Danh mục

Hiệp định thương mại tự do EVFTA và tác động đối với các doanh nghiệp Việt Nam

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.12 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung phân tích tình hình kinh tế Việt Nam trước khi hiệp định có hiệu lực, mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp trước hiệp định EVFTA cũng như đánh giá các tác động tích cực và tiêu cực của hiệp định đến doanh nghiệp Việt. Từ đó, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp cho Nhà nước và doanh nghiệp để khai thác những lợi thế của Hiệp định nhằm đẩy mạnh xuất nhập khẩu, phát triển kinh tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiệp định thương mại tự do EVFTA và tác động đối với các doanh nghiệp Việt Nam HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO EVFTA VÀ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TS. Nguyễn Thị Thúy Hồng1 – Nguyễn Thị Trang2 – Võ Lê Huyền Trân3 Tóm tắt: Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức có hiệu lực vào ngày 1/8/2020. Việc phân tích, đánh giá các tác động của hiệp định thương mại tự do EVFTA có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với các doanh nghiệp Việt. Bài viết tập trung phân tích tình hình kinh tế Việt Nam trước khi hiệp định có hiệu lực, mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp trước hiệp định EVFTA cũng như đánh giá các tác động tích cực và tiêu cực của hiệp định đến doanh nghiệp Việt. Từ đó, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp cho Nhà nước và doanh nghiệp để khai thác những lợi thế của Hiệp định nhằm đẩy mạnh xuất nhập khẩu, phát triển kinh tế. Từ khóa: EVFTA, doanh nghiệp. 1. TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO EVFTA Kể từ giai đoạn mở cửa thị trường năm 1986, Việt Nam đã nỗ lực rất nhiều trong việc giữ vững và thực hiện chủ trương chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, lấy hội nhập kinh tế quốc tế làm trọng tâm. Để hiện thực hóa những chủ trương đó, Việt Nam đã thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác song phương với hơn 170 quốc gia trên thế giới cùng với đó là quan hệ thương mại, xuất nhập khẩu hàng hóa (MOFA, 2020). Việt Nam đã khẳng định vị thế của mình, dần trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã và đang ký kết 16 hiệp định thương mại tự do Free Trade Agreement (FTA), trong đó có 13 FTAs đã có hiệu lực và 3 FTAs vẫn đang đàm phán. (VCCI Center, 2020). Khi đi sâu vào những tác động của các hiệp định, có thể nhận thấy khả năng tận dụng ưu đãi từ các FTAs của các doanh nghiệp Việt Nam ngày được cải thiện. Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ các FTA của Việt Nam đạt khoảng 39% vào năm 2018–2019. Con số trên vẫn có phần khiêm tốn bởi phần lớn những doanh nghiệp Việt Nam còn gặp phải thách thức trong việc đáp ứng những quy tắc xuất xứ, đảm bảo yêu cầu về chất lượng và số lượng đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam vẫn còn phụ thuộc vào các ngành phụ trợ từ nước ngoài. Trên phương diện khác, các doanh nghiệp vừa có cơ hội được tiếp xúc, cọ xát vừa thâm nhập những thị trường mới, đóng góp một phần vào chuỗi giá trị hay chuỗi cung ứng toàn cầu. Đặc biệt, trong những năm gần đây, Việt Nam đã thành công ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. So với các FTA thế hệ cũ, FTA thế hệ mới có cam kết sâu rộng và toàn diện hơn, cắt giảm thuế gần như về 0%, bao gồm nhiều lĩnh vực phi truyền thống như lao động, môi trường,... Do đó, các hiệp định FTA thế hệ mới được dự báo sẽ đem lại nhiều ưu đãi tạo cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp Việt Nam song cũng đặt ra nhiều thách thức, buộc doanh nghiệp phải thay đổi, cải tiến đề thích nghi. 1 Khoa Kinh doanh quốc tế – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 2 Khoa Kinh doanh quốc tế – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Email: trangnguyen28122k@gmail.com 3 Khoa Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Email: haohuyen295@gmail.com 199 Trong đó, hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và liên minh châu Âu EVFTA, có hiệu vào ngày 1 tháng 8 năm 2020, được cho là sẽ đem lại nhiều tác động tích cực cho kinh tế Việt Nam. Bởi, EU là đối tác lớn thứ ba của Việt Nam, chỉ sau Mỹ và Trung Quốc. Về phía EU, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 17 trên thế giới và thứ 8 trong khu vực châu Á và lớn thứ hai trong ASEAN. Do đó, hiệp định EVFTA kỳ vọng thúc đẩy xuất nhập khẩu, đặc biệt tạo cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước xuất khẩu sản phẩm sang thị trường đầy tiềm năng như EU; cũng như thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, hiệp định EVFTA là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, tức các hàng hóa từ EU nhập về Việt Nam cũng được ưu đãi thuế về gần 0%, điều đó có nghĩa hàng hóa Việt Nam có nguy cơ sẽ bị thua cuộc trên chính sân nhà. Do đó, Nhà nước cùng các doanh nghiệp phải đưa ra chiến lược rõ ràng để thay đổi và thích nghi, hạn chế những khó khăn và tận dụng tốt những cơ hội mà hiệp định thương mại EVFTA mang lại. Vào tháng 10 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và chủ tịch EU đã ký kết khởi động đàm phán Hiệp định EVFTA. Sau gần 10 năm, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU EVFTA và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA) đã chính thức có hiệu lực vào ngày 1/8/2020. EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Hiệp định gồm 17 Chương, 2 Nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ kèm theo với các nội dung chính là: thương mại hàng hóa (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS), các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT), thương mại dịch vụ (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ, thương mại và Phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, các vấn đề pháp lý – thể chế. * Thương mại hàng hóa Đối với xuất khẩu của Việt Nam, ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Sau 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: