Hệ thống đại học và các đề án tái cấu trúc hệ thống đại học Trung Quốc 30 năm qua
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 442.01 KB
Lượt xem: 5
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Những điều chỉnh và tái cấu trúc này liên quan trực tiếp đến việc thực hiện các đại đề án nhắm tới xây dựng những đại học hàng đầu thế giới, xứng đáng với tiềm lực kinh tế-văn hóa quốc gia. Bài viết này là một tổng thuật các đại dự án đại học đầy tham vọng đề xuất trong vòng 30 năm qua tại quốc gia này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hệ thống đại học và các đề án tái cấu trúc hệ thống đại học Trung Quốc 30 năm qua6 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI HỆ THỐNG ĐẠI HỌC VÀ CÁC ĐỀ ÁN TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG ĐẠI HỌC TRUNG QUỐC 30 NĂM QUA Lê Thời Tân, Bùi Ngọc Kính Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Từ sau công cuộc Cải cách - mở cửa, hệ thống đại học Trung Quốc có những điều chỉnh và tái cấu trúc lớn. Những điều chỉnh và tái cấu trúc này liên quan trực tiếp đến việc thực hiện các đại đề án nhắm tới xây dựng những đại học hàng đầu thế giới, xứng đáng với tiềm lực kinh tế-văn hóa quốc gia. Bài viết này là một tổng thuật các đại dự án đại học đầy tham vọng đề xuất trong vòng 30 năm qua tại quốc gia này. Từ khóa: Công cuộc Cải cách, mở cửa, hệ thống đại học Trung Quốc, Đại học hàng đầu thế giới Nhận bài ngày 10.3.2020; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 25.3.2020 Liên hệ tác giả: Lê Thời Tân; Email: lttan@daihocthudo.edu.vn1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đại học Trung Quốc trước 1949 (Trung Hoa Dân Quốc) nhìn chung theo mô hình Âu-Mĩ. Từ sau 1949 (Trung Hoa Nhân dân Cộng hòa Quốc) qua vài lần điều chỉnh đã chuyểnsang mô hình Liên Xô. Từ Cải cách-Mở cửa, đặc biệt là từ thập niên 1990, hệ thống đạihọc Trung Quốc có những điều chỉnh và tái cấu trúc lớn. Có thể quan sát thấy các thay đổiấy thông qua việc điểm lược việc thực hiện các đề án lớn của nhà nước Trung Quốc trong30 năm qua.2. NỘI DUNG2.1. Mô tả chung về hệ thống đại học Trung Quốc hiện nay Điều 16 - Chương 2 Luật giáo dục đại học Trung Quốc (《中华⼈⺠共和国高等教育法》) Trung Hoa Nhân dân Cộng hòa quốc Cao đẳng Giáo dục pháp - (Higher EducationLaw of the Peoples Republic of China, 1999) phân rõ “Giáo dục đào tạo sau trung học chiathành Đào tạo chuyên khoa, Đào tạo đại học và Đào tạo Nghiên cứu sinh”[1]. Đào tạo TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 38/2020 7“chuyên khoa” (专科教育 - bằng cao đẳng). Đây là loại hình đào tạo hướng tới giáo dụcngành nghề cụ thể, thường có tính ứng dụng hơn là khoa học cơ bản. Có thể xem loại hìnhnày tương tự như hệ thống trường cao đẳng và trường nghề của Việt Nam. Thời gian đàotạo từ 2 đến 3 năm. Sinh viên tốt nghiệp có quyền thi liên thông lên đại học (Trung Quốcgọi tắt là “专升本”). Đào tạo “bản khoa” (本科教育 - học vị cử nhân Bachelors Degree). Đây chính là bậchọc tương đương với đại học ở nước ta. Giáo dục đại học Trung Quốc cũng quy định ngoàiviệc đào tạo chuyên ngành còn đảm bảo nội dung truyền thụ tri thức khoa học cơ bản (識教育 General Education hay Liberal Education). Cũng như Việt Nam, tại Trung Quốc đàotạo đại học được xem là bậc đào tạo cao hơn cao đẳng. Do đó thi đầu vào cũng khó hơn vàthời gian đào đạo tạo dài hơn: phổ biến 4 năm, một số trường kĩ thuật và ngành y 5 nămhoặc lâu hơn. Sinh viên tốt nghiệp đại học tại Trung Quốc được cấp cùng lúc hai loại giấytờ - Chứng chỉ Tốt nghiệp (chứng nhận đã hoàn thành chương trình đào tạo đại học) vàVăn bằng Cử nhân (học vị, Trung Quốc gọi “cử nhân” tốt nghiệp đại học là “học sĩ”, bằngcao học gọi “thạc sĩ”, tốt nghiệp nghiên cứu sinh gọi “bác sĩ” tức tương đương danh từ HánViệt “tiến sĩ” của ta). Nếu đào tạo cao đẳng ở nước ta hiện nay có thể liên thông lên đại họcthì trong một số ngành đại học ví dụ ngành y ở một số trường đại học tại Trung Quốc cũngcó hình thức “liên thông” như sau: sinh viên học liên tục một khóa kéo dài đến 7-8 năm đểtốt nghiệp chuyên ngành đào tạo, cụ thể cùng một lúc với việc được cấp hai bằng - bằngđại học và bằng cao hơn là thạc sĩ hay tiến sĩ. Ví dụ chuyên ngành y học lâm sàng học 8năm đào tạo tại Đại học Phúc Đán (Thượng Hải 复旦大学 Fudan University, 1905) hayHọc viện Y học Liên hiệp Bắc Kinh (北京协和医学院 Peking Union Medical College)(1917) - thuộc Đại học Thanh Hoa 清華大學; bính âm: Qinghua Daxue, tên giao dịch quốctế: (Tsinghua University) và Đại học Y khoa Sơn Tây (山西医科大学 Shanxi MedicalUniversity). Đào tạo nghiên cứu sinh (研究生教育 Postgraduate education) của TrungQuốc như thông lệ toàn thế giới được xem là bậc trên của đào tạo đại học và phân thànhhai bậc là thạc sĩ và tiến sĩ (tại Trung Quốc học cao học đã gọi là “nghiên cứu sinh”). Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Giáo dục Quốc gia Trung Quốc (国家教育发展研究中心 National Center for Education Development Research) phân chia giáo dục đại học tạiTrung Quốc thành bốn loại hình như sau: 1) Đại học nghiên cứu (研究型大学) đặt lênhàng đầu việc nghiên cứu học thuật, ưu tiên đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ vàđào tạo nhân lực chất lượng cao (nói rõ đây là đại học có sự cân bằng giữa đào tạo sốlượng nghiên cứu sinh và cử nhân, thậm chí số lượng nghiên cứu sinh chiếm tỉ trọng lớnhơn so với cử nhân); 2) Đại học kết hợp nghiên cứu và giảng dạy (教学研究型大学). Loạihình đại học này có đặc điểm c ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hệ thống đại học và các đề án tái cấu trúc hệ thống đại học Trung Quốc 30 năm qua6 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI HỆ THỐNG ĐẠI HỌC VÀ CÁC ĐỀ ÁN TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG ĐẠI HỌC TRUNG QUỐC 30 NĂM QUA Lê Thời Tân, Bùi Ngọc Kính Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Từ sau công cuộc Cải cách - mở cửa, hệ thống đại học Trung Quốc có những điều chỉnh và tái cấu trúc lớn. Những điều chỉnh và tái cấu trúc này liên quan trực tiếp đến việc thực hiện các đại đề án nhắm tới xây dựng những đại học hàng đầu thế giới, xứng đáng với tiềm lực kinh tế-văn hóa quốc gia. Bài viết này là một tổng thuật các đại dự án đại học đầy tham vọng đề xuất trong vòng 30 năm qua tại quốc gia này. Từ khóa: Công cuộc Cải cách, mở cửa, hệ thống đại học Trung Quốc, Đại học hàng đầu thế giới Nhận bài ngày 10.3.2020; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 25.3.2020 Liên hệ tác giả: Lê Thời Tân; Email: lttan@daihocthudo.edu.vn1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đại học Trung Quốc trước 1949 (Trung Hoa Dân Quốc) nhìn chung theo mô hình Âu-Mĩ. Từ sau 1949 (Trung Hoa Nhân dân Cộng hòa Quốc) qua vài lần điều chỉnh đã chuyểnsang mô hình Liên Xô. Từ Cải cách-Mở cửa, đặc biệt là từ thập niên 1990, hệ thống đạihọc Trung Quốc có những điều chỉnh và tái cấu trúc lớn. Có thể quan sát thấy các thay đổiấy thông qua việc điểm lược việc thực hiện các đề án lớn của nhà nước Trung Quốc trong30 năm qua.2. NỘI DUNG2.1. Mô tả chung về hệ thống đại học Trung Quốc hiện nay Điều 16 - Chương 2 Luật giáo dục đại học Trung Quốc (《中华⼈⺠共和国高等教育法》) Trung Hoa Nhân dân Cộng hòa quốc Cao đẳng Giáo dục pháp - (Higher EducationLaw of the Peoples Republic of China, 1999) phân rõ “Giáo dục đào tạo sau trung học chiathành Đào tạo chuyên khoa, Đào tạo đại học và Đào tạo Nghiên cứu sinh”[1]. Đào tạo TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 38/2020 7“chuyên khoa” (专科教育 - bằng cao đẳng). Đây là loại hình đào tạo hướng tới giáo dụcngành nghề cụ thể, thường có tính ứng dụng hơn là khoa học cơ bản. Có thể xem loại hìnhnày tương tự như hệ thống trường cao đẳng và trường nghề của Việt Nam. Thời gian đàotạo từ 2 đến 3 năm. Sinh viên tốt nghiệp có quyền thi liên thông lên đại học (Trung Quốcgọi tắt là “专升本”). Đào tạo “bản khoa” (本科教育 - học vị cử nhân Bachelors Degree). Đây chính là bậchọc tương đương với đại học ở nước ta. Giáo dục đại học Trung Quốc cũng quy định ngoàiviệc đào tạo chuyên ngành còn đảm bảo nội dung truyền thụ tri thức khoa học cơ bản (識教育 General Education hay Liberal Education). Cũng như Việt Nam, tại Trung Quốc đàotạo đại học được xem là bậc đào tạo cao hơn cao đẳng. Do đó thi đầu vào cũng khó hơn vàthời gian đào đạo tạo dài hơn: phổ biến 4 năm, một số trường kĩ thuật và ngành y 5 nămhoặc lâu hơn. Sinh viên tốt nghiệp đại học tại Trung Quốc được cấp cùng lúc hai loại giấytờ - Chứng chỉ Tốt nghiệp (chứng nhận đã hoàn thành chương trình đào tạo đại học) vàVăn bằng Cử nhân (học vị, Trung Quốc gọi “cử nhân” tốt nghiệp đại học là “học sĩ”, bằngcao học gọi “thạc sĩ”, tốt nghiệp nghiên cứu sinh gọi “bác sĩ” tức tương đương danh từ HánViệt “tiến sĩ” của ta). Nếu đào tạo cao đẳng ở nước ta hiện nay có thể liên thông lên đại họcthì trong một số ngành đại học ví dụ ngành y ở một số trường đại học tại Trung Quốc cũngcó hình thức “liên thông” như sau: sinh viên học liên tục một khóa kéo dài đến 7-8 năm đểtốt nghiệp chuyên ngành đào tạo, cụ thể cùng một lúc với việc được cấp hai bằng - bằngđại học và bằng cao hơn là thạc sĩ hay tiến sĩ. Ví dụ chuyên ngành y học lâm sàng học 8năm đào tạo tại Đại học Phúc Đán (Thượng Hải 复旦大学 Fudan University, 1905) hayHọc viện Y học Liên hiệp Bắc Kinh (北京协和医学院 Peking Union Medical College)(1917) - thuộc Đại học Thanh Hoa 清華大學; bính âm: Qinghua Daxue, tên giao dịch quốctế: (Tsinghua University) và Đại học Y khoa Sơn Tây (山西医科大学 Shanxi MedicalUniversity). Đào tạo nghiên cứu sinh (研究生教育 Postgraduate education) của TrungQuốc như thông lệ toàn thế giới được xem là bậc trên của đào tạo đại học và phân thànhhai bậc là thạc sĩ và tiến sĩ (tại Trung Quốc học cao học đã gọi là “nghiên cứu sinh”). Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Giáo dục Quốc gia Trung Quốc (国家教育发展研究中心 National Center for Education Development Research) phân chia giáo dục đại học tạiTrung Quốc thành bốn loại hình như sau: 1) Đại học nghiên cứu (研究型大学) đặt lênhàng đầu việc nghiên cứu học thuật, ưu tiên đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ vàđào tạo nhân lực chất lượng cao (nói rõ đây là đại học có sự cân bằng giữa đào tạo sốlượng nghiên cứu sinh và cử nhân, thậm chí số lượng nghiên cứu sinh chiếm tỉ trọng lớnhơn so với cử nhân); 2) Đại học kết hợp nghiên cứu và giảng dạy (教学研究型大学). Loạihình đại học này có đặc điểm c ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài viết về giáo dục Công cuộc Cải cách Hệ thống đại học Trung Quốc Đại học hàng đầu thế giới Đại học Bắc KinhGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đặc điểm sử dụng từ xưng hô trong tiếng Nhật và so sánh với đơn vị tương đương trong tiếng Việt
5 trang 230 4 0 -
5 trang 210 0 0
-
Thực trạng dạy và học môn tiếng Anh chuyên ngành Kinh tế tại trường Đại học Sài Gòn
5 trang 191 0 0 -
4 trang 63 0 0
-
4 trang 41 0 0
-
4 trang 40 0 0
-
Cơ sở lí luận về năng lực tư duy logic trong nghiên cứu khoa học
6 trang 38 0 0 -
5 trang 37 0 0
-
5 trang 27 0 0
-
5 trang 27 0 0