Danh mục

Giải pháp tạo nguồn thức ăn thô xanh thô khô trong chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.03 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết chia sẻ vòng quay tuần hoàn trong hoạt động chăn nuôi để tạo nguồn thức ăn thô xanh/thô khô. Đó là từ hoạt động chăn nuôi bò sữa sẽ phát sinh các chất thải hữu cơ. Chúng được xử lý để tạo thành nguồn phân bón hữu cơ có giá trị dinh dưỡng cao.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp tạo nguồn thức ăn thô xanh thô khô trong chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam H GIẢI PHÁP TẠO NGUỒN THỨC ĂN THÔ XANH/THÔ KHÔ TRONG CHĂN NUÔI BÒ SỮA Ở VIỆT NAM Th.S. Nguyễn Trung Uyên1, TS. Võ Thị Hải Lê2, Th.S. Nguyễn Đình Tiến2* 1 Trường Đại học Hà Tĩnh 2 Trường Đại học Kinh tế Nghệ An * Email: nguyendinhtien@naue.edu.vn TÓM TẮT Để chăn nuôi bò sữa đạt hiệu quả cao bên cạnh những yếu tố về chuồng trại, kỹ thuật chăn nuôi, thú y, quan lý sinh sản… thì một trong những yếu tố hết sức quan trọng cần được đảm bảo là đảm bảo nguồn thức ăn thô xanh cũng như tối ưu hóa nguồn thức ăn này từ các phế phụ phẩm nông nghiệp. Ở bài viết này chúng tôi đã chia sẽ vòng quay tuần hoàn trong hoạt động chăn nuôi để tạo nguồn thức ăn thô xanh/thô khô. Đó là từ hoạt động chăn nuôi bò sữa sẽ phát sinh các chất thải hữu cơ. Chúng được xử lý để tạo thành nguồn phân bón hữu cơ có giá trị dinh dưỡng cao. Sau đó được tưới bón lại cho cây trồng làm thức ăn cho bò sữa cho năng xuất cao. Lợi ích chúng ta thu được từ vòng quay tuần hoàn, chu trình khép kín nêu trên đó là chủ động được nguồn thức ăn thô xanh/thô khô giàu dinh dưỡng phục vụ chính cho hoạt động chăn nuôi; giảm chi phí mua phân hóa học cho cây trồng, tăng hiệu quả sản xuất cho nhà chăn nuôi; giảm ô nhiễm môi trường, tránh ảnh hưởng sức khỏe tới cộng đồng. Từ khóa: bò sữa; thức ăn xanh; thức ăn thô1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì nhu cầu sử dụng thực phẩmcó giá trị dinh dưỡng như: thịt, trứng, sữa,... ngày càng cao. Trong khi chăn nuôi lợn, gà gặp rất nhiềukhó khăn do giá thức ăn tăng cao, dịch bệnh cùng với giá bán xuống thấp... thì chăn nuôi bò sữa vẫnmang lại thu nhập khá ổn định cho người chăn nuôi. Trong đó sữa luôn là thực phẩm được lựa chọnhàng đầu về thành phần dinh dưỡng, nên nhu cầu về sữa ngày càng trở nên cấp thiết hơn. Theo thống kêcủa tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO, 2023), trong vài năm trở lại đây tăng trưởng ngành sữa ởcác nước phát triển là trên 4% và xu hướng này càng tăng nhanh hơn so với các nước đang phát triển.Việt Nam cũng là một nước đang phát triển và ngành sữa là một trong những ngành đạt tốc độ tăngtrưởng nhanh nhất trong ngành thực phẩm ở Việt Nam, với mức tăng trưởng doanh thu trung bình đạt18%/năm. Chính phủ nước ta đã chú trọng và thúc đẩy việc phát triển chăn nuôi bò sữa. Các địa phươngvà doanh nghiệp (Vinamilk, TH Trues Milk, Nutifood...) đã triển khai xây dựng nhiều dự án phát triểnchăn nuôi bò sữa, nhập khẩu, nhân giống, lai tạo đàn bò sữa trong nước nhằm nâng cao sản lượng sữa,giảm bớt tình trạng nhập khẩu sữa. Chăn nuôi bò sữa là chiến lược tạo công việc và thu nhập ổn định cho các vùng nông thôn ViệtNam và cung cấp những sản phẩm sữa chất lượng cho nhu cầu ngày càng cao do tăng dân số, tốc độ đôthị hoá - công nghiệp hoá, thu nhập được cải thiện và nhận thức của người tiêu dùng về giá trị dinhdưỡng của sữa đặc biệt cho trẻ em. Để chăn nuôi bò sữa đạt hiệu quả cao bên cạnh những yếu tố vềchuồng trại, kỹ thuật chăn nuôi, thú y, quản lý sinh sản… thì một trong những yếu tố hết sức quan trọngcần được đảm bảo là đảm bảo nguồn thức ăn thô xanh cũng như tối ưu hóa nguồn thức ăn này từ cácphế phụ phẩm nông nghiệp.2. TỔNG QUAN NGÀNH CHĂN NUÔI BÒ SỮA Ở NƯỚC TA Ngành chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam có lịch sử phát triển trên 50 năm, nhưng thực sự phát triểnnhanh từ năm 2001 sau khi có Quyết định số 167/2001/QĐ-TTg ngày 26/10/2001 của Thủ tướng Chínhphủ về một số biện pháp và chính sách phát triển bò sữa Việt Nam giai đoạn 2001-2010. Theo đó từ 48 Hội thảo khoa học Quốc gia “Xu hướng công tác giống và thức ăn chăn nuôi”tổng đàn 41.000 con năm 2001 đã tăng lên 115.000 con năm 2009. Năm 2017 tổng đàn là 302.000 conthì đến hết năm 2021, tổng đàn bò sữa là 375.000 con (nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, 2022). Sau20 năm kể từ khi Quyết định của Thủ tướng có hiệu lực (2001 – 2021) đàn bò sữa cả nước tăng 334.000 con. Bò sữa Việt Nam được nuôi ở các nông hộ, hợp tác xã, nông trường và các công ty/tập đoàn. Doyêu cầu ngày càng cao về mặt chất lượng sữa và sự đô thị hóa gia tăng nên số bò sữa nuôi tại nông hộ,hợp tác xã, nông trường có xu hướng giảm dần; ngược lại số bò sữa nuôi tại các công ty ngày càng tăngvề quy mô đàn và tăng số lượng công ty bò sữa mới thành lập để đáp ứng trước nhu cầu tiêu thụ sữangày càng lớn của người dân và xuất khẩu. Sự phân bố bò sữa được trải dài từ Bắc – Trung – Nam. 10địa phương có số lượng bò sữa được nuôi lớn nhất trong nước gồm TP. Hồ Chí Minh; Nghệ An; ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: