Doanh nghiệp nhỏ xây thương hiệu lớn?
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Doanh nghiệp nhỏ xây thương hiệu lớn? Doanh nghiệp nhỏ xây thương hiệu lớn?Một kết quả thông qua những cuộc khảo sát thực tế đã chora những con số khá bất ngờ và khó tin được công bố: 98%doanh nghiệp vừa và nhỏ được hỏi không quan tâm tới việcphát triển thương hiệu.Đây là kết quả khảo sát của Viện Quản trị kinh doanh(Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội), trở thành đề tàitham luận nổi bật với sự tham gia của hơn 500 doanhnghiệp tham gia hội thảo.Từ nhận thức đến thực tế còn xaTại Việt Nam, khái niệm thương hiệu bắt đầu xuấthiện và được quan tâm từ đầu những năm 90. Nhưngvới kết quả khảo sát nói trên, khái niệm đó vẫn cònquá xa lạ khi chưa có được cầu nối xứng đáng từnhận thức tới thực tế.Cuộc khảo sát được Viện Quản trị kinh doanh thựchiện trong tháng 12/2007 về điều tra năng lực cạnhtranh của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội,trong đó phần lớn đa số toàn là các doanh nghiệpvừa và nhỏ.Trong 5 nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến năng lựccạnh tranh của doanh nghiệp, thương hiệu là vấn đềđược đánh giá ở vị trí quan trọng hơn cả năng lực tàichính khi có tới 90% ý kiến lựa chọn, bên cạnh cácyếu tố chất lượng sản phẩm, khả năng tài chính,năng lực lãnh đạo và chính sách – chiến lượcPR/Marketting.Tuy nhiên, một con số tương tự lại cho thấy kết quảkhác đáng thất vọng. Hai nguyên nhân được xác địnhlà hạn chế nhất trong năng lực cạnh tranh lại chính làthiếu chiến lược phát triển thương hiệu và thiếu quantâm đến hoạt động PR (cùng chiếm trên 98% ý kiếnxác định).Đó là một thực trạng buồn. Phải chăng chỉ có nhữngdoanh nghiệp lớn mới quan tâm tới thương hiệu? Tấtnhiên, trong thực trạng này, trở ngại chính là khókhăn về chi phí. Khi doanh nghiệp thiếu chiến lượcphát triển thương hiệu, lại hạn chế về chi phí thì sẽrất khó thành công.Thực trạng chung của doanh nghiệp vừa và nhỏ hiệnnay là hạn chế về năng lực tài chính; chi phí dành choviệc xây dựng và phát triển thương hiệu không đượcđầu tư xứng đáng, trong khi đó là một kế hoạch dàihơi và không ngừng nghỉ.Mặt khác, một khó khăn nữa là trên thực tế có rấtnhiều doanh nghiệp ý thức rõ tầm quan trọng củathương hiệu, sẵn sàng đầu tư, nhưng lại thiếu kinhnghiệm và sự tư vấn cần thiết. Nên rất cần tổ chứccác hội thảo để các doanh nghiệp cùng liên kết vàchia sẻ kinh nghiệm.IDT đang triển khai đề án xây dựng sàn giao dịchthương mại điện tử và chia sẻ thông tin sản phẩm,kinh nghiệm xây dựng thương hiệu giữa các doanhnghiệp với nhau nhằm tạo ra cơ hội để các doanhnghiệp gặp nhau cùng trao đổi và hỗ trợ chia sẻnhững kinh nghiệm trên thương trường để cùng nhauphát triển thương hiệu.7 tiêu chí – 1 mục tiêuTheo xác định của Chương trình Thương hiệu mạnhViệt Nam (do Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợpcùng Cục Xúc tiến Thương mại tổ chức thường niên),giá trị của tính định hướng là cẩm nang cần thiết đốivới các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vừavà nhỏ nói riêng trong kế hoạch xây dựng và pháttriển thương hiệu của mình.Cụ thể, một thương hiệu mạnh cần hội tụ 7 tiêu chítrụ cột là năng lực lãnh đạo, chất lượng sản phẩm –dịch vụ, năng lực đổi mới doanh nghiệp, nguồn nhânlực, bảo vệ thương hiệu, tính ổn định và kết quả kinhdoanh.Trong 7 tiêu chí này, doanh nghiệp cần đặc biệt chútrọng tới năng lực đổi mới, tập trung ở khả năng thíchnghi với môi trường kinh doanh, cạnh tranh mới, nhấtlà khi Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chứcThương mại Thế giới (WTO). Năng lực đổi mới nàytrước hết yêu cầu có từ tư duy của người lãnh đạo,khi mà khoảng cách từ nhận thức đến thực tế trongkế hoạch xây dựng và phát triển thương hiệu củanhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ còn xa.Với những tiêu chí trên, doanh nghiệp có thể xâydựng được một chiến lược bài bản. Cùng với chi phíđầu tư xứng đáng, một doanh nghiệp nhỏ có thểhướng tới một giá trị thương hiệu lớn. Và giá trị lớntrước hết là tạo dựng được lòng tin của khách hàng,đưa hình ảnh doanh nghiệp vào tâm trí họ và tạo ragiá trị cho chính họ.Song song với 7 tiêu chí trên, chúng ta không thểkhông kể đến một công cụ quan trọng khác là vai tròcủa thương mại điện tử trong quảng bá thương hiệu.Đây là công cụ hiệu quả và có chi phí thấp. Tuynhiên, theo đánh giá của IDT, nhiều doanh nghiệpvừa và nhỏ hiện nay vẫn còn thờ ơ và khá xa lạ vớicông cụ này.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bí quyết quản trị doanh nghiệp thủ thuật kinh doanh quản lý dự án doanh nghiệp hướng dẫn quản lý nguyên tắc OCED quản trị doanh nghiệp nghệ thuật lãnh đạoTài liệu cùng danh mục:
-
Giáo trình Quản trị học: Phần 1 - PGS. TS. Trần Anh Tài
137 trang 811 12 0 -
6 trang 642 0 0
-
Giáo trình Quản trị quan hệ khách hàng: Phần 1
44 trang 534 4 0 -
47 trang 488 6 0
-
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi mua sắm tại cửa hàng GS25 tại Ung Văn Khiêm Campus
6 trang 487 9 0 -
Nguyên lý kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu: Phần 1 - GS.TS. Võ Thanh Thu
225 trang 431 4 0 -
Giáo trình Quản trị kinh doanh nhà hàng (Nghề: Quản trị nhà hàng)
226 trang 413 8 0 -
Khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng về Nhà hàng Buffet Topokki Dookki chi nhánh D2
5 trang 404 10 0 -
100 câu hỏi trắc nghiệm môn: hành vi tổ chức
6 trang 375 0 0 -
Lý thuyết và bài tập Quản trị sản xuất và dịch vụ (Tái bản lần thứ bảy): Phần 1
222 trang 368 0 0
Tài liệu mới:
-
69 trang 0 0 0
-
33 trang 0 0 0
-
Luận văn Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại
115 trang 0 0 0 -
127 trang 0 0 0
-
107 trang 0 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Tất Thành, HCM
8 trang 0 0 0 -
6 trang 0 0 0
-
14 trang 0 0 0
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc
23 trang 0 0 0 -
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Quế Sơn, Quảng Nam
4 trang 0 0 0