Giải quyết tranh chấp thương mại trực tuyến trong bối cảnh hội nhập và những vấn đề đặt ra với Việt Nam
Số trang: 17
Loại file: pdf
Dung lượng: 317.98 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết cho thấy: Pháp luật Việt Nam còn nhiều những hạn chế trong việc thực hiện giải quyết trực tiếp các tranh chấp thương mại trong và ngoài nước, đặc biệt với những vùng miền xa có điều kiện kinh tế còn hạn hẹp. Vì vậy lựa chọn giải quyết tranh chấp và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp bằng biện pháp trực tuyến là lựa chọn phù hợp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải quyết tranh chấp thương mại trực tuyến trong bối cảnh hội nhập và những vấn đề đặt ra với Việt Nam GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI TRỰC TUYẾN TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỚI VIỆT NAM Vũ Ngọc Bảo, Phạm Việt Tuấn, Nguyễn Võ Trọng Danh, Nguyễn Quang Vinh, Trần Tuấn Khang, Trịnh Trần Minh Đức, Hoàng Quốc Tuấn1 Tóm tắt. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của hệ thống thông tin liên lạc, thì các giao dịch được thực hiện trên nền tảng trực tuyến ngày càng nhiều. Thực tế xã hội này của cơ sở hạ tầng đã thúc đẩy sự ra đời và phát triển của kiến trúc thượng tầng là các cơ chế giải quyết tranh chấp trực tuyến (Online Dispute Resolution – ODR). Pháp luật Việt Nam còn nhiều những hạn chế trong việc thực hiện giải quyết trực tiếp các tranh chấp thương mại trong và ngoài nước, đặc biệt với những vùng miền xa có điều kiện kinh tế còn hạn hẹp. Vì vậy lựa chọn giải quyết tranh chấp và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp bằng biện pháp trực tuyến là lựa chọn phù hợp. Từ khóa: Tranh chấp, Trực tuyến, Thương mại điện tử, ODR 1/ DẪN NHẬP Cách mạng Công nghệ 4.0 đang làm cho những mô hình kinh doanh, mô hình tổ chức các chuyến du lịch và rất nhiều lĩnh vực thuộc hạ tầng xã hội thay đổi, điều này đòi hỏi kiến trúc thượng tầng là hệ thống pháp luật phải thay đổi theo để thích ứng. Công việc hàng ngày chúng ta gắn với máy tính, với điện thoại kết nối mạng, từ đây rất nhiều giao dịch, thỏa thuận mua bán, hay kí kết hợp đồng được thực hiện trực tuyến. Khi dịch bệnh Covid 19 đang hoành hành và chưa có triển vọng hạn chế trong ngắn hạn thì các giao dịch trực tuyến càng nhiều. Điều này kéo theo tranh chấp phát sinh ngày càng tăng, việc giải quyết các tranh chấp này bằng biện pháp trực tuyến ngày càng bức thiết. Các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 đồng thời chi phí đi lại và chi phí thời gian giải quyết tranh chấp có thể gây ra những khó khăn, cản trở trong quá trình giải quyết. Điều 1 Các tác giả là học viên khóa Cao học Luật Kinh tế LA1.30 408 này tạo sức ép thúc đẩy việc giải quyết tranh chấp trực tuyến, cũng như hình thành một hệ thống giải quyết ngày càng bức thiết. Mô hình giải quyết tranh chấp trực tuyến (ODR) phổ biến trên thế giới thường được thiết kế theo mô hình DNMEA, viết tắt của các từ Diagnosis (chẩn đoán), Negotiation (thương lượng), Mediation (hòa giải), Evaluation (đánh giá), and Appeal (Phúc thẩm). Trong đó, hai bước đầu tiên (chẩn đoán và thương lượng) thường được thực hiện thông qua phần mềm máy tính, các bước còn lại được con người thực hiện. Tuy mới thực hiện các bước đầu tiên nhưng đã cải thiện đáng kể tốc độ và giảm chi phí trong các tranh chấp điều này kỳ vọng ODR càng ngày càng được phổ biến để giải quyết nhanh chóng, hiệu quả, linh hoạt và chi phí thấp hơn so với các biện pháp giải quyết tranh chấp truyền thống. Đối với thương mại quốc tế ODR khắc phục những vấn đề phát sinh do giới hạn của biên giới quốc gia, giúp nhiều bên yếu thế trong xã hội được tiếp cận công lý và thực thi công lý. Điều này làm cho ngày càng nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm và bước đầu công nhận mô hình và kết quả giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp này. Điển hình như: Úc, Trung Quốc… Tuy vậy, thực tế áp dụng ODR tại Việt Nam còn một số khó khăn nhất định. Khó khăn bắt đầu ngay từ luật áp dụng, lựa chọn khung pháp lý, mô hình giải quyết, hay hướng dẫn chi tiết. Chưa có điều khoản nào tại Bộ luật dân sự, Bộ Luật Hình sự, Bộ Luật Tố tụng dân sự, Bộ Luật Tố tụng Hình quy định hoàn chỉnh về hình thức giải quyết này. Bài viết cố gắng tìm hiểu thực tế, cũng như lý thuyết để trả lời các câu hỏi như sau: 1)Lịch sử ODR thế nào? 2) Ưu và nhược điểm của ODR là gì? 3) ODR có khả năng áp dụng tại Việt Nam hay không? 4) Kiến nghị gì để áp dụng cơ chế ODR tại Việt Nam? Để trả lời những câu hỏi nêu trên, cấu trúc bài viết được chia thành các phần: Phần thứ nhất giới thiệu tổng quan, phần thứ hai từ mục 2 đến mục 3 trả lời cho câu hỏi số một về lịch sử hình thành ODR và câu hỏi số hai về ODR có những ưu điểm nổi bật gì so với tranh chấp truyền thống. Phương pháp nghiên cứu luật viết được sử dụng để đưa ra các khái niệm và đặc điểm về tranh chấp thương mại, khái niệm và đặc điểm về tranh chấp thương mại trực tuyến. 409 Phương pháp nghiên cứu lịch sử được sử dụng để tìm hiểu và tóm tắt lịch sử hình thành tranh chấp thương mại trực tuyến ODR. Phương pháp nghiên cứu tình huống được sử dụng để tìm hiểu và phân tích một vài tình huống thực tiễn để làm rõ các câu trả lời, tìm hiểu bài học và đưa ra các kiến nghị. Phần thứ ba, từ mục 5 đến cuối bài nghiên cứu trả lời cho các câu hỏi số ba về khả năng áp dụng ODR tại Việt Nam và câu hỏi số bốn về các giải pháp kiến nghị đối với mô hình ODR tại Việt Nam. Phương pháp phân tích được sử dụng để phân tích các tình huống thực tiễn từ đó đề xuất khả năng áp dụng ODR tại Việt Nam cũng như các kiến nghị hoàn thiện. 2/ Khái niệm và đặc điểm của tranh chấp thương mại 2.1 Khái niệm về tranh chấp thương mại: Luật Thương mại năm 2005 (LTM 2005) chưa có định nghĩa về tranh chấp thương mại mà chỉ có định nghĩa về tranh chấp thương mại thông qua các khái niệm về thương nhân, và khái niệm về hoạt động thương mại. Khái niệm của hoạt động thương mại được LTM 2005 lại quy định về các hoạt động thương mại trong các giao dịch kinh doanh bao gồm giao dịch trong nước và giao dịch quốc tế. Về khái niệm của hoạt động thương mại: Khái niệm này được quy định tại khoản 1 điều 3 LTM 2005 như sau: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”. Như vậy các hoạt động thương mại thực hiện nhằm mục đích sinh lợi thông qua hoạt động “Mua bán hàng hoá” được quy định tại khoản 8 điều 3 LTM 2005, hoặc là hoạt động trao đổi ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải quyết tranh chấp thương mại trực tuyến trong bối cảnh hội nhập và những vấn đề đặt ra với Việt Nam GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI TRỰC TUYẾN TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỚI VIỆT NAM Vũ Ngọc Bảo, Phạm Việt Tuấn, Nguyễn Võ Trọng Danh, Nguyễn Quang Vinh, Trần Tuấn Khang, Trịnh Trần Minh Đức, Hoàng Quốc Tuấn1 Tóm tắt. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của hệ thống thông tin liên lạc, thì các giao dịch được thực hiện trên nền tảng trực tuyến ngày càng nhiều. Thực tế xã hội này của cơ sở hạ tầng đã thúc đẩy sự ra đời và phát triển của kiến trúc thượng tầng là các cơ chế giải quyết tranh chấp trực tuyến (Online Dispute Resolution – ODR). Pháp luật Việt Nam còn nhiều những hạn chế trong việc thực hiện giải quyết trực tiếp các tranh chấp thương mại trong và ngoài nước, đặc biệt với những vùng miền xa có điều kiện kinh tế còn hạn hẹp. Vì vậy lựa chọn giải quyết tranh chấp và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp bằng biện pháp trực tuyến là lựa chọn phù hợp. Từ khóa: Tranh chấp, Trực tuyến, Thương mại điện tử, ODR 1/ DẪN NHẬP Cách mạng Công nghệ 4.0 đang làm cho những mô hình kinh doanh, mô hình tổ chức các chuyến du lịch và rất nhiều lĩnh vực thuộc hạ tầng xã hội thay đổi, điều này đòi hỏi kiến trúc thượng tầng là hệ thống pháp luật phải thay đổi theo để thích ứng. Công việc hàng ngày chúng ta gắn với máy tính, với điện thoại kết nối mạng, từ đây rất nhiều giao dịch, thỏa thuận mua bán, hay kí kết hợp đồng được thực hiện trực tuyến. Khi dịch bệnh Covid 19 đang hoành hành và chưa có triển vọng hạn chế trong ngắn hạn thì các giao dịch trực tuyến càng nhiều. Điều này kéo theo tranh chấp phát sinh ngày càng tăng, việc giải quyết các tranh chấp này bằng biện pháp trực tuyến ngày càng bức thiết. Các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 đồng thời chi phí đi lại và chi phí thời gian giải quyết tranh chấp có thể gây ra những khó khăn, cản trở trong quá trình giải quyết. Điều 1 Các tác giả là học viên khóa Cao học Luật Kinh tế LA1.30 408 này tạo sức ép thúc đẩy việc giải quyết tranh chấp trực tuyến, cũng như hình thành một hệ thống giải quyết ngày càng bức thiết. Mô hình giải quyết tranh chấp trực tuyến (ODR) phổ biến trên thế giới thường được thiết kế theo mô hình DNMEA, viết tắt của các từ Diagnosis (chẩn đoán), Negotiation (thương lượng), Mediation (hòa giải), Evaluation (đánh giá), and Appeal (Phúc thẩm). Trong đó, hai bước đầu tiên (chẩn đoán và thương lượng) thường được thực hiện thông qua phần mềm máy tính, các bước còn lại được con người thực hiện. Tuy mới thực hiện các bước đầu tiên nhưng đã cải thiện đáng kể tốc độ và giảm chi phí trong các tranh chấp điều này kỳ vọng ODR càng ngày càng được phổ biến để giải quyết nhanh chóng, hiệu quả, linh hoạt và chi phí thấp hơn so với các biện pháp giải quyết tranh chấp truyền thống. Đối với thương mại quốc tế ODR khắc phục những vấn đề phát sinh do giới hạn của biên giới quốc gia, giúp nhiều bên yếu thế trong xã hội được tiếp cận công lý và thực thi công lý. Điều này làm cho ngày càng nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm và bước đầu công nhận mô hình và kết quả giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp này. Điển hình như: Úc, Trung Quốc… Tuy vậy, thực tế áp dụng ODR tại Việt Nam còn một số khó khăn nhất định. Khó khăn bắt đầu ngay từ luật áp dụng, lựa chọn khung pháp lý, mô hình giải quyết, hay hướng dẫn chi tiết. Chưa có điều khoản nào tại Bộ luật dân sự, Bộ Luật Hình sự, Bộ Luật Tố tụng dân sự, Bộ Luật Tố tụng Hình quy định hoàn chỉnh về hình thức giải quyết này. Bài viết cố gắng tìm hiểu thực tế, cũng như lý thuyết để trả lời các câu hỏi như sau: 1)Lịch sử ODR thế nào? 2) Ưu và nhược điểm của ODR là gì? 3) ODR có khả năng áp dụng tại Việt Nam hay không? 4) Kiến nghị gì để áp dụng cơ chế ODR tại Việt Nam? Để trả lời những câu hỏi nêu trên, cấu trúc bài viết được chia thành các phần: Phần thứ nhất giới thiệu tổng quan, phần thứ hai từ mục 2 đến mục 3 trả lời cho câu hỏi số một về lịch sử hình thành ODR và câu hỏi số hai về ODR có những ưu điểm nổi bật gì so với tranh chấp truyền thống. Phương pháp nghiên cứu luật viết được sử dụng để đưa ra các khái niệm và đặc điểm về tranh chấp thương mại, khái niệm và đặc điểm về tranh chấp thương mại trực tuyến. 409 Phương pháp nghiên cứu lịch sử được sử dụng để tìm hiểu và tóm tắt lịch sử hình thành tranh chấp thương mại trực tuyến ODR. Phương pháp nghiên cứu tình huống được sử dụng để tìm hiểu và phân tích một vài tình huống thực tiễn để làm rõ các câu trả lời, tìm hiểu bài học và đưa ra các kiến nghị. Phần thứ ba, từ mục 5 đến cuối bài nghiên cứu trả lời cho các câu hỏi số ba về khả năng áp dụng ODR tại Việt Nam và câu hỏi số bốn về các giải pháp kiến nghị đối với mô hình ODR tại Việt Nam. Phương pháp phân tích được sử dụng để phân tích các tình huống thực tiễn từ đó đề xuất khả năng áp dụng ODR tại Việt Nam cũng như các kiến nghị hoàn thiện. 2/ Khái niệm và đặc điểm của tranh chấp thương mại 2.1 Khái niệm về tranh chấp thương mại: Luật Thương mại năm 2005 (LTM 2005) chưa có định nghĩa về tranh chấp thương mại mà chỉ có định nghĩa về tranh chấp thương mại thông qua các khái niệm về thương nhân, và khái niệm về hoạt động thương mại. Khái niệm của hoạt động thương mại được LTM 2005 lại quy định về các hoạt động thương mại trong các giao dịch kinh doanh bao gồm giao dịch trong nước và giao dịch quốc tế. Về khái niệm của hoạt động thương mại: Khái niệm này được quy định tại khoản 1 điều 3 LTM 2005 như sau: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”. Như vậy các hoạt động thương mại thực hiện nhằm mục đích sinh lợi thông qua hoạt động “Mua bán hàng hoá” được quy định tại khoản 8 điều 3 LTM 2005, hoặc là hoạt động trao đổi ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luật Thương mại Việt Nam Giải quyết tranh chấp thương mại trực tuyến Tranh chấp kinh doanh Tranh chấp thương mại Thương mại điện tửGợi ý tài liệu liên quan:
-
6 trang 818 0 0
-
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi sử dụng ví điện tử Momo
6 trang 554 10 0 -
Bài giảng Quản trị tác nghiệp thương mại điện tử - PGS.TS Nguyễn Văn Minh
249 trang 520 9 0 -
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi mua sắm tại cửa hàng GS25 tại Ung Văn Khiêm Campus
6 trang 490 9 0 -
6 trang 463 7 0
-
Giáo trình Thương mại điện tử: Phần 1 - TS. Ao Thu Hoài
102 trang 393 7 0 -
7 trang 352 2 0
-
Giáo trình Thương mại điện tử căn bản: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Văn Minh (Chủ biên)
188 trang 351 4 0 -
5 trang 333 0 0
-
Giáo trình Thương mại điện tử căn bản: Phần 1 - TS. Trần Văn Hòe
181 trang 319 6 0