Danh mục

Hiệp ước Bagdad 2

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 127.55 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hiệp ước Bagdad 2Mỹ mặc dầu mớm lời cho Thổ mà lúc này lại do dự vì thấy hiệp ước gây phong trào phản đối ở nhiều quốc gia Ả Rập mà Mỹ muốn giữ cảm tình: Ả Rập Saudi, Ai Cập, Syrie. Nhất là Ai Cập nhao nhao lên đả đảo Iraq đã tách ra đi với Tây phương, làm nứt rạn tình đoàn kết giữa các quốc gia Ả Rập, phá chủ trương thống nhất của Ai Cập. Điểm đó chúng ta sẽ xét sau, hãy tiếp tục kể tiếp công việc vận động của Thổ đã.Có được...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiệp ước Bagdad 2 Hiệp ước Bagdad 2 Mỹ mặc dầu mớm lời cho Thổ mà lúc này lại do dự vì thấy hiệp ước gây phongtrào phản đối ở nhiều quốc gia Ả Rập mà Mỹ muốn giữ cảm tình: Ả Rập Saudi, AiCập, Syrie. Nhất là Ai Cập nhao nhao lên đả đảo Iraq đã tách ra đi với Tây phương,làm nứt rạn tình đoàn kết giữa các quốc gia Ả Rập, phá chủ trương thống nhất củaAi Cập. Điểm đó chúng ta sẽ xét sau, hãy tiếp tục kể tiếp công việc vận động củaThổ đã. Có được hai cái khoen Iraq và Pakistan rồi, cần phải có thêm cái khoen Iran đểnối Iraq với Pakistan. Iran rất quan trọng vì đất rộng (1.645.000 cây số vuông),dân đông (17 triệu), có nhiều mỏ dầu và có 2.300 cây số biên giới chung với Nga.Không nắm được Iran thì hiệp ước Bagdad không có giá trị. Mossadegh quốc hữu hóa dầu lửa Iran mới trải qua một cuộc biến động dữ dội. Cũng chỉ tại dầu lửa. Từ xưa tới nay vua xứ đó sống rất xa xỉ - các ông Hoàng Ba Tư nổi tiếng khắpthế giới về tài liệng tiền - mà dân chúng rất điêu đứng. Nông dân năm nào đượcmùa thì khỏi chết đói, trẻ con bốn năm tuổi[36] đã phải vào làm trong các xưởngdệt để kiếm vài xu giúp cha mẹ. Chúng đi xin ăn đầy đường, quần áo rách rưới,chân tay khẳng khiu, đứa nào cũng mang bệnh. Ở Téhéran cứ ba người thợ thì cómột người thất nghiệp. Mossadegh, một người trong hoàng tộc, rất giàu có, năm 1950 được bầu vàoQuốc hội, rồi làm Thủ tướng thương tình dân chúng điêu linh, tuyên bố: Phảiquốc hữu hóa các mỏ dầu lửa và đuổi người Anh đi! Sở dĩ dân chúng nghèo đóichỉ vì bị các công ty ngoại quốc bóc lột quá tàn nhẫn. Hễ làm chủ được các mỏdầu thì dân sẽ hết khổ. Y như một tiếng bom làm người Anh giật mình. Dân chúng hoan hô ông nhiệt liệt, ai trông thấy cái vẻ lọm khọm của ông già đómỗi khi bước lên diễn đàn cũng cảm động. Ông suy nhược quá đỗi, đi đâu cũngphải có người xóc nách, có khi phải chở trên cáng nữa, và một bác sỹ phải theosau, sợ ông chết bất tử. Vậy mà ông có thể diễn thuyết được năm giờ liền, khingừng thì té xỉu, nước mắt giàn giụa. Nữ khán hộ chạy lại xoa bóp, chích thuốc,một hồi ông mới tỉnh. Thể chất như con mắm mà tinh thần mạnh lạ lùng. Ông chửi Anh là bóc lột tàn nhẫn. Lời đó không ngoa. Trong khi công tyAramco của Mỹ đã tặng Ibn Séoud 50% số lời, rồi các công ty Bahrein Oil,Koweit Oil, Iraq Petroleum ở Iraq cũng theo chính sách chia đôi (fifty-fifty) đó,thì công ty Anglo Iranien ở Iran một mực làm thinh, chỉ chia cho quốc vương Irancó 15% số lời, mà lại còn gian lận trong đó nữa, và chính các nhà thống kê ở Liênhiệp Quốc đã đưa chúng cớ ra rằng Iran từ 1912 đến 1950 chỉ được hưởng nhiềulắm là 10% còn 90% Anh nuốt hết! Iran đòi xét lại hợp đồng, công ty Anglo Iranien làm thinh; Mỹ cảnh cáo Anhđừng giỡn với lửa, Anh chịu tăng lên chút đỉnh từ 15% lên 25%. Mossadegh đikhắp nước hô hào dân chúng và ngày 1.5.1951, luật quốc hữu hóa đầu tiên ởTrung Á và Tây Á ra đời. Tới phút chót, Anh xin nộp 50% số lời, nhưng đã quá trễ. Từ Rhyad tới Koweit, Bagdad, Le Caire mọi người theo dõi từng hành động củaMossadegh, xem ông ta vật nổi thực dân Anh không - Nếu nổi thì có lẽ họ cũngnối gót. Anh, Mỹ quýnh lên. Các kỹ sư và nhân viên Anh ở xưởng lọc dầu Abadanxách va-li, lủi thủi lên phi cơ, lẩm bẩm: Its a shame! (Thật là nhục nhã!) BáoAnh đăng tít lớn: Vụ Dunkerque kinh tế . Nhưng nỗi mừng của Mossadegh và của dân Iran không được lâu. Ông ta lầm lỡ,không hỏi ý kiến các nhà chuyên môn, tưởng người Iran thay thế người Anh được,không ngờ Iran thiếu kỹ thuật gia, xưởng lọc dầu phải ngưng hoạt động, suốt nămkhông sản xuất được một lít dầu. Kinh tế trong nước lâm nguy, bến tàu vắng tanh,dân chúng đói khổ muốn nổi loạn. Ngày nào Mossadegh cũng hô hào hết hơi rồikhóc mùi, té xỉu. Mỹ muốn giúp ông. Ông bướng bỉnh gạt ra. Anh cũng muốnthương thuyết lại, ông cũng gạt nốt. Nga mỉm cười nhảy vào xin giúp, ông chịu nhận. Đảng Cộng sản Iran được thếbành trướng mạnh. Vua Iran chống ông, quốc hội chống ông, nội các chống ông.Ông vẫn khăng khăng giữ ghế Thủ tướng. Nhà vua âm mưu một cuộc đảo chínhđể lật ông; ông dẹp được. Nhà vua phải lưu vong. Nhưng chỉ ba ngày sau, lại cómột cuộc đảo chính nữa, lần này ông bị bắt, nhà vua lại trở về Téhéran. TướngZahedi lên làm Thủ tướng. Biết rằng dân còn quý ông nên nhà vua chỉ bỏ tù ôngba năm chứ không xử tử. Kết quả: chỉ Mỹ là hưởng lợi nhiều nhất. Công ty Anglo Iranien dẹp rồi, công tyBritish Petroleum được thành lập: 40% phần hùn về Mỹ, còn thì chia cho Anh, HàLan, Pháp, và công ty chịu nộp 50% số lợi cho chính quyền Iran. Khi vụ đó đã êm rồi, Thổ mới tiếp xúc với Iran, mời vào hiệp ước Bagdad. Irando dự, Nga đe Iran (mới năm trước, gặp bước nguy, tôi giúp chú, bây giờ chú phảnhả?), không dè càng đe, Iran càng sợ: rốt cuộc Iran phải đứng về phe Thổ và Anh,Mỹ vì Mỹ bây giờ mới ra mặt ký vào hiệp ước (1955). Thổ muốn lôi kéoAfghanistan nữa, Afghanistan do dự rồi từ chối. Như vậy cũng đủ rồi. Vòng đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: