: ADN lặp lại liên tiếp không ghi mã
11 trang 18 0 0 -
Giáo trình Sinh học phát triển cá thể động vật: Phần 2
55 trang 17 0 0 -
48 trang 16 0 0
-
SINH SẢN VÀ PHÁT TRIỂN CÁ THỂ Ở CẦU GAI
60 trang 16 0 0