Danh mục

Giải pháp nâng cao chất lượng cố vấn học tập tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn hiện nay

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 310.16 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này đề cập tới thực trạng vai trò của cố vấn học tập tại Trường Đại học Thủ đô Hà Nội. Thông qua đó, tác giả đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng cố vấn học tập cho nhà trường để phát huy tối đa vai trò của cố vấn học tập.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp nâng cao chất lượng cố vấn học tập tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn hiện nay184 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CỐ VẤN HỌC TẬP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Minh Hồng Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Cố vấn học tập là một phần rất quan trọng và không thể thiếu trong việc đào tạo theo hệ thống tín chỉ của bậc cao đẳng, đại học. Năng lực của đội ngũ cố vấn học tập sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi và chất lượng của người học. Họ là người tư vấn, chỉ dẫn cho sinh viên lựa chọn và đăng ký môn học phù hợp với khả năng học tập của bản thân, cung cấp thông tin và giải đáp các thắc mắc trong quá trình học tập, quan trọng hơn họ giúp sinh viên trong quá trình phát hiện chính mình, xác định mục tiêu cuộc đời và mục tiêu nghề nghiệp, định hướng các hoạt động cá nhân và xã hội. Vai trò và nhiệm vụ đặt ra yêu cầu cho cố vấn học tập là họ phải am hiểu tiến trình đào tạo, nắm bắt được tâm - sinh lý lứa tuổi sinh viên, có tri thức và kỹ năng về ngành đào tạo, có kinh nghiệm làm việc cá nhân, và nhóm, hoạt động phối hợp chặt chẽ với các đơn vị quản lý trong trường đại học và sử dụng tốt công nghệ thông tin phục vụ cho đào tạo. Bài viết này đề cập tới thực trạng vai trò của cố vấn học tập tại Trường Đại học Thủ đô Hà Nội. Thông qua đó, tác giả đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng cố vấn học tập cho nhà trường để phát huy tối đa vai trò của cố vấn học tập. Từ khóa: Cố vấn học tập, đào tạo tín chỉ Nhận bài ngày 5.3.2020; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 20.3.2020 Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Hồng; Email: nthong2@daihocthudo.edu.vn1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cố vấn học tập (CVHT) là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đến sự thành công trongquá trình học tập và rèn luyện của sinh viên (SV) ở trường đại học. Thông qua hoạt độngcố vấn, SV có thể nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng và cụ thể về quy chế, chươngtrình đào tạo, mục tiêu, nội dung đào tạo, các chức năng, nhiệm vụ, định hướng phát triểncủa trường. Trên cơ sở đó, SV chủ động xây dựng kế hoạch học tập, đăng kí học phần, lựachọn phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học cho phù hợp với năng lực và điều kiệncủa bản thân. Ngoài ra, CVHT còn là “một mắt xích quan trọng” kết nối giữa SV và nhàtrường, giữa SV với xã hội và nhà tuyển dụng lao động. Tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội, sau một thời gian thí điểm, hệ thống tổ chức quảnlý công tác CVHT đã đi vào nề nếp và vận hành một cách có hiệu quả, khẳng định nhữngTẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 38/2020 185nhiệm vụ chức năng được nêu trong Quy định về công tác CVHT là khả thi. Các giảngviên được phân công làm nhiệm vụ CVHT đã nắm rõ nhiệm vụ được giao. Công tác thựchiện lấy ý kiến của sinh viên đối với CVHT đã đi vào nề nếp và trở thành một khâu quantrọng trong đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và chất lượng của CVHT. Song vẫn cònnhững tồn tại, hạn chế cần đánh giá rút kinh nghiệm để tiếp tục đổi mới công tác nhằm gópphần nâng cao chất lượng đào tạo trong các năm học tiếp theo. Giải pháp nâng cao chất lượng CVHT của trường Đại học Thủ đô Hà Nội và kế hoạchtrong các năm tới là mục tiêu chiến lược, Nhà trường đã đề ra mục tiêu chung nhằm đảmbảo tiến độ cũng như chất lượng và tính nhất quán. Mục tiêu là xây dựng đội ngũ CVHT đủsố lượng, cơ cấu phù hợp với quy mô, loại hình, hình thức đào tạo, từng bước tiến tớichuyên nghiệp; đội ngũ CVHT có phẩm chất đạo đức tốt và năng lực thực thi nhiệm vụ, tậntụy hỗ trợ, giúp đỡ sinh viên học tập, rèn luyện tốt. Ngoài ra, đội ngũ CVHT cần giúp lãnhđạo nhà trường chỉ đạo và quản lý sinh viên hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc tất cả vì họcsinh, sinh viên thân yêu. Để đạt được mục tiêu ấy, khi áp dụng mô hình CVHT cần cónhững giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CVHT, đáp ứng nhu cầu thực tiễn.2. NỘI DUNG2.1 Thực trạng công tác cố vấn học tập Đào tạo theo hệ thống tín chỉ (HTTC) là một loại hình đào tạo có nhiều ưu điểm vàmang lại hiệu quả cao. Điều này đã được thực tiễn của nhiều nước chứng minh và hiện nayhầu hết các trường đại học, cao đẳng ở các nước tiên tiến đều áp dụng quản lí đào tạo theophương thức này. Trường Đại học Thủ đô Hà Nội cũng là một trong các đơn vị tiên phongáp dụng đào tạo theo HTTC. Cho đến nay, nhà trường đã thu được những kết quả tích cực.Công tác đào tạo đã đi vào nền nếp; chương trình đào tạo đã được điều chỉnh phù hợp;công tác quản lí sinh viên (SV) và các quy định liên quan đã được xây dựng; phương phápgiảng dạy của giảng viên và phương pháp học tập của SV cũng dần được thích ứng. Đặcbiệt, có một chức danh mới xuất hiện và không thể thiếu được trong q ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: