Danh mục

giáo trình Công nghệ chất dẻo phần 1

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 661.89 KB      Lượt xem: 33      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Công nghệ chất dẻo (Kunststofftechnologie) phần 1 Dẫn nhập: Chất dẻo là những hợp chất hữu cơ cao phân tử đến từ thiên nhiên hay được tổng hợp từ các phòng thí nghiệm, chúng là một loại vật liệu có nhiều tên gọi khác nhau như Plastic, chất dẻo hay nhựa tổng hợp, đôi khi người ta đơn giản hoá cụm từ nói trên với tên gọi là nhựa, cả hai từ chất dẻo và nhựa đều được dùng để nói đến loại vật liệu này....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
giáo trình Công nghệ chất dẻo phần 1 1 Công nghệ chất dẻo (Kunststofftechnologie) phần 1 Dẫn nhập: Chất dẻo là những hợp chất hữu cơ cao phân tử đến từ thiên nhiên hay được tổng hợp từ các phòng thí nghiệm, chúng là một loại vật liệu có nhiều tên gọi khác nhau như Plastic, chất dẻo hay nhựa tổng hợp, đôi khi người ta đơn giản hoá cụm từ nói trên với tên gọi là nhự a, cả hai từ chất dẻo và nhự a đều được dùng để nói đến loại vật liệu này. Công nghệ chất dẻo là phạm trù tổng quát bao gồm nhiều ngành học khác nhau nhằ m mục đích tìm hiểu, nghiên cứu, chuẩn định các thuộc tính cơ hoá lý, các phương pháp chế biến cùng với các lĩnh vực ứng dụng của các loại chất dẻo.Trong phạ m vi giới hạ n người viết cũng mong mang đến cho bạn đọc một vài thông tin, giới thiệu về phạ m trù công nghệ chất dẻo nói trên theo thứ tự các chủ đề sau đây: Vật lý chất dẻo, hóa học chất dẻo và chế biến chất dẻo. Trước khi đi vào chủ đề vật lý chất dẻo chúng ta nên khởi đầu với những khái niệm cơ bản về trạng thái ứng kháng của vật liệu nói chung. 1. Khái niệm cơ bản về những trạng thái ứng kháng của vật liệu Vật liệu thông thường khi bị tác động bởi các hiện tượng cơ-, hóa- và vật lý học sẽ phát sinh ứng kháng được gọi là cơ-, hoá- và lý ứng theo khái niệm tổng quát như sau Thí dụ: Thí dụ: Thí dụ: Độ bền Chịu rỉ mòn Tỉ trọng Sự chế biến Điểm nóng chảy Độ cứng ( rắn ) Khả năng dẫn nhiệt, dẫn điện 1.1 Độ bền của vật liệu Độ bền là khả năng chịu đựng của vật liệu khi bị tác động từ bên ngoài để làm tách rời hay biến đổi hình thể ban đầu của nó. Độ bền của vật liệu lệ thuộc vào lực tác động bên ngoài và các lực liên quan giữa các phân tử bên trong mà các lực này là biểu tượng của sự liên kết giữ cho vật thể bền vững. Các thí nghiệm cổ điển để đo độ bền của vật liệu cắt xoắn kéo nén nén cong Cột trụ - Cầu - Trục truyền lực - Dây - Con tán - Nối kết Bức tường - Con ốc, vít - Lò xo xoắn - Lò xo thanh 1.2 Thí nghiệm kéo Người ta dùng thí nghiệm kéo để xác định độ chịu đựng của vật liệu khi bị kéo dãn ra và đồng thời khảo sát được lực kéo tác động làm biến dạng hình thể của vật liệu. Qua đó vật thí nghiệm và việc thực hiện thí nghiệm được tiêu chuẩn hóa và hệ thống hoá. PDF wurde mit pdfFactory-Prüfversion erstellt. www.context-gmbh.de 2 Với tác động của lực kéo, thanh nhỏ (vật thí nghiệ m) sẽ bị dãn ra cho đến khi hoàn toàn bị đứt làm đôi. Lực tác động và chiều dài dãn sẽ được đo và được ghi trên biểu đồ. Lực tác động trực tiếp thẳng góc với mặt cắt (mặt tiếp giáp) của vật thí nghiệm tạo ra hiệu ứng kéo. 1.2.1 Biểu đồ hiệu ứng kéo P: Ranh giới tỉ lệ thuận: Cho đến đây thì vật liệu vẫn còn giữ được tính đàn hồ i (dãn ra và co về dạng ban đầu). S: Ranh giới dãn : Vật liệu bị kéo dãn, mất tính đàn hồ i B: Ranh giới đứt : Nơi đây lực kéo lên đến điểm cao nhất , hiệu ứng kéo đạt kết quả Z : Ranh giới xé đứt: Nơi đây thanh mẩu bị đứt ra 1.2.2 Công thức tổng quát để tính hiệu ứng kéo 1.2.3 Thí dụ phép tính độ bền Một dây điện đồng có đường kính d = 2,5 mm và hiệu ứng lớn nhất tác động lên diện tích mặt cắt là smax = 600N / mm2. Dây đồng sẽ chịu đựng một lực kéo lớn nhất bao nhiêu với độ an toàn S=3. Lời giải: Điều kiện cho trước * Đường kính của dây đồng : d = 2,5 mm * Hiệu ứng cao nhất của dây đồng : smax = 600N / mm2 * Diện tích mặt cắt ngan ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: