Giải pháp phát triển bền vững ngành hàng thổ cẩm Tây Nguyên
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 605.94 KB
Lượt xem: 6
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong nghiên cứu này, phương pháp điều tra xã hội học và phương pháp đánh giá theo hình thức cho điểm đã được sử dụng. Dựa vào các kết quả của nghiên cứu, 3 nhóm nhân tố bao gồm: Thương mại điện tử - Kỹ thuật công nghệ và Phát triển nguồn nhân lực - Cơ chế chính sách và Kinh tế hợp tác đã được đề xuất như là nhóm các nhân tố trụ cột để có thể phát triển bền vững ngành hàng thổ cẩm của Tây Nguyên trong tương lai.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp phát triển bền vững ngành hàng thổ cẩm Tây Nguyên Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH HÀNG THỔ CẨM TÂY NGUYÊN SOLUTIONS FOR THE SUSTAINABLE DEVELOPMENT OF CENTRAL HIGHLANDS BROCADE ThS. Lê Trần Thanh Liêm Trường Đại học Cần Thơ Email: lttliem@ctu.edu.vn Tóm tắt Nghiên cứu được thực hiện tại Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk và Thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum từ tháng 6 năm 2017 đến tháng 6 năm 2018. Đối tượng khách du lịch có mua hoặc đã sử dụng trực tiếp các sản phẩm thổ cẩm của vùng Tây Nguyên đã được lựa chọn khảo sát. Trong nghiên cứu này, phương pháp điều tra xã hội học và phương pháp đánh giá theo hình thức cho điểm đã được sử dụng. Dựa vào các kết quả của nghiên cứu, 3 nhóm nhân tố bao gồm: Thương mại điện tử - Kỹ thuật công nghệ và Phát triển nguồn nhân lực - Cơ chế chính sách và Kinh tế hợp tác đã được đề xuất như là nhóm các nhân tố trụ cột để có thể phát triển bền vững ngành hàng thổ cẩm của Tây Nguyên trong tương lai. Từ khóa: Phát triển bền vững; sản phẩm thổ cẩm; Tây Nguyên. Abstract The study was conducted in Buon Ma Thuot city, Dak Lak province and Kon Tum city, Kon Tum province from June 2017 to June 2018. The tourists who have bought or used brocade products of the Central Highlands have been selected for researching. In this study, the sociological survey method and the scoring method were used. Based on that, the research proposed solutions for sustainable development of this crafts sector in the future. The result of this study shows that there are three groups of factor: e-commerce - technology and human resource development - policy mechanisms and cooperative economy - have been proposed as the pillar groups which can develop the brocade industry of the Central Highlands. Keywords: Sustainable development; Brocade product; Central Highlands. 1. Đặt vấn đề Đối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung, dệt thổ cẩm không chỉ trở thành biểu tượng, nét đẹp văn hóa cổ truyền trong đời sống vật chất, tinh thần mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhiều gia đình (Lang Hường, 2015). Làm ra các sản phẩm thổ cẩm không chỉ là một công việc, mà thông qua đó, mỗi sản phẩm với hoa văn, họa tiết, màu sắc đều truyền tải những thông điệp và đó cũng chính là tinh hoa văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc. Thời gian làm ra các sản phẩm thủ công từ thổ cẩm mất khá nhiều thời gian và tâm huyết. Tuy nhiên, trước thực trạng hiện nay, đi cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội ngành hàng thổ cẩm đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Những khó khăn này không chỉ xuất hiện từ bên ngoài như hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng hay từ chính các sản phẩm công nghiệp được sản xuất hàng loạt trong nước. Việc loay hoay định hình các giá trị của sản phẩm, tìm hiểu thị hiếu của người tiêu dùng, duy trì và phát huy nguồn nhân lực hiện có hay nghiên cứu các bước đột phá chiến lược trong khuyến khích, tạo cơ chế cho các doanh nghiệp cũng còn chưa hiệu quả. Từ đó, đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành hàng này trong thời gian vừa qua. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá về hiện trạng tiêu dùng sản phẩm thổ cẩm hiện nay từ đó đề ra các giải pháp nhằm phát triển bền vững ngành thổ cẩm trong tương lai là cấp thiết và quan trọng. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Phương pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp được thu thập từ sách, bài báo khoa học, tạp chí khoa học, các công trình nghiên cứu có liên quan. 343 Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phiếu phỏng vấn cấu trúc đối với 100 du khách đang tham quan du lịch trên địa bàn nghiên cứu. Theo Nguyễn Thị Tố Loan (2013), khi nghiên cứu xác định đối tượng khách hàng của sản phẩm thổ cẩm của làng nghề Kon Klor đã cho rằng: đối tượng tiêu dùng sản phẩm chính từ làng nghề là khách du lịch so với khách quen biết và khách vãng lai cùng trong nghiên cứu. Chính vì vậy, khách du lịch đã được lựa chọn để tham gia vào nghiên cứu này. Đối tượng nghiên cứu phải có mua hoặc đã sử dụng các sản phẩm thổ cẩm của Tây Nguyên. Số lượng mẫu quan sát chia đều cho 2 địa bàn 50 mẫu ở Thành phố Buôn Ma Thuột và 50 mẫu ở Thành phố Kon Tum. Đối tượng nghiên cứu được lựa chọn theo phương pháp phi xác xuất tại thời điểm tiến hành phỏng vấn. Địa điểm nghiên cứu được lựa chọn một cách ngẫu nhiên dựa vào các nơi có đông du khách trên địa bàn. Để đánh giá sự hài lòng của khách hàng, nghiên cứu sử dụng thang đo 5 mức độ để phân tích định tính các thuộc tính của sản phẩm thổ cẩm như: màu sắc, mẫu mã/thiết kế, hoa văn/họa tiết, phụ kiện/khóa kéo, cắt may/đường chỉ, câu chuyện về sản phẩm, giá, tổng thể về sản phẩm – độ bền sử dụng. Trong đó, mức 1 là rất không hài lòng, mức 2 là không hài lòng, mức 3 là có thể chấp nhận được, mức 4 là hài lòng và mức 5 là rất hài lòng. Đối với các giải pháp được đề xuất trong nghiên cứu, đối tượng tham gia nghiên cứu sẽ tiến hành cho điểm dựa trên thang điểm từ 0 – 10 điểm (số thập phân sử dụng 0.5) nhằm đánh giá mức độ ủng hộ đối với từng nhóm giải pháp. 2.2. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được nhập, mã hóa và xử lý bằng phần mềm Excel với mục tiêu thống kê mô tả, tính toán giá trị trung bình, tỉ lệ %, tỉ trọng các thuộc tính thuộc về đối tượng nghiên cứu. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Thông tin về đối tượng nghiên cứu 3.1.1. Nghề nghiệp của đối tượng tham gia nghiên cứu Đối tượng tham gia nghiên cứu của đề tài là khách d ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp phát triển bền vững ngành hàng thổ cẩm Tây Nguyên Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH HÀNG THỔ CẨM TÂY NGUYÊN SOLUTIONS FOR THE SUSTAINABLE DEVELOPMENT OF CENTRAL HIGHLANDS BROCADE ThS. Lê Trần Thanh Liêm Trường Đại học Cần Thơ Email: lttliem@ctu.edu.vn Tóm tắt Nghiên cứu được thực hiện tại Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk và Thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum từ tháng 6 năm 2017 đến tháng 6 năm 2018. Đối tượng khách du lịch có mua hoặc đã sử dụng trực tiếp các sản phẩm thổ cẩm của vùng Tây Nguyên đã được lựa chọn khảo sát. Trong nghiên cứu này, phương pháp điều tra xã hội học và phương pháp đánh giá theo hình thức cho điểm đã được sử dụng. Dựa vào các kết quả của nghiên cứu, 3 nhóm nhân tố bao gồm: Thương mại điện tử - Kỹ thuật công nghệ và Phát triển nguồn nhân lực - Cơ chế chính sách và Kinh tế hợp tác đã được đề xuất như là nhóm các nhân tố trụ cột để có thể phát triển bền vững ngành hàng thổ cẩm của Tây Nguyên trong tương lai. Từ khóa: Phát triển bền vững; sản phẩm thổ cẩm; Tây Nguyên. Abstract The study was conducted in Buon Ma Thuot city, Dak Lak province and Kon Tum city, Kon Tum province from June 2017 to June 2018. The tourists who have bought or used brocade products of the Central Highlands have been selected for researching. In this study, the sociological survey method and the scoring method were used. Based on that, the research proposed solutions for sustainable development of this crafts sector in the future. The result of this study shows that there are three groups of factor: e-commerce - technology and human resource development - policy mechanisms and cooperative economy - have been proposed as the pillar groups which can develop the brocade industry of the Central Highlands. Keywords: Sustainable development; Brocade product; Central Highlands. 1. Đặt vấn đề Đối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung, dệt thổ cẩm không chỉ trở thành biểu tượng, nét đẹp văn hóa cổ truyền trong đời sống vật chất, tinh thần mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhiều gia đình (Lang Hường, 2015). Làm ra các sản phẩm thổ cẩm không chỉ là một công việc, mà thông qua đó, mỗi sản phẩm với hoa văn, họa tiết, màu sắc đều truyền tải những thông điệp và đó cũng chính là tinh hoa văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc. Thời gian làm ra các sản phẩm thủ công từ thổ cẩm mất khá nhiều thời gian và tâm huyết. Tuy nhiên, trước thực trạng hiện nay, đi cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội ngành hàng thổ cẩm đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Những khó khăn này không chỉ xuất hiện từ bên ngoài như hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng hay từ chính các sản phẩm công nghiệp được sản xuất hàng loạt trong nước. Việc loay hoay định hình các giá trị của sản phẩm, tìm hiểu thị hiếu của người tiêu dùng, duy trì và phát huy nguồn nhân lực hiện có hay nghiên cứu các bước đột phá chiến lược trong khuyến khích, tạo cơ chế cho các doanh nghiệp cũng còn chưa hiệu quả. Từ đó, đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành hàng này trong thời gian vừa qua. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá về hiện trạng tiêu dùng sản phẩm thổ cẩm hiện nay từ đó đề ra các giải pháp nhằm phát triển bền vững ngành thổ cẩm trong tương lai là cấp thiết và quan trọng. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Phương pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp được thu thập từ sách, bài báo khoa học, tạp chí khoa học, các công trình nghiên cứu có liên quan. 343 Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phiếu phỏng vấn cấu trúc đối với 100 du khách đang tham quan du lịch trên địa bàn nghiên cứu. Theo Nguyễn Thị Tố Loan (2013), khi nghiên cứu xác định đối tượng khách hàng của sản phẩm thổ cẩm của làng nghề Kon Klor đã cho rằng: đối tượng tiêu dùng sản phẩm chính từ làng nghề là khách du lịch so với khách quen biết và khách vãng lai cùng trong nghiên cứu. Chính vì vậy, khách du lịch đã được lựa chọn để tham gia vào nghiên cứu này. Đối tượng nghiên cứu phải có mua hoặc đã sử dụng các sản phẩm thổ cẩm của Tây Nguyên. Số lượng mẫu quan sát chia đều cho 2 địa bàn 50 mẫu ở Thành phố Buôn Ma Thuột và 50 mẫu ở Thành phố Kon Tum. Đối tượng nghiên cứu được lựa chọn theo phương pháp phi xác xuất tại thời điểm tiến hành phỏng vấn. Địa điểm nghiên cứu được lựa chọn một cách ngẫu nhiên dựa vào các nơi có đông du khách trên địa bàn. Để đánh giá sự hài lòng của khách hàng, nghiên cứu sử dụng thang đo 5 mức độ để phân tích định tính các thuộc tính của sản phẩm thổ cẩm như: màu sắc, mẫu mã/thiết kế, hoa văn/họa tiết, phụ kiện/khóa kéo, cắt may/đường chỉ, câu chuyện về sản phẩm, giá, tổng thể về sản phẩm – độ bền sử dụng. Trong đó, mức 1 là rất không hài lòng, mức 2 là không hài lòng, mức 3 là có thể chấp nhận được, mức 4 là hài lòng và mức 5 là rất hài lòng. Đối với các giải pháp được đề xuất trong nghiên cứu, đối tượng tham gia nghiên cứu sẽ tiến hành cho điểm dựa trên thang điểm từ 0 – 10 điểm (số thập phân sử dụng 0.5) nhằm đánh giá mức độ ủng hộ đối với từng nhóm giải pháp. 2.2. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được nhập, mã hóa và xử lý bằng phần mềm Excel với mục tiêu thống kê mô tả, tính toán giá trị trung bình, tỉ lệ %, tỉ trọng các thuộc tính thuộc về đối tượng nghiên cứu. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Thông tin về đối tượng nghiên cứu 3.1.1. Nghề nghiệp của đối tượng tham gia nghiên cứu Đối tượng tham gia nghiên cứu của đề tài là khách d ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kinh tế thương mại Phát triển bền vững Sản phẩm thổ cẩm Thương mại điện tử Ngành hàng thổ cẩm Tây NguyênGợi ý tài liệu liên quan:
-
6 trang 824 0 0
-
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi sử dụng ví điện tử Momo
6 trang 557 10 0 -
Bài giảng Quản trị tác nghiệp thương mại điện tử - PGS.TS Nguyễn Văn Minh
249 trang 527 9 0 -
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi mua sắm tại cửa hàng GS25 tại Ung Văn Khiêm Campus
6 trang 498 9 0 -
6 trang 471 7 0
-
Giáo trình Thương mại điện tử: Phần 1 - TS. Ao Thu Hoài
102 trang 408 7 0 -
Giáo trình Thương mại điện tử căn bản: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Văn Minh (Chủ biên)
188 trang 362 4 0 -
5 trang 358 1 0
-
7 trang 355 2 0
-
342 trang 347 0 0