Giải pháp phát triển hoạt động bán hàng qua hình thức thương mại điện tử ở Việt Nam
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 450.25 KB
Lượt xem: 28
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu giải pháp phát triển hoạt động bán hàng qua hình thức thương mại điện tử ở Việt Nam bằng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo của Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam, báo cáo e-Conomy SEA, báo cáo thương mại điện tử của Iprice.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp phát triển hoạt động bán hàng qua hình thức thương mại điện tử ở Việt Nam Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG QUA HÌNH THỨC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM SOLUTIONS TO DEVELOP SALES ACTIVITIES THROUGH E-COMMERCE FORMS IN VIETNAM ThS. Nguyễn Thị Hồng Phúc1 Tóm tắt – Nghiên cứu giải pháp phát triển hoạt động bán hàng qua hình thức thương mại điện tử ở Việt Nam bằng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo của Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam, báo cáo e-Conomy SEA, báo cáo thương mại điện tử của Iprice. Bằng phương pháp thống kê, tổng hợp, đánh giá và phân tích, bài viết đánh giá thực trạng thương mại điện tử ở Việt Nam. Từ đó, nghiên cứu đề xuất một số hàm ý chính sách để phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: hoạt động bán hàng, thực trạng thương mại điện tử ở Việt Nam, thương mại điện tử. 1. GIỚI THIỆU Thương mại điện tử (TMĐT) là một hình thức kinh doanh thương mại trên cơ sở mạng máy tính toàn cầu và được dự báo là phương thức hoạt động chủ yếu trong nền kinh tế số. TMĐT trong thời gian gần đây đã được các nước quan tâm và phát triển. Ra đời trên cơ sở phát triển mạng Internet và công nghệ thông tin, TMĐT lúc đầu có nhiều tên gọi khác nhau, đến tháng 7/1997, khi Chính phủ Mĩ công bố văn bản quan trọng “khung TMĐT toàn cầu”, thuật ngữ TMĐT (e- Commerce) mới được sử dụng khá rộng rãi [1]. Trong luật mẫu về TMĐT của Ủy ban Liên Hợp quốc về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL), TMĐT bao gồm tất cả các quan hệ mang tính thương mại như các giao dịch liên quan đến việc cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa, dịch vụ, thỏa thuận phân phối, đại diện hoặc đại lí thương mại, ủy thác hoa hồng, cho thuê dài hạn, xây dựng các công trình, tư vấn, đầu tư, cấp vốn, liên doanh; các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay khách hàng bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, đường bộ [2]. Theo Báo cáo e-Conomy SEA 2018 của Google và Temasek, quy mô thị trường TMĐT Việt Nam năm 2018 là 9 tỉ USD. Báo cáo cũng dự báo tốc độ tăng 1 Trường Đại học Trà Vinh, Email: hongphuc@tvu.edu.vn 149 Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” trưởng trung bình năm (Compound Average Growth Rate – CAGR) của giai đoạn 2015 – 2018 là 25% và thị trường đạt 33 tỉ USD vào năm 2025. Nếu kịch bản này xảy ra, quy mô thị trường TMĐT Việt Nam năm 2025 đứng thứ ba ở Đông Nam Á, sau Indonesia (100 tỉ USD) và Thái Lan (43 tỉ USD). Với mục tiêu đánh giá một cách khách quan về tình hình phát triển TMĐT trên phạm vi cả nước cũng như ở từng địa phương, từ năm 2012, Hiệp hội Thương mại điện tử đã xây dựng Báo cáo Chỉ số TMĐT (Vietnam eBusiness Index – EBI). Tới nay, EBI là chỉ số duy nhất được tính toán hằng năm, giúp lượng hoá tình hình phát triển TMĐT ở 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương [3]. Xuất phát từ góc độ thuần túy mua bán kinh doanh và nhìn nhận TMĐT chỉ như một thị trường, hoạt động TMĐT sẽ đóng khung trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp, người tiêu dùng và chính phủ. Hoạt động TMĐT bao gồm bốn nhóm lớn: - Giao dịch TMĐT giữa các doanh nghiệp; - Giao dịch TMĐT giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng; - Giao dịch TMĐT giữa chính phủ và doanh nghiệp; - Giao dịch TMĐT giữa chính phủ và người tiêu dùng. 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2.1. Thị trường Thương mại điện tử Việt Nam Báo cáo TMĐT của Iprice năm 2019 cho thấy, Shopee Việt Nam tiếp tục dẫn đầu trong cả năm 2019 về lượng truy cập website, đạt trung bình 33,6 triệu lượt/tháng. Theo sau lần lượt là Thegioididong, Sendo, Tiki và Lazada. Báo cáo của iPrice xếp hạng các ứng dụng TMĐT được sử dụng nhiều nhất năm 2019. Trong đó, nhóm Shopee, Lazada, Tiki và Sendo được giữ nguyên trong suốt cả năm, mặc cho sự cạnh tranh từ các ứng dụng ngoại mới xuất hiện và được tải xuống nhiều như SHEIN và Wish, điều này cho thấy độ trung thành cao của người tiêu dùng với các ứng dụng TMĐT [4]. Nếu TMĐT giai đoạn 2016 – 2019 tại các quốc gia phát triển đang có dấu hiệu chững lại thì tại Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng, lĩnh vực này lại phát triển có tính nhảy vọt, thể hiện ở tốc độ tăng trưởng và quy mô thị trường. Theo Statista, thị trường TMĐT của Mĩ hiện có chỉ số tăng trưởng khoảng 12%/năm, trong khi đó tỉ lệ này ở Đông Nam Á đạt 33% – 35%. Báo cáo của Google và Temasek cho thấy, Indonesia và Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu xu hướng tăng trưởng (lần lượt là 49% và 38% từ 2015 đến 2019. Năm 2019, cả nước có 39,9 triệu người tham gia mua sắm trực tuyến, tăng 11,8% so với năm 2018 và tăng gần gấp đôi chỉ sau ba năm. Giá trị mua sắm trực tuyến bình quân đầu người đạt 202 USD [5]. 150 Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” Giao dịch TMĐT ngày nay không chỉ diễn ra trên website, qua các thiết bị điện tử truyền thống như máy tính để bàn, máy tính xách tay, mà còn phát triển mạnh trên các ứng dụng qua các thiết bị điện tử khác như điện thoại thông minh, đồng hồ thông minh, máy tính bảng. Tỉ lệ người dân truy cập Internet qua điện thoại di động tăng nhanh từ 50% năm 2013 lên 89% năm 2019. Người dùng Internet tham gia mua sắm trực tuyến tăng từ 57% năm 2013 lên 67% năm 2019. Trong đó, ba nhóm hàng hóa được người tiêu dùng lựa chọn phổ biến nhất là quần áo, giày dép và mĩ phẩm; đồ công nghệ và điện tử; thiết bị đồ dùng gia đình. Người tiêu dùng chủ yếu mua sắm trực t ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp phát triển hoạt động bán hàng qua hình thức thương mại điện tử ở Việt Nam Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG QUA HÌNH THỨC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM SOLUTIONS TO DEVELOP SALES ACTIVITIES THROUGH E-COMMERCE FORMS IN VIETNAM ThS. Nguyễn Thị Hồng Phúc1 Tóm tắt – Nghiên cứu giải pháp phát triển hoạt động bán hàng qua hình thức thương mại điện tử ở Việt Nam bằng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo của Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam, báo cáo e-Conomy SEA, báo cáo thương mại điện tử của Iprice. Bằng phương pháp thống kê, tổng hợp, đánh giá và phân tích, bài viết đánh giá thực trạng thương mại điện tử ở Việt Nam. Từ đó, nghiên cứu đề xuất một số hàm ý chính sách để phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: hoạt động bán hàng, thực trạng thương mại điện tử ở Việt Nam, thương mại điện tử. 1. GIỚI THIỆU Thương mại điện tử (TMĐT) là một hình thức kinh doanh thương mại trên cơ sở mạng máy tính toàn cầu và được dự báo là phương thức hoạt động chủ yếu trong nền kinh tế số. TMĐT trong thời gian gần đây đã được các nước quan tâm và phát triển. Ra đời trên cơ sở phát triển mạng Internet và công nghệ thông tin, TMĐT lúc đầu có nhiều tên gọi khác nhau, đến tháng 7/1997, khi Chính phủ Mĩ công bố văn bản quan trọng “khung TMĐT toàn cầu”, thuật ngữ TMĐT (e- Commerce) mới được sử dụng khá rộng rãi [1]. Trong luật mẫu về TMĐT của Ủy ban Liên Hợp quốc về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL), TMĐT bao gồm tất cả các quan hệ mang tính thương mại như các giao dịch liên quan đến việc cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa, dịch vụ, thỏa thuận phân phối, đại diện hoặc đại lí thương mại, ủy thác hoa hồng, cho thuê dài hạn, xây dựng các công trình, tư vấn, đầu tư, cấp vốn, liên doanh; các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay khách hàng bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, đường bộ [2]. Theo Báo cáo e-Conomy SEA 2018 của Google và Temasek, quy mô thị trường TMĐT Việt Nam năm 2018 là 9 tỉ USD. Báo cáo cũng dự báo tốc độ tăng 1 Trường Đại học Trà Vinh, Email: hongphuc@tvu.edu.vn 149 Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” trưởng trung bình năm (Compound Average Growth Rate – CAGR) của giai đoạn 2015 – 2018 là 25% và thị trường đạt 33 tỉ USD vào năm 2025. Nếu kịch bản này xảy ra, quy mô thị trường TMĐT Việt Nam năm 2025 đứng thứ ba ở Đông Nam Á, sau Indonesia (100 tỉ USD) và Thái Lan (43 tỉ USD). Với mục tiêu đánh giá một cách khách quan về tình hình phát triển TMĐT trên phạm vi cả nước cũng như ở từng địa phương, từ năm 2012, Hiệp hội Thương mại điện tử đã xây dựng Báo cáo Chỉ số TMĐT (Vietnam eBusiness Index – EBI). Tới nay, EBI là chỉ số duy nhất được tính toán hằng năm, giúp lượng hoá tình hình phát triển TMĐT ở 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương [3]. Xuất phát từ góc độ thuần túy mua bán kinh doanh và nhìn nhận TMĐT chỉ như một thị trường, hoạt động TMĐT sẽ đóng khung trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp, người tiêu dùng và chính phủ. Hoạt động TMĐT bao gồm bốn nhóm lớn: - Giao dịch TMĐT giữa các doanh nghiệp; - Giao dịch TMĐT giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng; - Giao dịch TMĐT giữa chính phủ và doanh nghiệp; - Giao dịch TMĐT giữa chính phủ và người tiêu dùng. 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2.1. Thị trường Thương mại điện tử Việt Nam Báo cáo TMĐT của Iprice năm 2019 cho thấy, Shopee Việt Nam tiếp tục dẫn đầu trong cả năm 2019 về lượng truy cập website, đạt trung bình 33,6 triệu lượt/tháng. Theo sau lần lượt là Thegioididong, Sendo, Tiki và Lazada. Báo cáo của iPrice xếp hạng các ứng dụng TMĐT được sử dụng nhiều nhất năm 2019. Trong đó, nhóm Shopee, Lazada, Tiki và Sendo được giữ nguyên trong suốt cả năm, mặc cho sự cạnh tranh từ các ứng dụng ngoại mới xuất hiện và được tải xuống nhiều như SHEIN và Wish, điều này cho thấy độ trung thành cao của người tiêu dùng với các ứng dụng TMĐT [4]. Nếu TMĐT giai đoạn 2016 – 2019 tại các quốc gia phát triển đang có dấu hiệu chững lại thì tại Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng, lĩnh vực này lại phát triển có tính nhảy vọt, thể hiện ở tốc độ tăng trưởng và quy mô thị trường. Theo Statista, thị trường TMĐT của Mĩ hiện có chỉ số tăng trưởng khoảng 12%/năm, trong khi đó tỉ lệ này ở Đông Nam Á đạt 33% – 35%. Báo cáo của Google và Temasek cho thấy, Indonesia và Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu xu hướng tăng trưởng (lần lượt là 49% và 38% từ 2015 đến 2019. Năm 2019, cả nước có 39,9 triệu người tham gia mua sắm trực tuyến, tăng 11,8% so với năm 2018 và tăng gần gấp đôi chỉ sau ba năm. Giá trị mua sắm trực tuyến bình quân đầu người đạt 202 USD [5]. 150 Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” Giao dịch TMĐT ngày nay không chỉ diễn ra trên website, qua các thiết bị điện tử truyền thống như máy tính để bàn, máy tính xách tay, mà còn phát triển mạnh trên các ứng dụng qua các thiết bị điện tử khác như điện thoại thông minh, đồng hồ thông minh, máy tính bảng. Tỉ lệ người dân truy cập Internet qua điện thoại di động tăng nhanh từ 50% năm 2013 lên 89% năm 2019. Người dùng Internet tham gia mua sắm trực tuyến tăng từ 57% năm 2013 lên 67% năm 2019. Trong đó, ba nhóm hàng hóa được người tiêu dùng lựa chọn phổ biến nhất là quần áo, giày dép và mĩ phẩm; đồ công nghệ và điện tử; thiết bị đồ dùng gia đình. Người tiêu dùng chủ yếu mua sắm trực t ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hoạt động bán hàng Thương mại điện tử hình thức kinh doanh thương mại Luật thương mại quốc tế Báo cáo e-Conomy SEAGợi ý tài liệu liên quan:
-
6 trang 824 0 0
-
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi sử dụng ví điện tử Momo
6 trang 557 10 0 -
Bài giảng Quản trị tác nghiệp thương mại điện tử - PGS.TS Nguyễn Văn Minh
249 trang 526 9 0 -
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi mua sắm tại cửa hàng GS25 tại Ung Văn Khiêm Campus
6 trang 498 9 0 -
6 trang 469 7 0
-
Giáo trình Thương mại điện tử: Phần 1 - TS. Ao Thu Hoài
102 trang 408 7 0 -
Giáo trình Luật thương mại quốc tế (Phần 2): Phần 1
257 trang 406 6 0 -
Giáo trình Thương mại điện tử căn bản: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Văn Minh (Chủ biên)
188 trang 362 4 0 -
5 trang 357 1 0
-
7 trang 355 2 0