Giáo trình Ứng dụng Công nghệ thông tin – Truyền thông và thương mại điện tử trong doanh nghiệp: Phần 2
Số trang: 102
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.39 MB
Lượt xem: 26
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Giáo trình Ứng dụng Công nghệ thông tin – Truyền thông và thương mại điện tử trong doanh nghiệp: Phần 2 nối tiếp phần 1 với các nội dung quy trình triển khai dự án Công nghệ thông tin và thương mại điện tử trong doanh nghiệp; ứng dụng một số phần mềm tự do mã nguồn mở trong kinh doanh; thương hiệu trực tuyến và tiếp thị điện tử.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Ứng dụng Công nghệ thông tin – Truyền thông và thương mại điện tử trong doanh nghiệp: Phần 2 CHƯƠNG 5. QUY TRÌNH TRIỂN KHAI DỰ ÁN CNTT & TMDDT TRONG DN 5.1. Quy trình xây dựng các phần mềm ứng dụng trong DN Để triển khai dự án thương mại điện tử, doanh nghiệp có rất nhiều cách thức lựa chọn phần mềm. Một doanh nghiệp có thể tự xây dựng phần mềm ứng dụng cho riêng doanh nghiệp hoặc có thể mua sắm hoặc sử dụng các phần mềm mã nguồn mở. Nếu doanh nghiệp chọn hình thức tự xây dựng các phần mềm mã nguồn mở thì doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong số các phương pháp sau: 5.1.1. Phương pháp SDLC (System Development life Cycle) Phương pháp SDLC còn có tên là phương pháp thác nước (Waterfall) - triển khai dự án hệ thống thông tin theo từng bước. Lập kế hoạch • Lập kế hoạch • Mô tả hệ thống Phát triển hệ thống Vận hành hệ thống • Thiết kế hệ thống • Cài đặt hệ thống • Xây dựng hệ thống • Vận hành hệ thống • Kiểm định hệ thống • Bảo trì hệ thống Nguồn: Trang 376, Information Technology, Sixth Edition, Pearson International Edition a. Các bước triển khai Để thực hiện phương pháp này doanh nghiệp cần thực hiện lần lượt 9 bước bởi từng bước có mối liên hệ mật thiết với nhau, bước trước làm tiền đề cho bước sau. Các bước triển khai dự án hệ thống thông tin theo phương pháp SDLC Nguồn: Trang 376, Managing Information Technology, Sixth Edition, Pearson International Edition b. Đánh giá phương pháp SDLC • Ưu điểm: - Quy trình triển khai có cấu trúc hết sức chặt chẽ từ mô tả yêu cầu đối với hệ thống, thiết kế, phát triển, kiểm định hệ thống và cuối cùng là vận hành hệ thống. Hệ thống các bước triển khai rất rõ ràng, cụ thể với việc phân công nhiệm vụ rất rõ ràng cho các chuyên gia công nghệ thông tin và người sử dụng; đề ra cụ thể các mốc hoàn thành các nhiệm vụ, các nguyên tắc cần tuân thủ, các yêu cầu chi tiết về kết quả sẽ đạt được. Do đó, đội dự án có thể xây dựng được một hệ thống thông tin hoàn chỉnh đúng thời gian với chi phí không vượt quá ngân sách được cấp. - Người sử dụng tham gia tích cực vào quá trình thiết kế và xây dựng hệ thống do đó họ sẽ chủ động và dễ dàng sử dụng hệ thống mới; • Nhược điểm - Thời gian để triển khai dự án rất dài và chi phí cho dự án lớn. Do vậy có thể xảy ra tình trạng các yêu cầu đưa ra đối với hệ thống ở bước mô tả, thiết kế hệ thống không còn phù hợp với môi trường của doanh nghiệp vốn luôn thay đổi rất nhanh chóng, trong khi các bước phát triển hệ thống luôn phải thực hiện đúng các yêu cầu đã được đặt ra ở bước trước. Nếu muốn điều chỉnh các yêu cầu thì phải quay lại các bước ban đầu để sửa đổi nên rất mất thời gian đồng nghĩa với tốn kém thêm nhiều chi phí và tiến độ dự án sẽ bị chậm lại. - Tính phụ thuộc giữa các bước thực hiện dự án rất cao nên nếu ở bước trước có sự thiếu chính xác thì sẽ dẫn đến sai sót ở các bước sau và để sửa đổi thì phải làm lại từ đầu. Ngoài ra, do áp lực phải thực hiện đúng tiến độ đã đặt ra ở bước trước nên có thể dẫn đến tình trạng đẩy nhanh tốc độ bằng cách làm cẩu thả; hậu quả là chất lượng của hệ thống sẽ không được đảm bảo. 5.1.2. Phương pháp thử nghiệm (Prototyping Methodology) Phương pháp xây dựng hệ thống thử nghiệm là quá trình xây dựng một hệ thống thử nghiệm một cách nhanh chóng nhằm mô tả và đánh giá hệ thống để những người sử dụng có thể nhanh chóng xác định các yêu cầu cần thêm và chỉnh sửa qua quá trình sử dụng hệ thống thử nghiệm đó. Nếu như phương pháp SDLC rất phù hợp khi cần xây dựng một hệ thống lớn và phức tạp thì phương pháp thử nghiệm này lại là giải pháp khi khó mô tả rõ ràng, cụ thể chức năng của hệ thống hay cần ngay một hệ thống để dùng thử nhằm thích nghi với sự thay đổi của môi trường. a. Các bước triển khai dự án hệ thống thông tin theo phương pháp thử nghiệm Các bước triển khai Nguồn: Trang 388, Managing Information Technology, Sixth Edition, Pearson International Edition b. Đánh giá phương pháp thử nghiệm • Ưu điểm - Người sử dụng chủ động tham gia trong quá trình thiết kế và phát triển hệ thống - Thời gian phát triển hệ thống ngắn do mức độ về các yêu cầu và giải pháp phát triển hệ thống thấp. - Khắc phục được các vấn đề nảy sinh đối với phương pháp SDLC. Phương pháp này khuyến khích được sự tham gia tích cực của người sử dụng vào quá trình phát triển hệ thống; nhờ vậy mà loại bỏ được những sai 106 sót thiết kế và lãng phí thường xảy ra khi các yêu cầu chưa được xác định một cách chính xác ngay tại thời điểm ban đầu. • Nhược điểm - Người sử dụng có thể trở nên gắn bó với hệ thống thử nghiệm và không có mong muốn sử dụng hệ thống hoàn tất vì vậy có thể gây ra những bất cập trong quá trình vận hành hệ thống mới - Đòi hỏi các chuyên gia công nghệ thông tin cần phải có các kỹ năng đặc biệt. Nếu chuyên gia không có kinh nghiệm làm việc với người sử dụng thì rất khó phát triển hệ thống. - Khả năng hoàn thành thấp, phụ thuộc nhiều vào người sử dụng. - Khó áp dụng cho các hệ thống cần tính toán nhiều và có nhiều thủ tục phức tạp. - Khó xác định cách thức xây dựng một hệ thống lớn hoặc các phần của hệ thống. Khó kiểm soát trong quá trình phát triển. 5.1.3. Phương pháp phát triển ứng dụng nhanh (Rapid Application Development) Đây là phương pháp kết hợp giữa phương pháp SDLC và phương pháp thử nghiệm. Mục đích của phương phát này là xây dựng được hệ thống thông tin chỉ trong vòng không đến một năm. Phương pháp phát triển ứng dụng nhanh thường có đặc điểm giống phương pháp thử nghiệm nhiều hơn, đó là tạo ra một hệ thống riêng biệt, do đó sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các hệ thống không cần được xem xét. a ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Ứng dụng Công nghệ thông tin – Truyền thông và thương mại điện tử trong doanh nghiệp: Phần 2 CHƯƠNG 5. QUY TRÌNH TRIỂN KHAI DỰ ÁN CNTT & TMDDT TRONG DN 5.1. Quy trình xây dựng các phần mềm ứng dụng trong DN Để triển khai dự án thương mại điện tử, doanh nghiệp có rất nhiều cách thức lựa chọn phần mềm. Một doanh nghiệp có thể tự xây dựng phần mềm ứng dụng cho riêng doanh nghiệp hoặc có thể mua sắm hoặc sử dụng các phần mềm mã nguồn mở. Nếu doanh nghiệp chọn hình thức tự xây dựng các phần mềm mã nguồn mở thì doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong số các phương pháp sau: 5.1.1. Phương pháp SDLC (System Development life Cycle) Phương pháp SDLC còn có tên là phương pháp thác nước (Waterfall) - triển khai dự án hệ thống thông tin theo từng bước. Lập kế hoạch • Lập kế hoạch • Mô tả hệ thống Phát triển hệ thống Vận hành hệ thống • Thiết kế hệ thống • Cài đặt hệ thống • Xây dựng hệ thống • Vận hành hệ thống • Kiểm định hệ thống • Bảo trì hệ thống Nguồn: Trang 376, Information Technology, Sixth Edition, Pearson International Edition a. Các bước triển khai Để thực hiện phương pháp này doanh nghiệp cần thực hiện lần lượt 9 bước bởi từng bước có mối liên hệ mật thiết với nhau, bước trước làm tiền đề cho bước sau. Các bước triển khai dự án hệ thống thông tin theo phương pháp SDLC Nguồn: Trang 376, Managing Information Technology, Sixth Edition, Pearson International Edition b. Đánh giá phương pháp SDLC • Ưu điểm: - Quy trình triển khai có cấu trúc hết sức chặt chẽ từ mô tả yêu cầu đối với hệ thống, thiết kế, phát triển, kiểm định hệ thống và cuối cùng là vận hành hệ thống. Hệ thống các bước triển khai rất rõ ràng, cụ thể với việc phân công nhiệm vụ rất rõ ràng cho các chuyên gia công nghệ thông tin và người sử dụng; đề ra cụ thể các mốc hoàn thành các nhiệm vụ, các nguyên tắc cần tuân thủ, các yêu cầu chi tiết về kết quả sẽ đạt được. Do đó, đội dự án có thể xây dựng được một hệ thống thông tin hoàn chỉnh đúng thời gian với chi phí không vượt quá ngân sách được cấp. - Người sử dụng tham gia tích cực vào quá trình thiết kế và xây dựng hệ thống do đó họ sẽ chủ động và dễ dàng sử dụng hệ thống mới; • Nhược điểm - Thời gian để triển khai dự án rất dài và chi phí cho dự án lớn. Do vậy có thể xảy ra tình trạng các yêu cầu đưa ra đối với hệ thống ở bước mô tả, thiết kế hệ thống không còn phù hợp với môi trường của doanh nghiệp vốn luôn thay đổi rất nhanh chóng, trong khi các bước phát triển hệ thống luôn phải thực hiện đúng các yêu cầu đã được đặt ra ở bước trước. Nếu muốn điều chỉnh các yêu cầu thì phải quay lại các bước ban đầu để sửa đổi nên rất mất thời gian đồng nghĩa với tốn kém thêm nhiều chi phí và tiến độ dự án sẽ bị chậm lại. - Tính phụ thuộc giữa các bước thực hiện dự án rất cao nên nếu ở bước trước có sự thiếu chính xác thì sẽ dẫn đến sai sót ở các bước sau và để sửa đổi thì phải làm lại từ đầu. Ngoài ra, do áp lực phải thực hiện đúng tiến độ đã đặt ra ở bước trước nên có thể dẫn đến tình trạng đẩy nhanh tốc độ bằng cách làm cẩu thả; hậu quả là chất lượng của hệ thống sẽ không được đảm bảo. 5.1.2. Phương pháp thử nghiệm (Prototyping Methodology) Phương pháp xây dựng hệ thống thử nghiệm là quá trình xây dựng một hệ thống thử nghiệm một cách nhanh chóng nhằm mô tả và đánh giá hệ thống để những người sử dụng có thể nhanh chóng xác định các yêu cầu cần thêm và chỉnh sửa qua quá trình sử dụng hệ thống thử nghiệm đó. Nếu như phương pháp SDLC rất phù hợp khi cần xây dựng một hệ thống lớn và phức tạp thì phương pháp thử nghiệm này lại là giải pháp khi khó mô tả rõ ràng, cụ thể chức năng của hệ thống hay cần ngay một hệ thống để dùng thử nhằm thích nghi với sự thay đổi của môi trường. a. Các bước triển khai dự án hệ thống thông tin theo phương pháp thử nghiệm Các bước triển khai Nguồn: Trang 388, Managing Information Technology, Sixth Edition, Pearson International Edition b. Đánh giá phương pháp thử nghiệm • Ưu điểm - Người sử dụng chủ động tham gia trong quá trình thiết kế và phát triển hệ thống - Thời gian phát triển hệ thống ngắn do mức độ về các yêu cầu và giải pháp phát triển hệ thống thấp. - Khắc phục được các vấn đề nảy sinh đối với phương pháp SDLC. Phương pháp này khuyến khích được sự tham gia tích cực của người sử dụng vào quá trình phát triển hệ thống; nhờ vậy mà loại bỏ được những sai 106 sót thiết kế và lãng phí thường xảy ra khi các yêu cầu chưa được xác định một cách chính xác ngay tại thời điểm ban đầu. • Nhược điểm - Người sử dụng có thể trở nên gắn bó với hệ thống thử nghiệm và không có mong muốn sử dụng hệ thống hoàn tất vì vậy có thể gây ra những bất cập trong quá trình vận hành hệ thống mới - Đòi hỏi các chuyên gia công nghệ thông tin cần phải có các kỹ năng đặc biệt. Nếu chuyên gia không có kinh nghiệm làm việc với người sử dụng thì rất khó phát triển hệ thống. - Khả năng hoàn thành thấp, phụ thuộc nhiều vào người sử dụng. - Khó áp dụng cho các hệ thống cần tính toán nhiều và có nhiều thủ tục phức tạp. - Khó xác định cách thức xây dựng một hệ thống lớn hoặc các phần của hệ thống. Khó kiểm soát trong quá trình phát triển. 5.1.3. Phương pháp phát triển ứng dụng nhanh (Rapid Application Development) Đây là phương pháp kết hợp giữa phương pháp SDLC và phương pháp thử nghiệm. Mục đích của phương phát này là xây dựng được hệ thống thông tin chỉ trong vòng không đến một năm. Phương pháp phát triển ứng dụng nhanh thường có đặc điểm giống phương pháp thử nghiệm nhiều hơn, đó là tạo ra một hệ thống riêng biệt, do đó sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các hệ thống không cần được xem xét. a ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo trình Ứng dụng Công nghệ thông tin Công nghệ thông tin – Truyền thông Thương mại điện tử trong doanh nghiệp Thương mại điện tử Tiếp thị điện tử Phần mềm tự do mã nguồn mởGợi ý tài liệu liên quan:
-
6 trang 825 0 0
-
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi sử dụng ví điện tử Momo
6 trang 557 10 0 -
Bài giảng Quản trị tác nghiệp thương mại điện tử - PGS.TS Nguyễn Văn Minh
249 trang 528 9 0 -
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi mua sắm tại cửa hàng GS25 tại Ung Văn Khiêm Campus
6 trang 499 9 0 -
6 trang 472 7 0
-
Giáo trình Thương mại điện tử: Phần 1 - TS. Ao Thu Hoài
102 trang 409 7 0 -
Giáo trình Thương mại điện tử căn bản: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Văn Minh (Chủ biên)
188 trang 363 4 0 -
5 trang 358 1 0
-
7 trang 355 2 0
-
Giáo trình Thương mại điện tử căn bản: Phần 1 - TS. Trần Văn Hòe
181 trang 319 6 0