Giáo trình Các quá trình và thiết bị truyền nhiệt: Phần 2
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Các quá trình và thiết bị truyền nhiệt: Phần 2 BÀI 8 CÔ ĐẶC Mã bài: QTTB 8Giới thiệu Cô đặc được ứng dụng trong sản xuất sản suất hóa học và thực phẩm,như các quá trình cô đặc NaOH cô đặc nước trái cây..v v.Mục tiêu thực hiện Học xong bài này học viên có khả năng: - Mô tả bản chất của quá trình cô đặc. - Mô tả hệ thống cô đặc. - Tính toán cân bằng vật liệu, nhiệt lượng trong các thiết bị cô đặc. - Vân hành các thiết bị cô đặc.Nội dung chính Bản chất của quá trình cô đặc và các phương pháp cô đặc. Cô đặc một nồi và tính toán cân bằng vật liệu, nhiệt lượng trong cô đặcmột nồi. Hệ thống cô đặc nhiều nồi và tính toán cân bằng vật liệu, nhiệt lượngtrong cô đặc nhiều nồi. Cấu tạo các thiết bị cô đặc.8.1.Khái niệm chung Trong công nghiệp hoá chất và thực phẩm thường làm đậm đặc dungdịch nhờ đun sôi gọi là quá trình cô đặc.8.1.1. Định nghĩa Cô đặc là quá trình làm tăng nồng độ của dung dịch bằng cách tách mộtphần dung môi ở nhiệt độ sôi, dung môi tách ra khỏi dung dịch bay lên gọi làhơi thứ.8.1.2. Ứng dụng của quá trình bay hơi(cô đặc) - Làm tăng nồng độ của chất hoà tan trong dung dịch; - Tách chất rắn hòa tan ở dạng rắn (kết tinh); - Tách dung môi ở dạng nguyên chất (nước cất);8.1.3. Các phương pháp cô đặc Quá trình cô đặc có thể tiến hành trong thiết bị cô đặc một nồi hoặc nhiềunồi làm việc gián đoạn liên tục. Khi cô đặc gián đoạn dung dịch cho vào thiếtbị một lần rồi cô đặc đến nồng độ yêu cầu, hoặc cho vào liên tục giữ nguyên 105mức chất lỏng không đổi trong quá trình và khi nồng độ dung dịch đạt yêu cầusẽ lấy ra hết rồi tiếp tục cho dung dịch mới vào để cô đặc tiếp. Khi cô đặc liên tục trong thiết bị cô đặc nhiều nồi thì dung dịch được đưavào liên tục và hơi đốt cho vào liên tục, sản phẩm cũng được lấy ra liên tục.Trong quá trình cô đặc có thể tiến hành ở áp suất khác nhau tuỳ theo yêu cầukỹ thuật. - Cô đặc ở áp suất thường thì thiết bị để hở - Cô đặc ở áp suất chân không thì nhiệt độ sôi dung dịch giảm do đó chi phí hơi đốt giảm và hiệu số nhiệt độ giữa hơi đốt và dung dịch giảm do đó diện tích bề mặt truyền nhiệt giảm, cô đặc chân không cho phép cô đặc dung dịch có nhiệt độ sôi cao ở áp suất thường có thể sinh ra phản ứng phụ không mong muốn (oxy hoá, đường hoá, nhựa hoá). Cô đặc ở áp suất cao chỉ xảy ra trong các nồi cô đặc đặt trước đối hệthống cô đặc nhiều nồi.8.2. Cô đặc một nồi8.2.1.Cô đặc một nồi làm việc gián đoạn Trong thực tế cô đặc một nồi thường ứng dụng khi năng suất nhỏ vànhiệt năng không có giá trị kinh tế. Cô đặc một nồi thường làm việc theo baphương pháp sau: - Dung dịch cho vào một lần rồi cho bốc hơi, mức dung dịch trong thiết bị giảm dần cho đến khi nồng độ đạt yêu cầu; - Dung dịch cho vào ở mức nhất định, cho bốc hơi đồng thời bổ xung dung dịch mới liên tục vào để giữ mức chất lỏng không đổi cho đến khi nồng độ đạt yêu cầu, sau đó tháo dung dịch ra làm sản phẩm và thực hiện một mẻ mới.8.2.2. Cô đặc một nồi liên tục Dung dịch cho vào ở mức nhất định, cho bốc hơi đồng thời bổ xung dungdịch mới liên tục vào để giữ mức chất lỏng không đổi cho đến khi nồng độ đạtyêu cầu, sau đó tháo liên tục một phần dung dịch ra làm sản phẩm, đồng thờiluôn bổ xung một lượng dung dịch mới vào thiết bị. Sơ đồ hệ thống cô đặc nhiều nồi liên tục trên hình (8-1). Dung dịch đầutừ thùng chứa 7 được bơm đưa lên thùng cao vị 8, sau đó chảy qua lưu lượngkế 3 vào thiết bị đun nóng 2, ở đây dung dịch được đun nóng đến nhiệt độ sôirồi đi vào thiết bị cô đặc 1 thực hiện quá trình bốc hơi. Hơi thứ và khí khôngngưng đi lên phía trên đỉnh thiết bị cô đặc vào thiết bị ngưng tụ 5 từ dưới lên. 106 Trong thiết bị ngưng tụ nước lạnh chảy từ trên xuống tiếp xúc với hơithứ và hơi thứ sẽ được ngưng tụ lại thành lỏng cùng với nước lạnh chảy quaống bazômét ra ngoài. Dung dịch sau khi cô đặc được bơm 4 vận chuyển ra từ đáy thiết bị đivào thùng chứa 6.8.2.3. Tính toàn thiết bị cô đặc một nồia. Cân bằng vật liệuGọi: Gđ,Gc –lượng dung dịch lúc đầu và lúc cuối (kg/s); W - lượng hơi thứ tách ra (kg/s); xđ,xc – nồng độ đầu và cuối, % khối lượng; Trong quá trình bốc hơi coi chất hoà tan không bị mất mát theo hơi thứ,khi đó phương trình cần bằng vật liệu trong thiết bị cô đặc (cho cả quá trìnhliên tục và gián đoạn) như sau: Gđ = Gc +W (8-1)Đối với chất hoà tan: 107 Gđ xđ = Gc xc (8-2)Từ hai phương trình trên ta rút ra: xd W =Gđ ( 1 - ) (8-3) xc ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Quá trình truyền nhiệt Thiết bị truyền nhiệt Thiết bị hóa chất Thiết bị đun nóng Thiết bị hóa dầu Công nghiệp hóa dầuTài liệu cùng danh mục:
-
Tìm hiểu các kỹ thuật bảo quản nông sản: Phần 2
129 trang 330 0 0 -
6 trang 292 0 0
-
6 trang 250 0 0
-
Giáo trình Kiểm định và truy xuất nguồn gốc thực phẩm: Phần 1
155 trang 217 0 0 -
Giáo trình Công nghệ lạnh thủy sản: Phần 1 - GS.TSKH. Trần Đức Ba (chủ biên)
270 trang 214 2 0 -
Nghiên cứu quy trình sản xuất kẹo dẻo thanh long nhân dâu tây quy mô phòng thí nghiệm
8 trang 213 0 0 -
Bài giảng Đánh giá cảm quan thực phẩm: Phép thử A - Not A (A - Không A) - Lê Thùy Linh
9 trang 194 0 0 -
Nghiên cứu quy trình chế biến ớt lên men và ứng dụng trong việc sản xuất gia vị lên men
7 trang 192 2 0 -
12 trang 176 0 0
-
Tìm hiểu các kỹ thuật bảo quản nông sản: Phần 1
121 trang 152 0 0
Tài liệu mới:
-
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trước mổ ở người bệnh ung thư đại trực tràng
9 trang 21 0 0 -
94 trang 19 0 0
-
Tham vấn Thanh thiếu niên - ĐH Mở Bán công TP Hồ Chí Minh
276 trang 20 0 0 -
Kết hợp luân phiên sóng T và biến thiên nhịp tim trong tiên lượng bệnh nhân suy tim
10 trang 19 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Thanh Khê
14 trang 21 0 0 -
Đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
8 trang 20 0 0 -
Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đoạn chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường có loét chân
11 trang 20 0 0 -
39 trang 19 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Quang Trung, Hội An
6 trang 19 1 0 -
Tôm ram lá chanh vừa nhanh vừa dễRất dễ làm, nhanh gọn mà lại ngon. Nhà mình
7 trang 19 0 0